Chủ nhật 15/06/2025 22:31
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Gia Lai - Thực trạng và giải pháp

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên, là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều cộng đồng dân tộc như Kinh, Jrai, Bahnar, Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường,…

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên, là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều cộng đồng dân tộc như Kinh, Jrai, Bahnar, Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường,… Trong đó, người Kinh chiếm 52% và người dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số toàn tỉnh.Với nhu cầu về đời sống tinh thần, vật chất ngày càng được cải thiện, người dân tộc thiểu số dần trở thành chủ thể tham gia vào rất nhiều giao dịch dân sự. Là một bộ phận có trình độ tri thức thấp, nằm ở vị thế yếu nên pháp luật luôn có những quy định nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân tộc thiểu số. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình”[1].

Trong những năm gần đây, các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp… trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng tăng. Từ năm 2016 đến 2018, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng hơn 226.000 hợp đồng, giao dịch, thu phí công chứng 72,6 tỷ đồng, thù lao công chứng 4,5 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 14,2 tỷ đồng[2]. Trong đó, các trường hợp có sự tham gia của người dân tộc thiểu số và người phiên dịch chiếm một số lượng lớn. Khi người dân tộc thiểu số tham gia hợp đồng, giao dịch mà không thông thạo tiếng Việt, công chứng viên sẽ áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014, yêu cầu mời người phiên dịch. Quy định này nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch mà ở đây chính là người dân tộc thiểu số, phần lớn đều làm nông, không biết tiếng Việt, không có trình độ học vấn, không am hiểu về pháp luật. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn thường xuyên xảy ra những trường hợp lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản mà nạn nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Tác giả xin đưa ra một trường hợp cụ thể như sau:

Anh K (sinh năm 1980, huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết: “Năm 2017, ông B (sinh 1965, thành phố Pleiku, Gia Lai) thấy nhà tôi bị dột nên đề nghị vay tiền ngân hàng hộ để sửa nhà. Ông B nói với tôi, sổ đỏ đứng tên người Kinh sẽ được vay vốn thuận lợi hơn nên tôi đã giao sổ đỏ cho ông B. Sau đó, ông B đưa xe ô tô đến đón năm anh chị em nhà tôi đến phòng công chứng tại thành phố Pleiku thực hiện chuyển nhượng 05 sào đất ở của bố mẹ tôi để lại, sang tên con gái ông B là bà T (sinh năm 1997, hiện đang là sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh). Có sổ đỏ, cha con ông B đến thế chấp tài sản và vay vốn của một Ngân hàng X tại thành phố Pleiku. Về làng, ông B đưa 50 triệu đồng cho tôi và hứa sẽ chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất khi tôi trả lại hết tiền cho ông B”. Đầu năm 2018, ông B tiếp tục dụ dỗ anh D thế chấp 09 sào đất rẫy cà phê của gia đình, vay ngân hàng thêm 150 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được ông B vay lại của anh D. Anh D cho biết, ông B tiến hành làm hết các thủ tục vay ngân hàng, anh D chỉ lên ngân hàng đặt bút ký và không đọc lại nội dung hợp đồng[3].

Trong trường hợp trên, lợi dụng lòng tin cũng như sự thiếu hiểu biết của người dân tộc thiểu số, một số đối tượng đã dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Vấn đề đặt ra ở đây là, khi tham gia xác lập các giao dịch như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng tại các tổ chức hành nghề công chứng, người dân tộc thiểu số lại không hề biết về nội dung của giao dịch, cũng như không hiểu gì về hậu quả pháp lý sẽ xảy ra sau khi xác lập những giao dịch trên. Trong khi đó, các trường hợp công chứng mà người yêu cầu công chứng là dân tộc thiểu số hầu như đều có sự tham gia của người phiên dịch. Người phiên dịch xuất hiện với vai trò vô cùng quan trọng, họ tham gia vào giao dịch với trách nhiệm phiên dịch lại toàn bộ nội dung hợp đồng, giao dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng với mục đích đảm bảo rằng người yêu cầu công chứng đã hiểu rõ toàn bộ nội dung cũng như quyền, nghĩa vụvà hậu quả pháp lý của việc xác lập giao dịch. Theo tác giả, việc quy định một cách chung chung cũng như chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề người phiên dịch trong hoạt động công chứng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên bởi những lý do như sau:

Thứ nhất, quy định “trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch: Trong thực tế công chứng xảy ra nhiều tình huống khác nhau, có người nói và viết được tiếng Việt nhưng ở mức độ rất hạn chế, có người nghe và hiểu được tiếng Việt nhưng lại không đọc được tiếng Việt. Để đánh giá mức độ thông thạo tiếng Việt thì công chứng viên cần dựa vào những tiêu chí nào? Luật Công chứng năm 2014 cũng như văn bản hướng dẫn thi hành đều không quy định bất kỳ một tiêu chí cụ thể nào về việc đánh giá mức độ thông thạo tiếng Việt. Do vậy, phần lớn các công chứng viên trên địa bàn tỉnh Gia Lai khi tiến hành công chứng các hợp đồng, giao dịch có chủ thể tham gia là người dân tộc thiểu số thường dựa vào nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm làm việc của bản thân và thông qua quá trình giao tiếp để đánh giá mức độ thông thạo tiếng Việt của họ.Cũng chính việc xác định theo ý chí chủ quan của mỗi công chứng viên đã dẫn tới những trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch không có sự tham gia của người phiên dịch trong khi chủ thể tham gia là người dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt, không đọc được nội dung của hợp đồng, giao dịch.

Thứ hai,người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng”: Việc xác định người thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng hiện nay có rất nhiều vấn đề tranh cãi và không có tiêu chuẩn nào cả. Trên thực tế, tại các tổ chức hành nghề công chứng, khi gặp trường hợp cần phải có người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số thì người yêu cầu công chứng thường mời người phiên dịch là người cùng dân tộc hoặc người quen trong làng để việc công chứng diễn ra nhanh chóng, đỡ mất thời gian. Tuy nhiên, căn cứ vào đâu để biết rằng người phiên dịch thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng? Cũng giống như xác định khả năng thông thạo tiếng Việt của người yêu cầu công chứng, việc xác định người phiên dịch thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng cũng chỉ thông qua hình thức trao đổi trực tiếp với với người phiên dịch, bằng cách đặt câu hỏi về nội dung của giao dịch cần công chứng như: “Đất này bán bao nhiêu mét? Bán hết hay bán một phần? Bán giá bao nhiêu tiền?”. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chính bản thân người phiên dịch cũng không thông thạo tiếng Việt, họ chỉ nghe và trả lời theo chỉ đạo của người khác. Lúc này, nếu công chứng viên lơ là, thiếu sự nhạy bén trong quá trình kiểm tra sẽ dễ dẫn tới tình trạng bị qua mặt và tiến hành chứng nhận hợp đồng, giao dịch có sự tham gia của người phiên dịch nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện để làm người phiên dịch.

Thứ ba,người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình”: Quy định này tạo ra sự chủ động cho người yêu cầu công chứng, giảm bớt gánh nặng cho công chứng viên. Người yêu cầu công chứng được tự do mời người phiên dịch phù hợp với quy định của pháp luật. Song, có những trường hợp người yêu cầu công chứng mời người phiên dịch theo chủ quan của họ, lựa chọn người thân trong gia đình để thực hiện việc phiên dịch thì có đảm bảo được tính khách quan hay không? Khi phát sinh những tình huống như vậy thì công chứng viên phải xử lý như thế nào? Trường hợp người phiên dịch có hành vi gian dối nhằm mục đích trục lợi, truyền đạt sai bản chất của giao dịch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người yêu cầu công chứng thì trách nhiệm trước pháp luật mà người phiên dịch phải gánh chịu là như thế nào? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015) thì người phiên dịch sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có hành vi gian dối, không trung thực khi phiên dịch. Ngoài ra, Luật Công chứng năm 2014 cũng như những văn bản khác đều không có quy định gì thêm về vấn đề này.

Thiết nghĩ, để hạn chế tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tránh phát sinh tranh chấp cũng như phát huy được hết vai trò của người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công chứng, pháp luật cần có quy định cụ thể để xác định rõ trách nhiệm của người phiên dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự. Đồng thời, có sự quản lý nhà nước đối với những người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số. Theo đó, có thể quy định các tổ chức hành nghề công chứng ký hợp đồng cộng tác viên với họ để đảm bảo tính chuyên nghiệp và ràng buộc nhiệm pháp lý chứ không để người yêu cầu công chứng mời vì những lý do đã phân tích ở trên.

Trần Thị Diễm My

Phòng Công chứng số 1 tỉnh Gia Lai






[1] Khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014.

[2] https://baogialai.com.vn/channel/12379/201904/kho-khan-bat-cap-trong-hoat-dong-cong-chung-tren-dia-ban-gia-lai-5630279/.

[3] https://baogialai.com.vn/channel/8301/201811/gia-lainhieu-ba-con-dtts-bi-lua-dao-the-chap-dat-dai-de-vay-von-5610172/.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị hiện nay

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị hiện nay

Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, là địa phương chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều, Tà Ôi. Quảng Trị có hơn 183.000 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 30% dân số), có trên 20.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó, có khoảng 34.000 trẻ em sống ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số .

Một số kết quả nổi bật trong công tác hòa giải ở cơ sở 06 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong 06 tháng đầu năm 2023, toàn thành phố Hà Nội đã hòa giải thành công 1.334/1.544 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,4%, đáp ứng nhu cầu công tác hòa giải ở cơ sở, nhờ đó góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn dân cư.

Nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” từ thực tiễn Hà Nội

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), ngày 17/02/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND tổ chức triển khai thực hiện trên toàn Thành phố

Hiệu quả hoạt động và phối hợp trong công tác trợ giúp pháp lý tại tỉnh Tây Ninh

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được thông qua với nhiều nội dung mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý. Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực

Thực trạng nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại tỉnh Đồng Tháp

Triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, trong đó tập trung nguồn lực thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý,...

Kết quả 05 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ra đời, khắc phục triệt để những vấn đề tồn tại trong công tác trợ giúp pháp lý, tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý.

Vị trí, vai trò của trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, dân số của Thành phố Hà Nội cao thứ hai trong cả nước (khoảng 8,3 triệu người) với nhiều thành phần dân cư, lao động từ các địa phương khác tập trung về.

Một số kết quả nổi bật công tác tư pháp 06 tháng đầu năm trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Năm 2022, Thành phố Hà Nội xây dựng chủ đề công tác: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Triển khai thực hiện chủ đề công tác trên, trong 06 tháng đầu năm Ngành Tư pháp Thủ đô đã triển khai thống nhất, đồng bộ trên các lĩnh vực công tác và cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể như sau:

Bấp cập trong việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Việc thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các bên đương sự tự thỏa thuận, giải quyết toàn bộ vụ việc trên nguyên tắc tự nguyện, chia sẻ, đồng cảm với nhau; hàn gắn tình cảm, giữ mối quan hệ tình cảm giữa các đương sự, tình làng, nghĩa xóm và góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nghệ An: Điểm sáng trong công tác thi hành án hành chính

Thi hành án nói chung là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Xét một cách tổng thể, trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là trong những năm gần đây, công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự, hành chính nói riêng đã đạt được nhiều kết quả, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, từng bước tạo được niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước. Trong những thành quả chung đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác thi hành án chính.

Thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá tài sản tại Nam Định

Từ trước và sau khi Luật Đấu giá tài sản năm 2016 được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã chỉ đạo triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá tài sản và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại tạo sự hài lòng của tổ chức, công dân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Sở Tư pháp, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận Một cửa) thuộc Văn phòng Sở đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị và địa phương, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Cần bổ sung đối tượng được xét miễn nghĩa vụ thi hành án phần án phí

Quy định về xét miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người phải thi hành án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, đã góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, đồng thời, thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người phải thi hành án.

Một số dạng vi phạm điển hình trong thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014, đặc biệt là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được ban hành, tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự (THADS), tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển biến cơ bản, bền vững, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác THADS, theo đó, bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Để bảo đảm cho các bản án, quyết định được thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, hạn chế vi phạm và tội phạm xảy ra trong lĩnh vực THADS, Ngành Kiểm sát được Quốc hội giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực THADS.

Thi hành án dân sự tại tỉnh Tiền Giang - Thực trạng và giải pháp

Bài viết dựa trên các quy định pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự; đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ đó, bài viết đề cập đến những kết quả, hạn chế, và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm