Chủ nhật 22/06/2025 22:19
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Quảng Bình với công tác thi hành Luật Tiếp cận thông tin

Bài viết về việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin tại tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đề ra.

Luật Tiếp cận thông tin được thông qua ngày 06/4/2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cụ thể hóa quyền con người trong Hiến pháp năm 2013. Luật Tiếp cận thông tin quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân. Đây là đạo luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.


Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai một cách có hệ thống, đồng bộ trong việc thi hành Luật Tiếp cận thông tin (sau đây gọi tắt là Luật), trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch hoạch số 1286/KH-UBND ngày 15/8/2016 về triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh, Công văn số 529/UBND-NC ngày 03/4/2017 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 14/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 510/UBND-NC ngày 12/4/2018 về việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin trong đó xác định rõ các nội dung công việc, phân công trách nhiệm và tiến độ thực hiện cụ thể đến từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tham mưu tổ chức 01 hội nghị quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật cho cho hơn 200 người tham dự là đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương; các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật. Sau hội nghị ở cấp tỉnh, tùy theo điều kiện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã lựa chọn các hình thức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến Luật thường xuyên, liên tục. Sở Tư pháp tổ chức 05 hội nghị báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã và cán bộ Mặt trận cấp xã; tổ chức và phối hợp với các xã, phường để tổ chức 16 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật; 03 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” và phụ nữ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hội viên Hội Phụ nữ; Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” và nông dân làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hội viên Hội Nông dân; Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh và cựu chiến binh làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hội viên Hội Cựu chiến binh; 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ chủ chốt của công đoàn các cấp, báo cáo viên của Liên đoàn lao động tỉnh; 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho thành viên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư; 04 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho phạm nhân đang thụ án tại Trại giam Đồng Sơn… tất cả các lớp trên đều có lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản có liên quan. Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp cận thông tin trong việc tham mưu định hướng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng tháng và cung cấp tài liệu tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cấp xã; qua việc phát hành 24.400 cuốn Bản tin Tư pháp; thực hiện chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật hàng tháng trên Báo Quảng Bình; 22 chuyên mục “Pháp luật và đời sống” trên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình. Hàng năm, mua và cấp phát sách pháp luật cho các thành viên của Hội đồng và các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh… trong đó có nội dung về quyền tiếp cận thông tin và triển khai thi hành Luật.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, hệ thống truyền thanh cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân thông qua các hình thức như lồng ghép tuyên truyền qua các chuyên trang, chuyên mục, bản tin, phóng sự, thi tìm hiểu pháp luật trên Trang thông tin điện tử… Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật và các văn bản có liên quan bằng các hình thức như tổ chức hội nghị, lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, thông qua các diễn đàn; tổ chức theo dõi, khai thác, tổng hợp thông tin do báo chí phản ánh; cấp phát tài liệu…

Công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với Luật đã được triển khai một cách có hệ thống. Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát 149 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ năm 1989 đến ngày 31/7/2017 liên quan đến Luật Tiếp cận thông tin (08 nghị quyết, 93 quyết định và 48 chỉ thị) trong đó, có 77 văn bản còn hiệu lực (07 nghị quyết, 70 quyết định); 20 văn bản đã hết hiệu lực toàn bộ chưa được công bố (01 nghị quyết, 11 quyết định, 08 chỉ thị); 01 văn bản hết hiệu lực một phần; 17 văn bản cần bãi bỏ (05 quyết định, 12 chỉ thị); 34 văn bản cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (06 quyết định, 28 chỉ thị). Trong tổng số 149 văn bản, chủ yếu quy định về các nội dung: Các cơ quan nhà nước phải công bố, công khai nhằm minh bạch thông tin; quy định trách nhiệm cung cấp thông tin, thông báo thông tin cho cá nhân, tổ chức; quy định về quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ chức; quy định thông tin phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng công báo, niêm yết; quy định về việc trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân; quy định về việc loại trừ tiếp cận các thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh hoặc liệt kê cụ thể các thông tin bị loại trừ tiếp cận; quy định về trách nhiệm lưu trữ thông tin nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin. Qua rà soát đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hết hiệu lực một phần và toàn bộ đối với những văn bản chưa được công bố, chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản bãi bỏ theo quy định của pháp luật, hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế nhằm đảm bảo phù hợp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc xây dựng quy chế nội bộ của các cơ quan để thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Luật. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng triển khai xây dựng Quy chế tổ chức cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả triển khai thi hành Luật, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí bộ phận/người làm đầu mối cung cấp thông tin; bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết như phòng tiếp công dân, máy vi tính… để cung cấp thông tin cho công dân. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức cung cấp thông tin cho công dân qua “Phòng tiếp công dân” của cơ quan; qua việc dự các cuộc tiếp công dân do tỉnh tổ chức…

Việc lập danh mục thông tin phải được công khai; đăng tải danh mục trên Công thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của cơ quan; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo danh mục thông tin đã được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc. Sở Kế hoạch và Đầu tư đăng tải danh mục thông tin công bố công khai rộng rãi trên Trang thông tin điện tử của Sở toàn bộ thủ tục hành chính; hình thức đầu tư; quy trình thủ tục đầu tư; chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư… Công an tỉnh đăng tải trên Trang thông tin điện tử 139 thủ tục hành chính liên quan 11 lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh Quảng Bình và toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 900:2008… Sở Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan chuyên mục “Thủ tục hành chính” nhằm cung cấp thông tin về các thủ tục hành chính được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công bố và huy động sự tham gia giám sát của các tổ chức, cá nhân đối với việc ban hành và thực hiện các quy định hành chính và đã đăng tải nội dung danh mục thông tin phải công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng chuyên mục “Văn bản pháp quy chuyên ngành” để đăng tải danh mục thông tin được công khai.

Đồng thời, ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức xây dựng chuyên mục về tiếp cận thông tin trên trang thông tin, cổng thông tin điện tử của cơ quan theo quy định của Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật.

Cùng với đó, các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin theo quy định của Luật cũng được các, sở, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Đến nay, hầu hết các sở, ngành, địa phương đều đã có Trang/Cổng thông tin điện tử và ngày càng được cải tiến, thường xuyên đăng tải, cập nhật các thông tin theo quy định nhằm tạo điều kiện cho người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin và khai thác thuận tiện.

Tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông của các cơ quan, đơn vị, địa phương, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang được triển khai ngày càng sâu rộng. Hầu hết các phần mềm và hệ thống triển khai tại bộ phận một cửa đều có khả năng kết nối liên thông theo chiều dọc và theo chiều ngang, cho phép tra cứu thông tin và trạng thái giải quyết hồ sơ qua hệ thống màn hình cảm ứng tại trụ sở cơ quan nhà nước, qua internet, thư điện tử... Điều này làm tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan nhà nước. Đặc biệt, Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Bình đã chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2018 đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước; đồng thời tăng cường tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm nhanh chóng, công khai, minh bạch, không có khâu trung gian, giảm chi phí thực hiện. Từ đó, góp phần cải thiện chất lượng công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân; thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trung tâm được trang bị các thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính như tiếp nhận hồ sơ nhận qua đường bưu điện, thực hiện các giao dịch hành chính công trực tuyến ở mức độ 3 và 4; chuẩn hóa thủ tục, hồ sơ, thuận lợi cho việc tra cứu thông tin. Đến nay, số lượng thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công là 1.021 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan theo ngành dọc được các bộ, ngành đặt tại địa phương. Với phương châm “lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ”, mọi hoạt động của công chức, viên chức tại Trung tâm Hành chính công tỉnh đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên qua hệ thống camera tự động. Những phản ánh, vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sẽ được xử lý kịp thời, tạo lập môi trường làm việc thống nhất, thuận tiện, văn minh, hiện đại, công khai cho người dân, doanh nghiệp và lãnh đạo để chỉ đạo xử lý bảo đảm đúng quy định...

Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân cũng được thực hiện. Công dân có thể đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin như thông tin về đất đai, thông tin về đấu giá tài sản, thông tin về cấp phiếu lý lịch tư pháp, thông tin về giá đất, thông tin về thủ tục hành chính… Bên cạnh đó, hàng tháng thông qua việc tiếp công dân của cấp tỉnh, huyện, xã… các Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật đã giải thích, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các thông tin liên quan trực tiếp đến mình; lồng ghép việc cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị, qua sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng…

Để triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng bộ Luật, ngoài việc ban hành kế hoạch thực hiện cần có những giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đề ra, cụ thể:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản pháp luật có liên quan cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân với các hình thức phù hợp. Tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu về việc cung cấp thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức làm đầu mối cung cấp thông tin.

Hai là, ban hành Quy chế tổ chức cung cấp thông tin của Ủy ban nhân dân tỉnh; trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành Quy chế tổ chức cung cấp thông tin tại cơ quan, đơn vị mình.

Ba là, tiếp tục vận hành Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh. Rà soát, phân loại, lập danh mục các thông tin phải được công khai và thông tin không được công khai; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp, không cung cấp; duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin do cơ quan mình tạo ra.

Bốn là, tổ chức xây dựng chuyên mục về tiếp cận thông tin trên Trang thông tin, Cổng thông tin điện tử của cơ quan theo quy định của Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin.

Năm là, tiếp tục cải tiến các biện pháp kỹ thuật nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin; tăng cường các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Đoàn Khánh Hòa

Sở Tư pháp Quảng Bình

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị hiện nay

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị hiện nay

Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, là địa phương chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều, Tà Ôi. Quảng Trị có hơn 183.000 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 30% dân số), có trên 20.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó, có khoảng 34.000 trẻ em sống ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số .

Một số kết quả nổi bật trong công tác hòa giải ở cơ sở 06 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong 06 tháng đầu năm 2023, toàn thành phố Hà Nội đã hòa giải thành công 1.334/1.544 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,4%, đáp ứng nhu cầu công tác hòa giải ở cơ sở, nhờ đó góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn dân cư.

Nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” từ thực tiễn Hà Nội

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), ngày 17/02/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND tổ chức triển khai thực hiện trên toàn Thành phố

Hiệu quả hoạt động và phối hợp trong công tác trợ giúp pháp lý tại tỉnh Tây Ninh

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được thông qua với nhiều nội dung mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý. Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực

Thực trạng nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại tỉnh Đồng Tháp

Triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, trong đó tập trung nguồn lực thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý,...

Kết quả 05 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ra đời, khắc phục triệt để những vấn đề tồn tại trong công tác trợ giúp pháp lý, tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý.

Vị trí, vai trò của trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, dân số của Thành phố Hà Nội cao thứ hai trong cả nước (khoảng 8,3 triệu người) với nhiều thành phần dân cư, lao động từ các địa phương khác tập trung về.

Một số kết quả nổi bật công tác tư pháp 06 tháng đầu năm trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Năm 2022, Thành phố Hà Nội xây dựng chủ đề công tác: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Triển khai thực hiện chủ đề công tác trên, trong 06 tháng đầu năm Ngành Tư pháp Thủ đô đã triển khai thống nhất, đồng bộ trên các lĩnh vực công tác và cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể như sau:

Bấp cập trong việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Việc thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các bên đương sự tự thỏa thuận, giải quyết toàn bộ vụ việc trên nguyên tắc tự nguyện, chia sẻ, đồng cảm với nhau; hàn gắn tình cảm, giữ mối quan hệ tình cảm giữa các đương sự, tình làng, nghĩa xóm và góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nghệ An: Điểm sáng trong công tác thi hành án hành chính

Thi hành án nói chung là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Xét một cách tổng thể, trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là trong những năm gần đây, công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự, hành chính nói riêng đã đạt được nhiều kết quả, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, từng bước tạo được niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước. Trong những thành quả chung đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác thi hành án chính.

Thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá tài sản tại Nam Định

Từ trước và sau khi Luật Đấu giá tài sản năm 2016 được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã chỉ đạo triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá tài sản và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại tạo sự hài lòng của tổ chức, công dân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Sở Tư pháp, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận Một cửa) thuộc Văn phòng Sở đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị và địa phương, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Cần bổ sung đối tượng được xét miễn nghĩa vụ thi hành án phần án phí

Quy định về xét miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người phải thi hành án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, đã góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, đồng thời, thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người phải thi hành án.

Một số dạng vi phạm điển hình trong thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014, đặc biệt là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được ban hành, tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự (THADS), tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển biến cơ bản, bền vững, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác THADS, theo đó, bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Để bảo đảm cho các bản án, quyết định được thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, hạn chế vi phạm và tội phạm xảy ra trong lĩnh vực THADS, Ngành Kiểm sát được Quốc hội giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực THADS.

Thi hành án dân sự tại tỉnh Tiền Giang - Thực trạng và giải pháp

Bài viết dựa trên các quy định pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự; đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ đó, bài viết đề cập đến những kết quả, hạn chế, và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm