Thứ bảy 21/06/2025 06:09
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Tích cực hưởng ứng, tham gia Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ năm, năm 2024 - 2025

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ năm, năm 2024 - 2025 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm mục đích phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí đối với công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực...

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ năm, năm 2024 - 2025 như sau:

1. Nội dung của Giải

1.1. Tên gọi của Giải

“Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ năm, năm 2024 - 2025”.

1. 2. Tác phẩm tham dự Giải cần tập trung phản ánh những nội dung sau:

a. Phổ biến, tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nhất là những chủ trương, quy định mới của Đảng về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; quy định về miễn nhiệm, từ chức, trách nhiệm người đứng đầu khi để xẩy ra vi phạm. Đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta hiện nay.

b. Phản ánh vai trò, kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

c. Phát hiện, lên án, đấu tranh, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực; nhất là các hành vi câu kết, móc nối giữa doanh nghiệp với các cán bộ thoái hóa, biến chất nhằm trục lợi cá nhân, những biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương và “lợi ích nhóm”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

d. Phản ánh, đấu tranh với “bệnh sợ trách nhiệm”, tư tưởng làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy, sợ sai không dám làm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

đ. Phản ánh, tuyên truyền kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cả trong khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước; kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

e. Tuyên truyền, phản ánh những kinh nghiệm tốt, cách làm hay, hiệu quả của các cơ quan Trung ương, các địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

g. Ghi nhận, biểu dương, cổ vũ các gương người tốt, việc tốt trong tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; kịp thời bảo vệ những người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

h. Phát hiện, phản ánh những chủ trương, chính sách và quy định hiện hành còn bất cập, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực; đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn từ sớm, từ xa những hành vi tham nhũng, tiêu cực.

2. Yêu cầu đối với tác phẩm báo chí tham dự Giải

- Các loại hình báo chí tham dự Giải bao gồm: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.

- Các thể loại báo chí tham dự Giải bao gồm: Bài nghiên cứu, phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, phóng sự điều tra, phim tài liệu, bản tin, chuyên đề, chuyên mục, tọa đàm, điều tra, ký sự, bình luận, chuyên luận, sản phẩm báo chí đa phương tiện (không nhận các video clip được đăng tải trên báo điện tử).

- Tác phẩm được xét trao Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan, chính xác, có tính thuyết phục cao về nội dung và hình thức thể hiện, tác động tích cực về định hướng dư luận; góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đăng tải, phát sóng lần đầu trên các cơ quan báo chí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí; bảo đảm đúng theo các quy định của Ban Tổ chức Giải.

3. Điều kiện dự Giải

- Tác phẩm dự Giải được đăng tải, phát sóng từ ngày 05/11/2023 đến ngày 31/7/2025 trên các loại hình báo chí được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí.

- Tác giả có tác phẩm gửi dự Giải không được vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.

- Ban Tổ chức Giải không nhận các tác phẩm đã đoạt Giải báo chí quốc gia; những tác phẩm báo chí đã được trao thưởng ở các giải báo chí Trung ương và địa phương được quyền tham dự Giải nhưng phải ghi rõ giải thưởng đã đạt, thông tin về đơn vị, thời gian tổ chức Giải.

- Tác phẩm tham dự Giải phải đảm bảo đúng Thể lệ Giải, có giá trị cao trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Tác phẩm tham dự Giải phải được thể hiện bằng tiếng Việt (trường hợp tác phẩm thể hiện bằng tiếng dân tộc thiểu số phải gửi kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt).

- Ban Tổ chức Giải không chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả.

4. Đối tượng dự Giải

- Các tác giả là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí và Thể lệ Giải, được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) trong thời gian từ ngày 05/11/2023 đến ngày 31/7/2025 trên các cơ quan báo chí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí có quyền gửi tác phẩm tham dự Giải.

- Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 05 tác phẩm thuộc 01 hoặc tất cả các thể loại tham dự giải, phù hợp với những tiêu chí của Thể lệ Giải. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một tác phẩm thì Ban Tổ chức Giải sẽ trao cho nhóm tác giả (số lượng tác giả của một nhóm tối đa không quá 07 người).

- Các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phóng viên, hội viên, cộng tác viên, đơn vị thành viên tích cực gửi tác phẩm tham dự Giải.

- Thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải, thành viên Hội đồng Giám khảo không được đăng ký gửi tác phẩm tham dự Giải.

5. Thời gian và địa chỉ nhận tác phẩm dự Giải

5.1. Thời gian

- Thời gian tiếp nhận tác phẩm: Từ ngày phát động đến ngày 31/7/2025 (tính theo dấu bưu điện).

- Lễ tổng kết và trao Giải: Được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 11/2025 nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2025) và được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

5.2. Địa chỉ nhận tác phẩm

- Ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Số 46, phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; điện thoại liên hệ: 024.39287401 hoặc 098.5802.555 (ông Vũ Đình Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

6. Giải thưởng

- Cơ cấu giải thưởng gồm: Giải Đặc biệt, A, B, C và Khuyến khích cho các loại hình báo chí. Trong đó: Giải đặc biệt 100 triệu đồng; giải A mỗi giải 50 triệu đồng; giải B mỗi giải 30 triệu đồng; giải C mỗi giải 20 triệu; giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng.

- Ban Tổ chức Giải sẽ có hình thức khen thưởng một số cơ quan báo chí, Hội Nhà báo ở Trung ương và địa phương có nhiều tác phẩm, tác giả tham gia và đoạt giải; vinh danh nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải cao (nếu có).

- Thể lệ Giải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên Báo Đại đoàn kết, Tạp chí Mặt trận và trên Trang Thông tin điện tử của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (http://www.mattran.org.vn) và Trang Thông tin điện tử của Hội Nhà báo Việt Nam (http://www.hoinhabaovietnam.vn); Báo Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam (http://vtv.vn)./.

Thùy Dung

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Đây là nội dung Tọa đàm do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 19/6/2025. PGS.TS. Nguyễn Bá Bình, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và TS. Trần Kim Liễu, Giám đốc Trung tâm Thực hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có các chuyên gia hành nghề luật tại một số cơ quan, tổ chức như: Tòa án nhân dân, văn phòng công chứng, công ty luật, trường đại học…
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 16/6/2025, Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua Nghị quyết số 203/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết gồm 02 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Đổi mới tư duy, nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận

Công tác tuyên giáo và dân vận đã phát huy vai trò tiên phong “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, góp phần củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong toàn Đảng bộ cũng như sự đồng thuận trong Nhân dân.
Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Kết luận của Tổng Bí thư tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 5/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ nhất để xem xét, cho ý kiến về một số nội dung. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quan trọng trong phát biểu kết luận Phiên họp.
​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 05/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.
​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định 197 của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 03/6/2025, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (dự thảo Nghị định).
Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc tại buổi Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý” ngày 03/6/2025. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đồng chủ trì.
Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên mới

Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên mới

Sáng ngày 31/5/2025, Bộ Tư pháp ra mắt chính thức Cổng Pháp luật quốc gia tại địa chỉ https://phapluat.gov.vn. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số và hoàn thiện thể chế pháp luật quốc gia.
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc

Đây là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nhà báo Việt Nam; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Báo Nhân dân; Tạp chí Cộng sản; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 30/5/2025 nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Làm rõ vấn đề phân cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Làm rõ vấn đề phân cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngày 29/5/2025, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và dự thảo Nghị định quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực giáo dục.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm