Thứ ba 01/07/2025 22:23
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Thông điệp đầu năm: Quốc bảo lòng dân

Trong thông điệp đầu năm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Thời gian tới, có thời cơ, thuận lợi lớn, nhưng khó khăn, thách thức cũng vô cùng gay gắt, quyết liệt. Vẫn có kẻ muốn kìm chân, cản phá làm ta suy yếu để dễ bề chi phối, có kẻ lăm le lấn đất, lấn biển, chiếm đảo của ta.

Chỉ có sự đồng lòng, nhất trí của toàn dân, khối đại đoàn kết dân tộc mới là sức mạnh vô địch để chúng ta vượt qua mọi sóng to, gió lớn của thời cuộc. Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù nào dù là hung bạo nhất, chỉ sợ mất lòng dân. Lòng dân, đó là “Quốc bảo” dựng nước và giữ nước Việt Nam”.

Làm thế nào để được lòng dân chính là gìn giữ “Quốc bảo”, điều đó được thể hiện trong tất cả những chủ trương, chính sách và trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Chủ tịch nước đã chỉ rõ: “Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, chăm lo việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta, là bổn phận của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chúng ta”. Ngay những ngày đầu năm 2015, một loạt những quy định pháp luật, chính sách đã có hiệu lực với mục đích rõ ràng là “khoan sức dân”, là giữ gìn “Quốc bảo” thể hiện ở những chính sách thuế, mở mang các điều kiện kinh doanh, tạo môi trường phát triển kinh tế,... Năm 2014, Chính phủ có Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và lập tức phát huy hiệu quả trong cuộc sống. Đã có đà và được bổ sung bằng các văn bản pháp luật thông thoáng, “mở cửa và cởi trói” cho doanh nghiệp, hy vọng năm nay sẽ là một năm khởi sắc cho nền kinh tế.

Trong các mặt hoạt động của công tác tư pháp thì chủ trương vì dân được thể hiện rất rõ ràng qua việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình và các công việc cụ thể, từ ban hành và kiểm tra các văn bản pháp luật đến quán triệt thái độ phục vụ nhân dân của toàn thể đội ngũ cán bộ tư pháp trong cả nước. Một dẫn chứng mang tính thuyết phục cho tư tưởng vì dân là việc Bộ Tư pháp soạn thảo và trình Quốc hội thông qua hai đạo luật, đó là Luật Hôn nhân và gia đình và Luật Hộ tịch thì những quan điểm rất nhân văn như việc mang thai hộ hoặc cấp giấy khai sinh với những thủ tục đơn giản, rút gọn đã giảm rất nhiều phiền hà cho người dân tại lĩnh vực này. Năm 2015, Ngành Tư pháp lại là “đầu mối” cho việc xây dựng Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự sửa đổi, liên quan rất nhiều đến lợi ích cơ bản của công dân. Có những việc làm vì dân cụ thể hơn khi phát hiện những văn bản pháp luật “không vì dân” thì “thổi còi” ngay lập tức, ví dụ gần đây nhất là việc đề nghị chấm dứt tình trạng “vẽ rắn thêm chân”, gây phiền hà cho người dân, như hành nghề xe ôm cũng bắt phải đăng ký kinh doanh. Bộ trưởng Hà Hùng Cường từng phát biểu khi ông nhậm chức: “Sẽ luôn cố gắng nhìn nhận công tác tư pháp dưới con mắt người dân”. Lời nói tâm huyết đó đã dần dần trở thành hiện thực qua các hoạt động của Ngành Tư pháp trong những năm gần đây, ngày một gắn bó với cuộc sống, suy nghĩ của người dân. Điều đó chứng tỏ rằng thông điệp đầu năm của Chủ tịch nước về lòng dân cũng là phương châm hành động của Ngành Tư pháp chúng ta.

Ở các lĩnh vực khác, việc giữ lòng dân được thể hiện như chú trọng vấn đề an sinh xã hội, tạo điều kiện cho một bộ phận nhân dân thoát nghèo và ngay những chính sách cụ thể để giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp.

“Quốc bảo lòng dân” phải được giữ gìn bởi những phương pháp quản lý xã hội, thái độ với những hành vi xâm lấn đất nước và trong từng động thái ứng xử với người dân. Quan hệ giữa chính quyền và người dân cũng cần có những thay đổi mạnh mẽ để lấy được niềm tin yêu của người dân. Khoan sức dân cũng là một cách giữ gìn “Quốc bảo”!

“Quốc bảo lòng dân” càng được trân trọng qua Hiến pháp năm 2013 và các văn kiện dự thảo chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp tới, trong đó chữ Nhân dân được viết hoa. Đó là việc chưa từng có trong các văn bản chính thức, xác định vị trí của Nhân dân xứng đáng được vinh danh và giữ gìn lòng dân như “Quốc bảo”!

Bình Sơn

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết: "SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Sáng ngày 25/6/2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 432/434 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt 99,5%), Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Chi bộ Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính quyết tâm nâng cao sức chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Chi bộ Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính quyết tâm nâng cao sức chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Ngày 24/6/2025, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật về kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền (chiều ngày 24/6/2025).
Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Sáng ngày 24/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Suốt một thế kỷ, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, là diễn đàn tin cậy của Nhân dân. Không chỉ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, báo chí còn là ngọn lửa tiên phong, là vũ khí sắc bén trong hành trình cách mạng giành độc lập, tự do và dựng xây Tổ quốc. Các chính sách về báo chí đã được thiết lập và sửa đổi, bổ sung cùng với sự phát triển của báo chí qua từng giai đoạn lịch sử. Báo chí là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc để có độc lập, tự do; báo chí đồng hành cùng cây súng có mặt tại các chiến trường qua hai cuộc kháng chiến. Ngày nay, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương, khí thế thực hiện những nhiệm vụ chính trị chuẩn bị cho thời khắc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, tinh thần cách mạng của các cơ quan báo chí, bản lĩnh, trí tuệ của người làm báo một lần nữa được khẳng định.
Diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn khai mạc của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2025

Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2025

Ngày 20/6/2025, Học viện Tư pháp tổ chức Hội nghị cộng tác viên chào mừng 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tạp chí Nghề luật nhằm tôn vinh, tri ân những đóng góp của các thế hệ lãnh đạo Tạp chí, thành viên cố vấn, biên tập viên, trị sự viên, thư ký tòa soạn và cộng tác viên qua các thời kỳ đối với sự nghiệp báo chí nói chung và sự phát triển của Tạp chí Nghề luật nói riêng.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Phát triển kỹ năng thực hành nghề luật của sinh viên đáp ứng yêu cầu thị trường việc làm

Đây là nội dung Tọa đàm do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 19/6/2025. PGS.TS. Nguyễn Bá Bình, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và TS. Trần Kim Liễu, Giám đốc Trung tâm Thực hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có các chuyên gia hành nghề luật tại một số cơ quan, tổ chức như: Tòa án nhân dân, văn phòng công chứng, công ty luật, trường đại học…
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 16/6/2025, Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua Nghị quyết số 203/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết gồm 02 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm