Thứ hai 07/07/2025 06:53
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Phòng, chống bạo lực gia đình: Đảm bảo tính khả thi của các quy định

Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) (sửa đổi) chiều 14/6, các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo rà soát để đưa ra các quy định đảm bảo tính nghiêm minh, răn đe nhưng đồng thời cũng phải khả thi trên thực tế.

Quy định cụ thể về trách nhiệm

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân (đoàn TP Hồ Chí Minh) chỉ ra rằng, thời gian qua, dù chúng ta đã có Luật phòng, chống BLGĐ nhưng thực tế khi có hành vi BLGĐ xảy ra thì việc nhận diện và hỗ trợ kịp thời cho người bị BLGĐ còn chưa kịp thời, chưa thật sự hiệu quả.
“Người bị BLGĐ còn lúng túng, chưa biết rõ mình cần cầu cứu đến ai? Cơ quan có trách nhiệm nào? Cơ quan được người bị BLGĐ báo tin thực tế cũng lúng túng, đâu đó vẫn còn xem nhẹ, coi đó chỉ là việc riêng của gia đình nên cứ việc đóng cửa bảo nhau. Vô hình chung sẽ làm mất lòng tin của người bị BLGĐ, dẫn đến việc họ tiếp tiếp tục chịu đựng BLGĐ hoặc tự phản vệ theo cách tiêu cực để chống trả lại người thực hiện hành vi BLGĐ và nhiều trường hợp đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề, đáng tiếc, gây bất bình, phẫn nộ cho xã hội. Ví dụ như tình trạng con giết cha mẹ, vợ chồng giết nhau vì tâm lý bức xúc dồn nén lâu ngày của người bị BLGĐ”, đại biểu nói.
Do vậy, đại biểu cho rằng, việc sửa đổi luật lần này cần chú trọng đến quy định cụ thể về trách nhiệm và cơ chế phối hợp trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức.
“Vì đặc thù của công tác phòng, chống BLGĐ đòi hỏi sự phối hợp trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong việc hỗ trợ, xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ. Chú trọng quy định rõ các biện pháp xử lý thật cụ thể, phù hợp với người có hành vi BLGĐ. Tránh tình trạng, biện pháp xử lý không kịp thời, không phù hợp, không tương xứng với hành vi vi phạm, dẫn đến người thực hiện hành vi BLGĐ có tâm lý coi thường pháp luật, tiếp tục thực hiện BLGĐ”, đại biểu nói.
Bảo đảm tính nghiêm minh và răn đe
Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, việc dự thảo Luật đã bổ sung những quy định cụ thể, rõ ràng hơn trong việc ngăn ngừa BLGĐ; bảo vệ, hỗ trợ xử lý vi phạm trong phòng, chống BLGĐ là rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu phòng, chống BLGĐ.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) và đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) đề nghị, cần quy định theo hướng bảo tính nghiêm minh và răn đe trong xử lý các vụ việc BLGĐ.
Đại biểu Cao Mạnh Linh (đoàn Thanh Hóa) đề nghị hoàn thiện các quy định về cơ chế, cách thức xử lý phù hợp với từng loại hành vi BLGĐ.
Để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn trong việc phòng, chống BLGĐ và để các quy định có thể thực hiện trong thực tế, đại biểu Chamaléa Thị Thủy cho rằng, cần phải có một cơ chế phù hợp để đảm bảo thực hiện.
Nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo nguồn lực về tài chính và nhân lực để đảm bảo thực hiện các quy định được nêu trong dự thảo Luật, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần có đánh giá tác động kỹ hơn, có giải trình cụ thể hơn về tính khả thi của các nội dung này.
Phát biểu tranh luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, một số nội dung trong dự thảo Luật còn chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính khả thi. Ví dụ, theo đại biểu, 17 hành vi BLGĐ được nêu trong dự thảo Luật “vừa thừa, vừa thiếu”.
Do đó, đại biểu đề nghị rà soát lại cụ thể, rõ ràng, tránh những bất cập trong khi áp dụng trên thực tế.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, quy định lập cơ sở tạm giữ người BLGĐ là không khả thi, không hợp lý; nếu thực hiện không khéo có thể dẫn đến vi phạm quyền con người.
Ngoài ra, Điều 56 của dự thảo Luật quy định, hàng năm, Chủ tịch UBND các cấp phải thực hiện đối thoại với người có hành vi BLGĐ và người bị BLGĐ. Đại biểu cho rằng, quy định này là không khả thi, không cần thiết, gây bất cập trong việc triển khai áp dụng luật vào thực tiễn.

Tại phiên họp, nhấn mạnh về các biện pháp phòng chống bạo hành trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) chỉ ra rằng, thời gian qua, số vụ bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình đã tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Đặc điểm của BLGĐ là xảy ra đằng sau cánh cửa của mỗi gia đình nên rất khó phát hiện. Thêm vào đó, nạn nhân bị bạo hành là trẻ em nên khó có khả năng phản ánh, phản ứng, dẫn đến nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng chỉ bị phát hiện khi các em đã tử vong hoặc nguy kịch đến tính mạng.
Theo đại biểu, một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do pháp luật còn thiếu hoàn thiện, chưa thật sự phù hợp, còn thiếu những quy định để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Đối chiếu với các trường hợp bạo hành trẻ em do các đối tượng là chồng hờ, vợ hờ gây ra trong thời gian vừa qua, đại biểu nhấn mạnh, các biện pháp bảo vệ trẻ em cần được quy định mức độ cao hơn và sớm hơn.
Với quan điểm như vậy, đại biểu kiến nghị rà soát để khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ và trong Luật trẻ em; bổ sung các biện pháp đặc thù để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Cùng với đó, đại biểu đề nghị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với cả trường hợp bạo hành trẻ em trong thời gian chờ Chủ tịch UBND cấp xã lập hồ sơ để đề nghị cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm thời cách ly trẻ khỏi gia đình.

Tường Minh
(Theo Báo điện tử Pháp luật Việt Nam)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, bảo đảm thực thi tốt nhất quyền con người, quyền công dân

Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, bảo đảm thực thi tốt nhất quyền con người, quyền công dân

Hôm nay (05/7/2025), Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn cùng đại diện của 09 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, bắt đầu rời Hà Nội, tới Thụy Sỹ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền.
Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 16 luật, pháp lệnh

Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 16 luật, pháp lệnh

Ngày 03/7/2025, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 15 luật, 01 pháp lệnh vừa được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì họp báo.
Thông điệp của Tổng Bí thư nhân ngày “sắp xếp lại giang sơn”

Thông điệp của Tổng Bí thư nhân ngày “sắp xếp lại giang sơn”

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự “Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các Quyết định của Trung ương Đảng thành lập Đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương” tại thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với Nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới Nhân dân cả nước. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư:
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết: "SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Sáng ngày 25/6/2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 432/434 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt 99,5%), Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Chi bộ Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính quyết tâm nâng cao sức chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Chi bộ Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính quyết tâm nâng cao sức chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Ngày 24/6/2025, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật về kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền (chiều ngày 24/6/2025).
Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Sáng ngày 24/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Suốt một thế kỷ, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, là diễn đàn tin cậy của Nhân dân. Không chỉ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, báo chí còn là ngọn lửa tiên phong, là vũ khí sắc bén trong hành trình cách mạng giành độc lập, tự do và dựng xây Tổ quốc. Các chính sách về báo chí đã được thiết lập và sửa đổi, bổ sung cùng với sự phát triển của báo chí qua từng giai đoạn lịch sử. Báo chí là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc để có độc lập, tự do; báo chí đồng hành cùng cây súng có mặt tại các chiến trường qua hai cuộc kháng chiến. Ngày nay, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương, khí thế thực hiện những nhiệm vụ chính trị chuẩn bị cho thời khắc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, tinh thần cách mạng của các cơ quan báo chí, bản lĩnh, trí tuệ của người làm báo một lần nữa được khẳng định.
Diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn khai mạc của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2025

Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2025

Ngày 20/6/2025, Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên chào mừng 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tạp chí Nghề luật nhằm tôn vinh, tri ân những đóng góp của các thế hệ lãnh đạo Tạp chí, thành viên cố vấn, biên tập viên, trị sự viên, thư ký tòa soạn và cộng tác viên qua các thời kỳ đối với sự nghiệp báo chí nói chung và sự phát triển của Tạp chí Nghề luật nói riêng.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Đây là nội dung Tọa đàm do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 19/6/2025. PGS.TS. Nguyễn Bá Bình, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và TS. Trần Kim Liễu, Giám đốc Trung tâm Thực hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có các chuyên gia hành nghề luật tại một số cơ quan, tổ chức như: Tòa án nhân dân, văn phòng công chứng, công ty luật, trường đại học…
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Theo dõi chúng tôi trên:

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm