Thứ năm 12/06/2025 22:52
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Tổ chức thi hành pháp luật

Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 - Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 - Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự năm 2015) thể hiện sự khoan hồng, nhân văn của pháp luật Việt Nam đối với người phạm tội. Tuy nhiên, việc áp dụng các tình tiết này trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự còn những bất cập nhất định. Bài viết nghiên cứu, làm rõ một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư xanh tại Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường toàn cầu, đầu tư xanh trở thành xu thế tất yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy đầu tư xanh thông qua việc ban hành nhiều chính sách, pháp luật ưu đãi. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, hệ thống pháp luật hiện còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật ưu đãi đầu tư xanh tại Việt Nam, đồng thời, chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế còn tồn tại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển đầu tư xanh hiệu quả, đồng bộ, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Giải pháp tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu ở Việt Nam hiện nay

Bài viết phân tích thực trạng quy định pháp luật về tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu ở Việt Nam trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Hiệu quả của Nghị định số 168/2024/NĐ-CP trong việc giảm thiểu tai nạn và nâng cao văn hóa giao thông

Bài viết phân tích, đánh giá hiệu quả của Nghị định số 168/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe trong việc giảm thiểu tai nạn và nâng cao văn hóa giao thông. Trên cơ sở đánh giá một số điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và khó khăn, vướng mắc khi thực hiện, bài viết đưa ra khuyến nghị sửa đổi một số quy định nhằm nâng cao hiệu quả thi hành của Nghị định và cải thiện tình hình giao thông trong thời gian tới.

Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với các lực lượng khác trong khám nghiệm hiện trường vụ án giết người

Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp luật về quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với các lực lượng khác trong khám nghiệm hiện trường vụ án giết người, từ đó, đưa ra một số đánh giá chung và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Bình luận một số quy định của Luật Đất đai năm 2024  về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Bình luận một số quy định của Luật Đất đai năm 2024 về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Luật Đất đai năm 2024 có nhiều nội dung quy định về tái định cư được sửa đổi, bổ sung mới và tiến bộ hơn so với Luật Đất đai năm 2013. Bài viết phân tích, đánh giá và làm rõ những điểm mới nổi bật trong quy định về tái định cư của Luật Đất đai năm 2024, đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định này để phù hợp hơn với tình hình trên thực tế hiện nay.
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến khai thác các tài sản trí tuệ do doanh nghiệp tự tạo ra và sở hữu

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến khai thác các tài sản trí tuệ do doanh nghiệp tự tạo ra và sở hữu

Bài viết nghiên cứu về tài sản trí tuệ do doanh nghiệp tự tạo ra và sở hữu trong quá trình hoạt động. Đồng thời, trên cơ sở quy định của pháp luật, các đặc điểm của tài sản trí tuệ và thực tiễn việc khai thác tài sản trí tuệ hiện nay của doanh nghiệp, bài viết đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình khai thác các tài sản trí tuệ này để vừa bảo vệ, vừa phát huy tối đa giá trị mà tài sản trí tuệ mang lại.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về “giảm hình phạt tù, tăng hình phạt ngoài cộng đồng”, cùng với xu thế của thế giới, số người chấp hành án hình sự tại cộng đồng sẽ ngày càng tăng và đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành án hình sự tại cộng đồng. Bài viết này trao đổi một số vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng trong thời gian tới.

Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân chạy thận - Thực trạng quy định pháp luật và kiến nghị hoàn thiện

Bảo hiểm y tế là một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, đóng vai trò bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ tài chính trong chi phí y tế. Bảo hiểm y tế đặc biệt có ý nghĩa đối với một số đối tượng, một số loại bệnh, trong đó bao gồm bệnh nhân chạy thận. Nghiên cứu về phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân chạy thận, cho thấy, việc thực hiện còn nhiều bất cập, như thiếu minh bạch trong các quy định quyền lợi, khó khăn về cung cấp thuốc, vật tư y tế và chi phí điều trị ngày càng tăng. Để hoàn thiện, nghiên cứu đề xuất cải cách khung pháp lý, mở rộng phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế và đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

Tự chủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Bài viết phân tích một số quy định liên quan đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và người lao động. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng, các cơ hội và thách thức đặt ra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tự chủ tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thời gian tới khi thực hiện tự chủ tài chính.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật

Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động là một trong những quyền của người sử dụng lao động được pháp luật công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành chỉ quy định một cách tổng quát việc thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động nên thực tế, các tranh chấp xoay quanh vấn đề này diễn ra tương đối phổ biến. Thông qua cách tiếp cận về thực tiễn giải quyết tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động, bài viết phân tích, làm rõ việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành, chỉ ra những bất cập và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.

Pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường - Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện

Bài viết phân tích, đánh giá và làm rõ một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường hiện nay; từ đó, đưa ra những kiến nghị, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay

Bài viết khái quát tình hình thực hiện công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm và ngăn chặn vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong thời gian qua; đồng thời, nhận diện những hạn chế, thiếu sót và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

Thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam được biết đến là nơi có nhiều loài động vật đang bị đe dọa, nguy cơ tuyệt chủng cao. Trước tình hình đó, bài viết phân tích, làm rõ thực trạng xâm phạm động vật hoang dã ở Việt Nam, việc hoàn thiện hành lang pháp lý bảo tồn, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm; từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta hiện nay.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam và thực tiễn thi hành

Hiện nay, địa vị pháp lý của quản tài viên tại Việt Nam chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, như thiếu quy định rõ ràng về nghiệp vụ, cơ chế thù lao, quyền và nghĩa vụ cụ thể, cũng như điều kiện hành nghề. Thực tế, quản tài viên chưa được công nhận là một nghề chuyên biệt, dẫn đến khó khăn trong thực hiện công việc và kéo dài thời gian xử lý các vụ việc liên quan đến phá sản, gây thiệt hại cho cả con nợ, chủ nợ và Nhà nước. Trước những bất cập này, việc nghiên cứu, phân tích thực tiễn hoạt động hành nghề của quản tài viên là cần thiết, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Luật Phá sản năm 2014 về địa vị pháp lý của quản tài viên.

Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật trong định tội danh đối với các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông ở Việt Nam

Bài viết phân tích, làm rõ một số vấn đề về định tội danh đối với các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; từ đó, đưa ra một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật trong định tội danh đối với các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông.

Các giải pháp bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong giai đoạn mới

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Bài viết nghiên cứu quy định quyền được trợ giúp pháp lý qua các thời kỳ; thực trạng bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong thời gian qua; định hướng quyền được trợ giúp pháp lý theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; từ đó, đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quyền được trợ giúp pháp lý trong giai đoạn mới.

Phổ biến, giáo dục pháp luật và giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hướng tới cung cấp, trang bị cho đồng bào dân tộc thiểu số những kiến thức, hiểu biết pháp luật; từ đó, hình thành ý thức thượng tôn, tuân thủ pháp luật, góp phần phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bàn về chế định thỏa thuận trọng tài dưới góc nhìn khoa học pháp lý

Bài viết này tập trung phân tích các quy định về các hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại, quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp và thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu theo pháp luật hiện hành ở nước ta, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
    Trước         Sau    

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm