Chủ nhật 15/06/2025 21:07
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Cần sớm đưa Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị văn bản quy phạm pháp luật vào hoạt động

Chiều ngày 09/12, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã chủ trì buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ nghe báo cáo việc chuẩn bị vận hành Hệ thống tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị văn bản quy phạm pháp luật. Đồng chủ trì buổi làm việc có đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; đồng chí Đỗ Xuân Quý, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp; đồng chí Phạm Quang Hiếu, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và đại diện một số đơn vị có liên quan.

Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao về việc xây dựng Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật” (Đề án), đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin nghiên cứu, xây dựng Đề án, qua đó đã dự thảo các tài liệu về Đề án, bao gồm: (i) Tờ trình của Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án; (ii) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án; (iii) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án; (iv) Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai vận hành Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Công ty phần mềm Bkav xây dựng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (website, ứng dụng). Sau nhiều lần chạy thử, chỉnh sửa, bản demo Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản hoàn thiện. Theo đó, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: ứng dụng sử dụng trên điện thoại di động (app.mobile) và website sử dụng trên máy tính để cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi phản ánh, kiến nghị và theo dõi tiến trình xử lý phản ánh, kiến nghị; đồng thời, để cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý các kiến nghị, phản ánh, theo dõi, đánh giá hiệu quả phản hồi của các cơ quan có trách nhiệm, hệ thống này kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và ứng dụng VNeID.

Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phát biểu tại buổi làm việc.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng đã phối hợp với Văn phòng Bộ chuẩn bị tài liệu giới thiệu về Đề án tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Bộ, ngành Tư pháp, gồm: 01 video khoảng 05 phút trình chiếu tại Hội nghị để giới thiệu về Hệ thống và ứng dụng tiếp nhận, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng.

Tại buổi làm việc, đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã trình bày tóm tắt dự thảo về Quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị thông qua Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, quy trình được thực hiện gồm các bước như sau:

Bước 1: Gửi phản ánh, kiến nghị

- Tổ chức, cá nhân gửi kiến nghị về các chính sách trong văn bản QPPL thông qua Ứng dụng trên thiết bị di động (app PACS) hoặc Trang thông tin (website).

- Căn cứ vào thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do công dân, doanh nghiệp, tổ chức phản ánh, phần mềm tự động đánh giá, lọc cơ quan chủ trì soạn thảo để đề xuất cá nhân, tổ chức lựa chọn cơ quan nhận phản ánh, kiến nghị.

Trường hợp phát hiện thông tin phản ánh, kiến nghị không bảo đảm chính xác, phần mềm sẽ loại bỏ/không tiếp nhận phản ánh.

Bước 2: Phân luồng và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

- Nguyên tắc phân luồng và tiếp nhận: trách nhiệm xử lý, chủ trì xử lý thuộc về cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (là cơ quan đã chủ trì tham mưu ban hành/cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có kiến nghị, phản ánh). Nội dung này được xác định trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống sẽ tự động phân luồng trên cơ sở nguyên tắc này.

- Các Bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân theo các bước sau: (i) tiếp nhận phản ánh: tiếp nhận thông tin về phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; (ii) phân luồng xử lý: trong nội bộ sẽ chuyển phản ánh đến đơn vị tiếp nhận để xử lý. Đơn vị tiếp nhận kiểm tra độ chính xác thông tin và có quyền điều chuyển cho cơ quan có trách nhiệm xử lý căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được quy định.

Bước 3: Xử lý phản ánh, kiến nghị

- Cơ quan xử lý phản ánh, kiến nghị thực hiện việc nghiên cứu, xử lý phản ánh, kiến nghị.

- Thời hạn xử lý thể hiện trong Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Bước 4. Trả lời phản ánh, kiến nghị

- Cơ quan nhà nước có thể trực tiếp trả lời kiến nghị, phản ánh trên hệ thống hoặc đính kèm văn bản trả lời bằng bản word hoặc bản ảnh.

- Kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị được công khai cho cá nhân, tổ chức thông qua trang thông tin phản ánh chính sách và trên app PACS.

Bước 5. Đánh giá kết quả xử lý

- Cá nhân, tổ chức gửi kiến nghị có quyền phản hồi lại thông tin nhằm làm rõ hơn kết quả xử lý của cơ quan nhà nước.

- Cơ quan xử lý có trách nhiệm làm rõ thông tin có phản hồi từ kết quả giải quyết của cá nhân, tổ chức.

- Cá nhân, tổ chức gửi kiến nghị có quyền đánh giá kết quả xử lý của cơ quan nhà nước với 05 tiêu chí sau: rất hài lòng; hài lòng; bình thường; không hài lòng; rất không hài lòng; ý kiến khác.

Các phản ánh, kiến nghị sẽ được phân loại theo kết quả xử lý, bao gồm: (i) số phản ánh, kiến nghị nghiên cứu, tiếp thu; (ii) số phản ánh, kiến nghị giải trình, cung cấp thông tin; (iii) số phản ánh, kiến nghị trả lại, đề nghị bổ sung thông tin.

Để phục vụ cho công tác quản lý, thống kê, báo cáo, các phản ánh kiến nghị sẽ được tổng hợp theo một số tiêu chí sau: (i) số tiếp nhận: số đầy đủ thông tin để chuyển xử lý; số yêu cầu bổ sung, cung cấp thêm thông tin; (ii) số giải quyết: phản ánh, kiến nghị đã giải quyết: gồm giải quyết đúng hạn, quá hạn; phản ánh, kiến nghị đang giải quyết: gồm đang trong hạn hay quá hạn.

- Ngoài ra, còn có thể phân loại theo các tiêu chí về lĩnh vực, cơ quan xử lý, thời gian, tiến độ...

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cần phối hợp với các đơn vị và đối tác liên quan rà soát, chỉnh sửa lại một số nội dung và hình ảnh trong video giới thiệu về Đề án tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Bộ, ngành Tư pháp. Bên cạnh đó, để sớm đưa Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật vào vận hành, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cần phải khẩn trương chỉnh sửa và hoàn thiện bản demo Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện các tài liệu liên quan đến Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến./.

Hoàng Trung

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Cải cách thể chế, chính sách quản lý và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong tình hình mới

Cải cách thể chế, chính sách quản lý và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong tình hình mới

Chuyển đổi xanh, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới, đòi hỏi ngành Du lịch phải không ngừng đổi mới, cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đồng thời, phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh cũng đặt ra thách thức cho Việt Nam trong việc cải cách thể chế, chính sách quản lý và phát triển du lịch nhằm đưa phát triển xanh trở thành trục xuyên suốt của ngành Du lịch trong những thập niên tới khi đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” phát sinh trong thực tiễn

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” phát sinh trong thực tiễn

Chiều ngày 11/6/2025, theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý nhà nước nào

Không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý nhà nước nào

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quyền và nghĩa vụ của phóng viên, biên tập viên chưa được cấp thẻ nhà báo

Quyền và nghĩa vụ của phóng viên, biên tập viên chưa được cấp thẻ nhà báo

Đây là quy định mới trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)[1] do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chủ trì soạn thảo.
[1] Dự thảo ngày 30/5/2025 gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đúng "ý Đảng lòng dân"

Ngày 05/6/2025, Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến, về những điểm nổi bật trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này.
Đồng thuận cao các nội dung trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Đồng thuận cao các nội dung trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Với tổng số 280.226.909 lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các nội dung trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (dự thảo Nghị quyết), tất cả các nội dung đều đạt tỷ lệ tán thành trên 99% đã thể hiện sự tán thành rất cao của Nhân dân, các ngành, các cấp đối với các nội dung dự thảo Nghị quyết.
Các bộ, ngành, địa phương kết thúc việc lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các bộ, ngành, địa phương kết thúc việc lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Theo Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, hôm nay (30/5/2025) là ngày các cơ quan, tổ chức, địa phương, kết thúc việc lấy ý kiến Nhân dân tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Luật sư công và định hướng thiết lập chế định luật sư công ở Việt Nam

Luật sư công và định hướng thiết lập chế định luật sư công ở Việt Nam

Luật sư công và định hướng thiết lập chế định luật sư công ở Việt Nam
Bộ Tư pháp hướng dẫn tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp hướng dẫn tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long giao tại Công văn số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 như sau:
Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp  về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của  Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật - Nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật - Nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Vai trò của Bộ Tư pháp trong đổi mới tư duy xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Vai trò của Bộ Tư pháp trong đổi mới tư duy xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Đổi mới tư duy lập pháp trong bối cảnh phát triển và hội nhập của Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Đổi mới tư duy lập pháp trong bối cảnh phát triển và hội nhập của Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo và phát triển

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo và phát triển

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo và phát triển” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Một số quy định pháp luật hạn chế thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và kiến nghị hoàn thiện

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số quy định pháp luật hạn chế thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và kiến nghị hoàn thiện” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm