Việc quy định căn cứ, thời hạn, thời hiệu thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện việc khắc phục, sửa chữa những sai sót, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý của quyết định về xử phạt vi phạm hành chính sau khi được ban hành, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong công tác xử phạt vi phạm hành chính, cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm và cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng, các quy định này đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập.
Với bài viết “Bất cập trong áp dụng pháp luật về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới”, xuất bản năm 2024, nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Qua phân tích quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính và một số kiến nghị, đề xuất cụ thể, đã giúp nhận diện được những vấn đề pháp lý và thực tiễn thi hành các quy định này, để thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, nhằm bảo đảm phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đồng thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức khác có liên quan, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thực tiễn.
Chi tiết nội dung bài viết tại file đính kèm: