Thứ năm 12/06/2025 23:05
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng phí bảo hiểm

Đây là nội dung quan trọng trong Nghị định số 143/2024/NĐ-CP ngày 01/11/2024 của Chính phủ quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (Nghị định số 143/2024/NĐ-CP).

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc người lao động làm các nghề, công việc theo thời gian và nơi làm việc đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (gọi tắt là người lao động). Nghị định được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được lựa chọn một trong hai phương thức: đóng 06 tháng một lần hoặc đóng 12 tháng một lần, được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện với 06 tháng hoặc 12 tháng lần lượt bằng 6% và 12% tháng lương tối thiểu vùng IV (mức lương tối thiểu vùng IV được quy định tại Điều 3 Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 3.450.000 đồng/tháng).

Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với 02 phương thức đóng nêu trên được thực hiện như sau: lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng; ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Bị suy giảm khả năng lao động ≥ 5% do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

(ii) Không phải trường hợp bị tai nạn do một trong 03 nguyên nhân sau: do mâu thuẫn với người gây ra tai nạn mà không liên quan tới công việc, nhiệm vụ lao động; người lao đông cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân; sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Nghị định số 143/2024/NĐ-CP; được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội; được nhận chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả:

- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

- Thông qua tài khoản thanh toán của người lao động mở tại ngân hàng.

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Mức hỗ trợ của Nhà nước cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể:

- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;

- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn;

- Bằng 10% đối với người lao động khác.

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) ngày 09/6/2025. Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình đồng chủ trì phiên họp.
Quyền và nghĩa vụ của phóng viên, biên tập viên chưa được cấp thẻ nhà báo

Quyền và nghĩa vụ của phóng viên, biên tập viên chưa được cấp thẻ nhà báo

Đây là quy định mới trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)[1] do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chủ trì soạn thảo.
[1] Dự thảo ngày 30/5/2025 gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Ngày 09/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về Đề án “Nghiên cứu xây dựng chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội thảo. Đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Tập trung thiết kế Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật với mô hình tổ chức phù hợp

Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú tại buổi làm việc với các đơn vị về báo cáo triển khai Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ngày 29/5/2025.
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc, bài viết đề xuất các khuyến nghị để xây dựng khung pháp lý toàn diện, hiệu quả hơn trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ quan đầu tiên hoàn thành Báo cáo tổng hợp kết quả  lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của  Hiến pháp năm 2013

Cơ quan đầu tiên hoàn thành Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học. Cũng như các cơ quan khác, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ lấy ý kiến Nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trong thời gian 01 tháng, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến góp ý trình Chính phủ. Trong không khí Bộ Tư pháp đang khẩn trương hoàn thành các công việc trên, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh xung quanh vấn đề này.
Giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự

Giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự

Trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 26/5/2025, Quốc Hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự.
Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và những nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và những nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 25/5/2025, Tổ công tác của Bộ Tư pháp về nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tiếp tục làm việc để thảo luận về những vấn đề lớn tại Đề cương dự thảo Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính chủ trì buổi làm việc.
Không đề xuất điều chỉnh tăng mức phạt trong dự thảo Luật Xử lý  vi phạm hành chính

Không đề xuất điều chỉnh tăng mức phạt trong dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính

Trong bối cảnh sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đặt ra vấn đề phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính về vấn đề này.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc sắp xếp bộ máy, ứng dụng khoa học công nghệ

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc sắp xếp bộ máy, ứng dụng khoa học công nghệ

Trước yêu cầu cấp bách của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, cải cách mạnh mẽ thủ tục, phương thức điều hành hành chính; đồng thời, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được xây dựng nhằm góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm phù hợp với chủ trương tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thời gian qua và trong giai đoạn sắp tới.
Một số góp ý liên quan đến đơn vị hành chính trong dự thảo Nghị quyết  sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Một số góp ý liên quan đến đơn vị hành chính trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Phân định địa giới lãnh thổ để quản lý dân cư và vận hành hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội là công việc hệ trọng nên quốc gia nào cũng quy định trong Hiến pháp để làm cơ sở cho việc xác lập cấp chính quyền địa phương và phân định quyền lực giữa trung ương, địa phương. Ở nước ta, Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất và là căn cứ quan trọng để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực trong quản lý nhà nước và đời sống chính trị, xã hội. Sơ lược lịch sử lập Hiến từ năm 1946 đến nay của Việt Nam và tham khảo quy định của một số nước, bài viết đề xuất một số nội dung về việc sửa đổi, bổ sung quy định về đơn vị hành chính của Việt Nam.
Một số góp ý liên quan đến các tổ chức chính trị - xã hội tại dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Một số góp ý liên quan đến các tổ chức chính trị - xã hội tại dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 dự kiến sửa đổi các Điều 9, 10 và khoản 1 Điều 84 liên quan đến các tổ chức chính trị - xã hội để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng về thu gọn đầu mối, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sơ lược về mối quan hệ giữa tổ chức chính trị - xã hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bài viết đề xuất một số nội dung về việc sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến các tổ chức chính trị - xã hội.
Làm rõ mối quan hệ của chấp hành viên với thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh

Làm rõ mối quan hệ của chấp hành viên với thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh

Đây là một trong những ý kiến được đưa ra tại cuộc họp thẩm định dự án Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW

Ngày 21/5/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì buổi làm việc với các đơn vị về dự thảo Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm