Thứ sáu 18/07/2025 01:14
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

Đây là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nhà báo Việt Nam; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Báo Nhân dân; Tạp chí Cộng sản; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 30/5/2025 nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc
Toàn cảnh Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng: đồng chí Lại Xuân Môn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng chí Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Hoàng Trung Dũng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; đồng chí Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng và Văn hóa Trung ương. Hội thảo còn có sự tham dự của hơn 400 đại biểu các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Tiếp tục phát huy sức mạnh của báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định, báo chí cách mạng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh giác ngộ chính trị, tư tưởng, tổ chức và huấn luyện lực lượng, góp phần làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, báo chí cách mạng trở thành mặt trận đặc biệt, góp phần tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, cổ vũ, động viên, hướng dẫn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân vượt qua gian khổ hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Bước sang thời kỳ đổi mới, báo chí tiếp tục phát huy vai trò là động lực, lực lượng đồng hành cùng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đi sâu phản ánh hiện thực xã hội, thực hiện chức năng phản biện chính sách và định hướng dư luận. Báo chí đã trở thành kênh thông tin phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, góp phần phát huy dân chủ, thúc đẩy đối thoại xã hội.

Sau 100 năm xây dựng và phát triển, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, chương trình và nội dung. Bước đầu đã làm chủ công nghệ truyền thông hiện đại, nhiều cơ quan báo chí phát triển thành cơ quan báo chí đa phương tiện ngang tầm khu vực và thế giới. Đội ngũ những người làm báo ngày càng lớn mạnh, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp và thực hiện tốt chức trách xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, giao lưu hợp tác quốc tế, quá trình toàn cầu hóa, bùng nổ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội đã đặt ra nhiều thách thức đối với báo chí cách mạng và đội ngũ những người làm báo.

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của mình, đồng hành cùng dân tộc trong kỷ nguyên phát triển mới, đồng chí Trần Cẩm Tú đề nghị các cơ quan báo chí trong cả nước cần quán triệt và thực hiện tốt một số định hướng chung sau:

Một là, các cấp ủy, chính quyền và cơ quan báo chí cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc hơn nữa nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện đối với hoạt động báo chí nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Đây là vấn đề có tính cốt lõi, căn bản, là bản chất của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Hai là, báo chí phải bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, theo sát hơi thở của cuộc sống, tuyên truyền thường xuyên, liên tục về những việc lớn, quan trọng, cấp bách mà toàn Đảng và hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện. Bao gồm các cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế và công tác xây dựng, thực thi pháp luật. Cần tuyên truyền, phản ánh thông tin có chiều sâu, đảm bảo khách quan, kịp thời, sâu sắc về các hoạt động chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đồng thời, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Ba là, tích cực, quyết liệt tiến hành đổi mới, sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan báo chí theo hướng tinh gọn, mạnh. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn, sức thuyết phục trong công tác thông tin, tuyên truyền. Mỗi cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích. Chú trọng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các ấn phẩm, nền tảng, loại hình báo chí, đặc biệt là trên internet, mạng xã hội, góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Bốn là, cần đặc biệt coi trọng vấn đề đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở các quy định hiện hành. Mỗi cơ quan báo chí có thể ban hành quy định riêng phù hợp. Các cơ quan báo chí cần phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Nhà báo các cấp để tăng cường quản lý đội ngũ người làm báo. Yêu cầu người làm báo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác. Xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, thực sự là những tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, xung kích đi đầu trên mọi mặt trận, đặc biệt là trên mặt trận thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phòng chống diễn biến hòa bình, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.

Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số báo chí, gắn với cải cách bộ máy hành chính. Xây dựng các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Tăng cường sự hiện diện của báo chí cách mạng trên các nền tảng xã hội, làm chủ mặt trận thông tin, tuyên truyền trước sự phát triển của các nền tảng số xuyên biên giới. Giữ vững thương hiệu và vị thế của báo chí cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại, nhân văn, chuyên nghiệp và hội nhập

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, Hội thảo là diễn đàn để nhìn lại, tổng kết lịch sử 100 năm hình thành và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển báo chí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới. Quán triệt sự chỉ đạo của đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc một số nội dung chính gồm:

Thứ nhất, khẳng định những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Thứ hai, tôn vinh, tri ân và động viên đội ngũ những người làm báo tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, thông tin, văn hóa.

Thứ ba, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu qua lịch sử 100 năm xây dựng và phát triển: (i) Luôn kiên định về vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa, gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng; (ii) Xây dựng đội ngũ những người làm báo vừa hồng vừa chuyên, giàu tâm huyết, nhạy bén, bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngại hy sinh vì lý tưởng; (iii) Luôn bám sát thực tiễn, phản ánh trung thực đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy đổi mới tư duy, cổ vũ cái mới, phê phán cái lạc hậu, tạo nên kênh phản biện tích cực; (iv) Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, chủ động thích ứng với sự phát triển công nghệ và nhu cầu truyền thông hiện đại, duy trì sức lan tỏa và hiệu quả xã hội. Đây là những bài học sâu sắc, nền tảng vững chắc để báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang.

Thứ tư, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Bên cạnh những thành tựu to lớn, chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận báo chí vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Báo chí chưa phát huy đầy đủ vai trò định hướng tư tưởng, giáo dục chính trị, phản biện, nhất là trên những vấn đề mới. Vẫn còn tình trạng tin giả, sai lệch, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Nhiều cơ quan báo chí chưa tận dụng tốt công nghệ số. Bối cảnh trong nước, quốc tế đặt ra nhiều vấn đề thời đại, đòi hỏi báo chí phải nhạy bén, kịp thời phản ánh và đổi mới để thích ứng.

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Báo chí cách mạng là vũ khí sắc bén trong đấu tranh và xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng

Tham luận tại Hội thảo, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đã nhấn mạnh vai trò, sứ mệnh lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam suốt một thế kỷ qua. Ngay số báo đầu tiên của Báo Thanh niên đã chỉ ra rằng: “Để dẫn dắt nhân dân làm nên sự nghiệp vĩ đại cần phải có một sức lãnh đạo. Sức lãnh đạo đó không phải của một vài người thôi mà sinh ra từ sự hiệp lực của hàng ngàn, hàng vạn người… Muốn cho hàng ngàn, hàng vạn người ấy, đoàn kết chặt chẽ với nhau thì họ phải cùng một ý chí như nhau, họ phải theo đuổi cùng một mục đích như nhau, có vậy mới có đoàn kết”. Có thể coi đây là tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí hay sự ra đời của Báo Thanh niên ngày 21/6/1925 là nhằm mục đích tổ chức, đoàn kết người dân, xây dựng lực lượng để thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng vĩ đại, giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. GS.TS. Tạ Ngọc Tấn cho biết, 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã trung thành với tôn chỉ mục đích đặt ra từ ban đầu, trở thành vũ khí sắc bén, đồng hành với dân tộc, từ cuộc đấu tranh gian khổ, hy sinh, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, đánh đuổi những đội quân xâm lược hùng mạnh vì độc lập, tự do của Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân làm nên những trang sử rất vẻ vang.

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương trình bày tham luận tại Hội thảo.

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, nhìn lại 100 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện rõ ba nội dung xuyên suốt, có tính nền tảng:

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương nhận thức rất sâu sắc về vai trò vô cùng quan trọng, vũ khí sắc bén của cách mạng, Người là nhà báo tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là một nhà báo suốt đời gắn bó với công việc viết báo. Với nhận thức, vai trò vô cùng quan trọng của báo chí cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tiên phong, gương mẫu, đi đầu làm báo.

Hai là, báo chí cách mạng là vũ khí sắc bén trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều chiến sĩ cách mạng, các lãnh tụ cách mạng đều tham gia làm báo và có những người viết báo rất giỏi đó là các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Tấn Phát, Khuất Duy Tiến…

Ba là, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là công cụ lãnh đạo, tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, là vũ khí đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, là vũ khí đấu tranh chính trị, tư tưởng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ chế độ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà báo vĩ đại

Cùng tham luận tại Hội thảo, PGS.TS. Bùi Đình Phong cho biết, rằng sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị to lớn đối với dân tộc và thời đại. Các bài báo của Người không chỉ là di sản quý báu của nền báo chí cách mạng Việt Nam mà còn là ngọn đèn soi đường đổi mới, hướng tới tương lai, có ý nghĩa trường tồn cùng dân tộc và nhân loại.

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc
PGS.TS. Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo.

Di sản báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm đẫm hơi thở của thời đại, chứa đựng sinh khí mới, phản ánh sâu sắc tính thời sự, đồng thời có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Trong đó, nhiều bài viết của Người đề cập đến những vấn đề cốt lõi và lâu dài như chính trị, văn hóa, con người, đạo đức, xây dựng Đảng, khát vọng phát triển đất nước…

Tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng lý luận cho báo chí cách mạng Việt Nam mà còn là kim chỉ nam cho hoạt động báo chí trong thời kỳ mới, góp phần bồi đắp bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và khát vọng phụng sự Nhân dân của đội ngũ người làm báo hôm nay.

Báo chí cách mạng trong thời kỳ mới - Đổi mới toàn diện vì sứ mệnh phụng sự Tổ quốc và Nhân dân

Phát biểu tổng kết và bế mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương khẳng định, với tinh thần khoa học, khẩn trương, nghiêm túc, hội thảo đã kết thúc tốt đẹp và hoàn thành toàn bộ nội dung đề ra.

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu tổng kết và bế mạc Hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, tiếp nối truyền thống báo chí cách mạng 100 năm qua, chúng ta cần tiếp tục xây dựng, củng cố, nâng tầm một thế hệ nhà báo tương lai “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”, thấm nhuần tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo báo chí để đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, góp phần đào tạo người làm báo phải giỏi về nghiệp vụ báo chí, sâu sắc về lý luận chính trị, am hiểu đời sống xã hội và tinh thông về ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, cần xây dựng thể chế, chính sách có tính định hướng, kiến tạo môi trường cho sự phát triển lành mạnh của báo chí; khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quá trình sửa đổi cần quán triệt tinh thần không phải để cấm mà là để kiến tạo cho sự phát triển của báo chí; xây dựng các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế; tăng cường sự hiện diện của báo chí cách mạng ở các nền tảng mạng xã hội; làm chủ mặt trận thông tin tuyên truyền; giữ vững thương hiệu, vị thế của báo chí Việt Nam trong dòng chảy của báo chí truyền thông quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Hoàng Trung

Tin bài có thể bạn quan tâm

Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 bảo đảm chất lượng, hiệu quả

Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 bảo đảm chất lượng, hiệu quả

Ngày 14/7/2025, Đảng ủy Bộ tư pháp tổ chức cuộc họp triển khai công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ tư pháp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 chủ trì cuộc họp. Đồng chí Trần Anh Đức, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Chánh Văn phòng Đảng ủy, Phó Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội và đồng chí Đỗ Xuân Quý, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng Bộ, thành viên Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đồng chủ trì cuộc họp.
Chi bộ Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính quyết tâm nâng cao sức chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Chi bộ Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính quyết tâm nâng cao sức chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Ngày 24/6/2025, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/6/2025, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW). Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp dự và chỉ đạo Hội nghị.
Đại hội Chi bộ Nhà Xuất bản Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030:  Tự chủ – Đổi mới – Nâng tầm xuất bản Tư pháp

Đại hội Chi bộ Nhà Xuất bản Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030: Tự chủ – Đổi mới – Nâng tầm xuất bản Tư pháp

Chiều ngày 19/6/2025, Nhà Xuất bản Tư pháp tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Văn hóa tuân thủ pháp luật ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn và định hướng chính sách phù hợp các Nghị quyết của Đảng

Văn hóa tuân thủ pháp luật ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn và định hướng chính sách phù hợp các Nghị quyết của Đảng

Trong bối cảnh phát triển chung của các quốc gia hiện đại, pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước mà còn là kết tinh của những giá trị văn hóa và đạo đức, phản ánh trình độ văn minh của một xã hội. Sự vận hành hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tuân thủ từ phía cộng đồng xã hội, chứ không chỉ dừng lại ở nội dung văn bản quy phạm. Từ đó, khái niệm "văn hóa tuân thủ pháp luật" nổi lên như một tầng sâu của đời sống pháp lý, thể hiện không chỉ việc "biết" và "hiểu" luật, mà còn là cách thức xã hội tự giác hành xử trong khuôn khổ pháp luật với nhận thức và trách nhiệm công dân. Đây là minh chứng rõ nét cho mức độ gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng trong một trật tự văn minh.
Khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 bảo đảm tiến độ, hiệu quả, chất lượng

Khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 bảo đảm tiến độ, hiệu quả, chất lượng

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp tại cuộc Họp triển khai công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (Đại hội) diễn ra vào ngày 11/6/2025 tại trụ sở Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Ngày 05/6/2025, Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến, về những điểm nổi bật trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Phát huy sức mạnh đoàn kết để xây dựng Đảng bộ Học viện Tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh

Phát huy sức mạnh đoàn kết để xây dựng Đảng bộ Học viện Tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh

Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Đại hội Đảng bộ Học viện Tư pháp lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030 do Học viện Tư pháp tổ chức ngày 29/5/2025.
Bảo đảm các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bảo đảm các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đây là nội dung buổi làm việc của đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Tổ trưởng Tổ Chỉ đạo số 2 với Tổ Chỉ đạo số 2 và bộ phận giúp việc Tổ Chỉ đạo số 2 chỉ đạo Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 ngày 16/5/2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

he-thong-benh-vien-quoc-te-vinmec
trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm
cong-ty-co-phan-loc-hoa-dau-binh-son
sofitel-legend-metropole-ha-noi