Thứ bảy 21/06/2025 06:27
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bế mạc phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Kỹ lưỡng, chất lượng và đồng thuận cao

Chiều 18/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp chuyên đề pháp luật sau 4 ngày làm việc trách nhiệm, khẩn trương, hiệu quả, hoàn thành chương trình đề ra. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến kỹ lưỡng vào các nội dung sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và thông qua nhiều nội dung theo thẩm quyền với sự đồng thuận cao.

Thành công của phiên họp chuyên đề pháp luật góp phần quan trọng thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 4 ngày làm việc liên tục với tinh thần khẩn trương, tập trung và trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ các nội dung về chương trình của phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của tháng 8.

Tại phiên họp chuyên đề lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 8 dự án luật và 1 dự án nghị quyết. Trong đó có 5 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và sẽ trình với Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4. Đó là, các dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến đối với 3 dự án luật khác. Bao gồm dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); dự án Luật Phòng thủ dân sự; dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, đối với dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) tuy là trình lần đầu ở Kỳ họp thứ 4 nhưng dự kiến cũng trình với Quốc hội xem xét để biểu quyết ban hành trong một kỳ họp.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về Nội quy kỳ họp (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc bổ sung dự án Nghị quyết này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2022. Ngay trong sáng 18/8, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết này, Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp chuyên đề pháp luật

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét và thông qua theo thẩm quyền: Thứ nhất là Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Thứ hai là Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. Nhấn mạnh đây là hai văn bản rất quan trọng, Chủ tịch Quốc hội cho biết, các cơ quan chủ trì thẩm tra và chủ trì soạn thảo đã phối hợp cơ bản hoàn thành xong dự thảo để có thể sớm ký ban hành.

Đánh giá cao công tác chuẩn bị cho phiên họp lần này, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các nội dung tại phiên họp đều nhận được sự tán thành cao và cơ bản đều nhất trí. Các dự án trình ra đều được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, có chất lượng rất cao và có sự đồng thuận cao. Chủ tịch Quốc hội biểu dương các cơ quan và cho biết có được sự đồng thuận cao trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các nội dung một phần là nhờ Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, các bộ, ngành trong việc chuẩn bị các nội dung trình và đặc biệt Bộ Tư pháp trong công tác thẩm định kỹ lưỡng và tham gia họp đầy đủ, tham gia phát biểu ý kiến với tính xây dựng và trách nhiệm cao, đeo bám đến cùng.

Về phía các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các cơ quan chủ trì thẩm tra các dự án luật, cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có tinh thần làm việc tích cực, khẩn trương, trách nhiệm cao. Nhờ đó công việc hanh thông, thông suốt, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cho ý kiến vào các nội dung, góp phần vào thành công của phiên họp.


Các Ủy viên Ủy ban Thường vu Quốc hội tại phiên họp

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thành công của phiên họp lần này có hai ý nghĩa. Một là bước rất quan trọng để thực hiện thông báo Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XV. Hai là bước rất quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4 sắp tới.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dù chỉ còn 2 phiên họp nữa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV nhưng với tiến độ và chất lượng như hiện nay thì có thể yên tâm về những nội dung của kỳ họp đảm bảo được tiến độ và chất lượng theo yêu cầu đề ra.

Chuẩn bị sớm các nội dung của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và các phiên họp với chất lượng cao nhất

Chủ tịch Quốc hội cho biết, từ nay đến Kỳ họp thứ 4 còn có Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, dự kiến tổ chức vào tháng 9/2022. Chủ tịch Quốc hội nêu yêu cầu để đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất đòi hỏi các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội, cơ quan hữu quan cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, nhưng lắng nghe lẫn nhau với tinh thần cầu thị trong quá trình chuẩn bị này.


Chủ tịch Quốc hội lưu ý các cơ quan chủ động, tích cực để chuẩn bị cho các nhiệm vụ trong thời gian tới

Theo Chủ tịch Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần này dự kiến được tổ chức trong 2 ngày. Trong đó, một phần thời gian để cho ý kiến về những vấn đề chung các đại biểu Quốc hội quan tâm. Thời gian còn lại sẽ có 2 hội trường để cho ý kiến vào một số các dự án luật trên cơ sở phân nhóm nội dung. Từ đó có thể có được nhiều nhất ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm. Do đó Chủ tịch Quốc hội để nghị Tổng Thư ký Quốc hội sớm tổng hợp đề nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan về các dự án luật, nội dung lấy ý kiến để sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp tục rà soát lại nội dung để ban hành ngay thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như các dự thảo nghị quyết, pháp lệnh để sớm ban hành theo quy định.

Liên quan đến phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2022, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 6 dự án luật. Trong đó có nhiều dự án luật khó như Luật Phòng thủ dân sự, Luật Đất đai (sửa đổi) hay Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Do đó, “phải chuẩn bị ngay từ bây giờ và không được để công việc của tháng 9 dồn sang tháng 10”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ./.

Bảo Yến - Phạm Thắng
(Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Đây là nội dung Tọa đàm do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 19/6/2025. PGS.TS. Nguyễn Bá Bình, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và TS. Trần Kim Liễu, Giám đốc Trung tâm Thực hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có các chuyên gia hành nghề luật tại một số cơ quan, tổ chức như: Tòa án nhân dân, văn phòng công chứng, công ty luật, trường đại học…
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 16/6/2025, Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua Nghị quyết số 203/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết gồm 02 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Công tác tuyên giáo và dân vận đã phát huy vai trò tiên phong “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, góp phần củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong toàn Đảng bộ cũng như sự đồng thuận trong Nhân dân.
Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 5/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ nhất để xem xét, cho ý kiến về một số nội dung. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quan trọng trong phát biểu kết luận Phiên họp.
​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 05/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.
​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định 197 của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 03/6/2025, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (dự thảo Nghị định).
Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc tại buổi Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý” ngày 03/6/2025. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đồng chủ trì.
Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên mới

Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên mới

Sáng ngày 31/5/2025, Bộ Tư pháp ra mắt chính thức Cổng Pháp luật quốc gia tại địa chỉ https://phapluat.gov.vn. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số và hoàn thiện thể chế pháp luật quốc gia.
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

Đây là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nhà báo Việt Nam; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Báo Nhân dân; Tạp chí Cộng sản; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 30/5/2025 nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Làm rõ vấn đề phân cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Làm rõ vấn đề phân cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngày 29/5/2025, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và dự thảo Nghị định quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực giáo dục.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm