Chủ nhật 22/06/2025 21:38
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Sáng nay, 29/11, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên bế mạc Kỳ họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên bế mạc Kỳ họp.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, với tỷ lệ tán thành rất cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 7 luật, 8 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 8 dự án luật khác; thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác và ban hành Nghị quyết chung của Kỳ họp.

Khái quát một số kết quả của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội thống nhất đánh giá, từ năm 2023 và đầu nhiệm kỳ đến nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn so với dự báo, nhưng nhờ có sự lãnh đạo, đúng đắn, sát sao, kịp thời của Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, đồng hành, giám sát linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng ngày một tích cực hơn, dự báo cả năm GDP tăng trên 5% và hoàn thành ít nhất 10/15 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm, phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Nêu rõ năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; vừa chú trọng giải quyết các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc trước mắt vừa phải bám sát các mục tiêu, yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế, trên cơ sở thúc đẩy các đột phát chiến lược.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch quốc gia, vùng, ngành, tỉnh, gắn với nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các dự án, công trình trọng điểm quốc gia.

Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, khắc phục có kết quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, siết chặt kỷ luật hành chính, kỷ cương công chức,công vụ; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm.

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của các luật sau khi được ban hành

Về công tác lập pháp, tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 2 nghị quyết quy phạm pháp luật và 7 luật; tiếp tục cho phép thí điểm một số chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, tạo thuận lợi tối đa trong tổ chức đầu tư 21 dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm đường bộ kết nối vùng và liên tỉnh.

Đồng thời, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật gồm Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

“Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), do tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp của 2 dự án Luật này, Quốc hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến rất xác đáng, đồng thời đã cân nhắc thận trọng nhiều mặt và quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp gần nhất để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu,làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng và tính khả thi của các luật này sau khi được ban hành”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay.

Về hoạt động giám sát, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 với 21 lĩnh vực thuộc 4 nhóm nội dung là kinh tế tổng hợp; kinh tế ngành; nội chính, tư pháp; văn hóa, xã hội.

Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Các đại biểu tại phiên họp.

Các đại biểu tại phiên họp.

“Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, từ thành công và kết quả tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIvà của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cùng nhiều kết quả quan trọng đã đạt được sau nửa nhiệm kỳ, chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng lòng, nỗ lực và tâm huyết của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhất định chúng ta sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức, nắm bắt được thời cơ, hoàn thành cao nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, 2024 và cả giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tường Minh

(Theo Báo điện tử Pháp luật Việt Nam)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Suốt một thế kỷ, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, là diễn đàn tin cậy của Nhân dân. Không chỉ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, báo chí còn là ngọn lửa tiên phong, là vũ khí sắc bén trong hành trình cách mạng giành độc lập, tự do và dựng xây Tổ quốc. Các chính sách về báo chí đã được thiết lập và sửa đổi, bổ sung cùng với sự phát triển của báo chí qua từng giai đoạn lịch sử. Báo chí là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc để có độc lập, tự do; báo chí đồng hành cùng cây súng có mặt tại các chiến trường qua hai cuộc kháng chiến. Ngày nay, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương, khí thế thực hiện những nhiệm vụ chính trị chuẩn bị cho thời khắc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, tinh thần cách mạng của các cơ quan báo chí, bản lĩnh, trí tuệ của người làm báo một lần nữa được khẳng định.
Diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn khai mạc của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2025

Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2025

Ngày 20/6/2025, Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên chào mừng 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tạp chí Nghề luật nhằm tôn vinh, tri ân những đóng góp của các thế hệ lãnh đạo Tạp chí, thành viên cố vấn, biên tập viên, trị sự viên, thư ký tòa soạn và cộng tác viên qua các thời kỳ đối với sự nghiệp báo chí nói chung và sự phát triển của Tạp chí Nghề luật nói riêng.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Đây là nội dung Tọa đàm do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 19/6/2025. PGS.TS. Nguyễn Bá Bình, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và TS. Trần Kim Liễu, Giám đốc Trung tâm Thực hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có các chuyên gia hành nghề luật tại một số cơ quan, tổ chức như: Tòa án nhân dân, văn phòng công chứng, công ty luật, trường đại học…
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 16/6/2025, Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua Nghị quyết số 203/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết gồm 02 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Công tác tuyên giáo và dân vận đã phát huy vai trò tiên phong “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, góp phần củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong toàn Đảng bộ cũng như sự đồng thuận trong Nhân dân.
Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 5/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ nhất để xem xét, cho ý kiến về một số nội dung. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quan trọng trong phát biểu kết luận Phiên họp.
​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 05/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.
​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định 197 của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 03/6/2025, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (dự thảo Nghị định).

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm