Thứ sáu 13/06/2025 07:08
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Hoàn thiện thể chế gắn với tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ quan trọng

Chiều 14/9, tại Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.

Chuẩn bị kỹ lưỡng các dự thảo

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế gắn với tổ chức thi hành pháp luật được xác định là nhiệm vụ quan trọng, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Về kết quả xây dựng, trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết cho thấy, từ tháng 10/2021 đến nay, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến 24 đề nghị xây dựng và 19 dự án luật, dự thảo nghị quyết.

Trong năm 2022, Chính phủ đã tổ chức 5 phiên họp chuyên đề để xem xét, cho ý kiến đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Quy trình cho ý kiến thông qua các dự án, dự thảo được Chính phủ xem xét chặt chẽ hơn. Các dự án, dự thảo được các bộ chuẩn bị kỹ lưỡng, có dự thảo văn bản quy định chi tiết kèm theo.

Tính từ ngày 01/10/2021 đến ngày 01/8/2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 110 văn bản quy định chi tiết. Cụ thể đến ngày 01/8/2022 như sau: Đối với 70/110 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực trước ngày 01/8/2022, đã ban hành được 59/70 văn bản, còn lại 11/70 văn bản nợ, chưa ban hành; đối với 40/110 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực sau ngày 01/8/2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo các bộ xây dựng, trình ban hành.

Kết quả công tác rà soát văn bản thường xuyên, trên cả nước trong năm 2021 (gồm cả Bộ Tư pháp) cho thấy, tổng số văn bản phải được rà soát là 32.230 văn bản; tổng số văn bản đã được rà soát là 31.703 văn bản; tổng số văn bản đã được xử lý sau rà soát 5.939 văn bản.

Theo đó, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 01/8/2022 số lượng văn bản cần hợp nhất là 123 văn bản (tăng 13 văn bản); số lượng văn bản đã được hợp nhất từ ngày 01/10/2021 đến ngày 01/8/2022 là 78/123 văn bản (đạt 63,4%). Các cơ quan thực hiện pháp điển đã hoàn thành 43 đề mục (trong đó 12 đề mục đã được Chính phủ phê duyệt, 31 đề mục đang được trình Chính phủ).

Từ ngày 22/9/2021 đến ngày 22/7/2022, Bộ Tư pháp đã kiểm tra được 3.695 văn bản, trong đó có 473 văn bản do cấp bộ ban hành và 3.222 văn bản do địa phương ban hành. Kết quả đã phát hiện và kết luận 52 văn bản có quy định trái pháp luật. Đến nay, đã xử lý được 47/52 văn bản; còn 05/52 văn bản chưa xử lý.

Đẩy nhanh tiến độ thanh tra các vụ việc phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền đã đạt được những kết quả, chuyển biến tích cực.

Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được tăng cường, tập trung vào những lĩnh vực có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ thanh tra các vụ việc phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các ngành, các cấp đã đẩy mạnh việc thực hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng.

Từ ngày 01/10/2021 đến ngày 01/8/2022, Bộ Tư pháp đã thực hiện thẩm định đối với 380 thủ tục hành chính (TTHC) tại 46 đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo. Theo đó, đã đề nghị không quy định 7 TTHC, đề nghị sửa đổi 243 TTHC, đề nghị quy định bổ sung 2 TTHC. Từ ngày 01/10/2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.742 quy định kinh doanh tại 125 văn bản.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết: Tiếp tục xác định triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; tập trung nghiên cứu, rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới các luật, pháp lệnh, nghị quyết theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiếp tục nghiên cứu xây dựng, ban hành 51 văn bản quy định chi tiết; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP nhằm kịp thời tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Đồng thời, tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả luật, pháp lệnh; tăng cường công tác giám sát, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công tác kiểm tra, thanh tra; kịp thời phát hiện các vướng mắc, khó khăn, hạn chế trong các đạo luật, để kiến nghị sửa đổi, bổ sung; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật hướng tới mục tiêu chuyển đổi số.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp, sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy; trao đổi thông tin qua môi trường mạng.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật cần đặc biệt quan tâm là các Bộ trưởng trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng thể chế, pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.

Thường xuyên chỉ đạo việc rà soát, đánh giá, tổng kết việc tổ chức thi hành pháp luật, nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc, gây khó khăn, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ, chương trình được đề ra; gắn kết hoạt động kiểm tra, rà soát, pháp điển văn bản quy phạm pháp luật với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật; bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng: Báo cáo xác định các nhiệm vụ, giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phản ánh khá toàn diện và sát thực tình hình triển khai thi hành pháp luật

Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật đánh giá cao việc Chính phủ đã nghiêm túc thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc chuẩn bị báo cáo có chất lượng, đúng thời hạn, nội dung theo yêu cầu; các thông tin, số liệu cơ bản đầy đủ, rõ ràng.

Báo cáo đã phản ánh khá toàn diện và sát thực tình hình triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/7/2022; đánh giá những mặt làm được, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập để từ đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của công tác này trong thời gian tới.

Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, trở thành công tác trọng tâm, thường xuyên với nhiều đổi mới, sáng tạo hiệu quả, là cơ sở quan trọng để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn do tình hình dịch COVID-19 và sức ép lạm phát cao, rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ gia tăng, chuỗi cung ứng đứt gãy, thị trường bị ảnh hưởng.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, công tác xây dựng, trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của các nhiệm vụ lập pháp được giao theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15.

Chính phủ đã đề xuất đưa vào chương trình và triển khai xây dựng nhiều dự án luật quan trọng để thực hiện mục tiêu "Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững" theo yêu cầu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ quan tâm, có nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

Các văn bản quy định chi tiết được ban hành về cơ bản đều tuân thủ quy trình xây dựng, ban hành văn bản, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và khả thi; góp phần sớm đưa các luật, pháp lệnh, nghị quyết được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đi vào cuộc sống.

Lê Sơn
(Theo Chinhphu.vn)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Công tác tuyên giáo và dân vận đã phát huy vai trò tiên phong “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, góp phần củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong toàn Đảng bộ cũng như sự đồng thuận trong Nhân dân.
Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 5/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ nhất để xem xét, cho ý kiến về một số nội dung. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quan trọng trong phát biểu kết luận Phiên họp.
​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 05/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.
​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định 197 của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 03/6/2025, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (dự thảo Nghị định).
Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc tại buổi Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý” ngày 03/6/2025. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đồng chủ trì.
Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên mới

Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên mới

Sáng ngày 31/5/2025, Bộ Tư pháp ra mắt chính thức Cổng Pháp luật quốc gia tại địa chỉ https://phapluat.gov.vn. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số và hoàn thiện thể chế pháp luật quốc gia.
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

Đây là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nhà báo Việt Nam; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Báo Nhân dân; Tạp chí Cộng sản; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 30/5/2025 nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Làm rõ vấn đề phân cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Làm rõ vấn đề phân cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngày 29/5/2025, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và dự thảo Nghị định quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực giáo dục.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực thống kê

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực thống kê

Ngày 29/5/2025, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị định quy định phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thống kê.
Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú tại buổi làm việc với các đơn vị về báo cáo triển khai Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ngày 29/5/2025.
Cần làm rõ hơn quy định về việc thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học

Cần làm rõ hơn quy định về việc thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học

Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp thẩm định hồ sơ chính sách của dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) ngày 29/5/2025.
Phát huy sức mạnh đoàn kết để xây dựng Đảng bộ Học viện Tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh

Phát huy sức mạnh đoàn kết để xây dựng Đảng bộ Học viện Tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh

Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Đại hội Đảng bộ Học viện Tư pháp lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030 do Học viện Tư pháp tổ chức ngày 29/5/2025.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững giữa Trường Đại học Luật Hà Nội và Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Nishimura & Asahi Việt Nam

Xây dựng mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững giữa Trường Đại học Luật Hà Nội và Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Nishimura & Asahi Việt Nam

Ngày 29/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Luật Hà Nội và Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Nishimura & Asahi Việt Nam.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm