Thứ sáu 20/06/2025 17:47
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Trường Trung cấp Luật Đồng Hới 05 năm một chặng đường

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật ở cơ sở.

Thực hiện chủ trương đó, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới được thành lập theo Quyết định số 889/QĐ-BTP ngày 25/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, đặt trụ sở tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật có trình độ trung cấp cho các tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Ngành Tư pháp; nghiên cứu khoa học pháp lý; phối hợp với các cơ sở đào tạo của Bộ Tư pháp đào tạo cử nhân luật và các chức danh tư pháp như luật sư, công chứng viên… Đến nay, trải qua chặng đường 05 năm hoạt động, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã vượt qua nhiều gian khó, thử thách và ngày càng lớn mạnh, phát triển về mọi mặt.

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, giáo viên phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Xác định con người là nhân tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, nhưng hầu hết giáo viên còn non trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề nên Nhà trường đã tập trung tăng cường, bổ sung, nâng cao về số lượng, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và tạo điều kiện tối đa nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trong cả nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà trường đã có 01 tiến sỹ, 17 thạc sỹ (trong đó, có 01 thạc sỹ đang làm nghiên cứu sinh) và 21 cử nhân (trong đó, có 01 cử nhân đang học cao học) cùng với đội ngũ giáo viên thỉnh giảng giàu kinh nghiệm đến từ Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp, nhiều cơ quan, đơn vị chuyên môn của Bộ Tư pháp và của địa phương, đảm bảo việc giảng dạy, đào tạo theo hướng giáo dục nghề nghiệp, trang bị đồng thời kiến thức pháp luật cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ cụ thể. Ngoài ra, Nhà trường cũng luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên môn do Bộ Tư pháp tổ chức và tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp trường tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên của Trường và nhiều cơ sở đào tạo khác.

Thứ hai, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

Nhà trường luôn xác định mục tiêu hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật có cả “đức và tài”. Do đó, Trường luôn coi trọng việc giáo dục toàn diện cho học sinh, không những chăm lo, giảng dạy tốt mà còn tổ chức nhiều hoạt động hướng nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội. Chương trình đào tạo của Nhà trường thường xuyên được rà soát, cập nhật, bổ sung và điều chỉnh phù hợp theo hướng trang bị kiến thức cơ bản, đồng thời mang tính ứng dụng, chú trọng kỹ năng thực hành, thực tập, bảo đảm cho học sinh tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Nhà trường đã xây dựng bộ Quy chế tuyển sinh và đào tạo, theo đó, việc giảng dạy và học tập được kiểm soát một cách chặt chẽ đúng quy định về giáo dục chuyên nghiệp. Bên cạnh việc nghiêm túc xây dựng giáo án, bài giảng có chất lượng, sinh động, dễ giảng, dễ tiếp thu thì các giáo viên phải thường xuyên dự giờ giảng của các giáo viên thỉnh giảng có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn giỏi. Đặc biệt, đối với các môn nghiệp vụ, Nhà trường đang áp dụng mô hình song giảng cho học sinh, giáo viên cơ hữu giảng phần lý thuyết, giáo viên thỉnh giảng là các cán bộ, công chức của các cơ quan, sở, ban, ngành quản lý nhà nước sẽ hướng dẫn thực hành cho học sinh.

Đến nay, Nhà trường đã và đang đào tạo cho 05 khóa học với gần 1.200 học sinh. Hiện tại, gần 400 học sinh đã tốt nghiệp, trong đó, hơn 250 học sinh đang làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề khác nhau tại các vùng miền của đất nước. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp của các em cơ bản phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhiều học sinh được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tin tưởng, đánh giá cao.

Thứ ba, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại.

Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và các đơn vị có liên quan trong việc chỉ đạo triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà trường theo hướng chuẩn hóa, cuối năm 2015, Trường đã khánh thành giai đoạn I, đưa trụ sở vào hoạt động với tổng diện tích khuôn viên là 142.512m2. Các công trình thuộc Dự án xây dựng Trường giai đoạn I được đưa vào sử dụng với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 11.000 m2 với nhiều hạng mục khang trang, hiện đại, gồm: Khối nhà hành chính hiệu bộ, khối nhà lớp học, giảng đường, khối ký túc xá, nhà ở cho cán bộ, giáo viên và khách công tác, nhà ăn của giáo viên, học sinh. Hiện nay, Trường đang tiếp tục triển khai Dự án xây dựng giai đoạn II với tổng diện tích xây dựng gần 8.200 m2. Với cơ sở vật chất như hiện nay và trong tương lai gần, Trường sẽ từng bước đáp ứng được các tiêu chuẩn không chỉ của một cơ sở đào tạo ở bậc trung cấp mà còn có thể cao hơn như cao đẳng, đại học.

Thứ tư, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho nước bạn Lào.

Bên cạnh việc đào tạo học sinh trong nước, trên cơ sở chủ trương và sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Bộ, từ năm 2015 đến nay, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã thực hiện công tác tuyển sinh và đào tạo cho hai khóa lưu học sinh Lào với hơn 300 em chủ yếu đến từ các tỉnh ở khu vực Trung và Nam Lào. Đây không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao mà còn là một hướng đi mới trong bối cảnh khó khăn về công tác tuyển sinh chung hiện nay, giúp Nhà trường mở rộng quy mô cũng như phát triển lớn mạnh trong tương lai, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển tình hữu nghị Việt - Lào.

Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của Nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo đối với lưu học sinh Lào, Nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực từ hỗ trợ học tập, đi thực tế, thực hành tiếng Việt đến quản lý sinh hoạt hàng ngày của các em. Ngoài chương trình học tập chính khóa, Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, đưa các em về sinh hoạt tại các gia đình người Việt, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận đời sống thực tế, trau dồi kỹ năng và vốn tiếng Việt. Điều này đã mang đến cho các em nhiều hứng khởi, đam mê trong học tập và sẽ là kỷ niệm đẹp trong ký ức của các em về mái Trường Trung cấp Luật Đồng Hới.

Thứ năm, nhiều chính sách thu hút người học hiệu quả, mang ý nghĩa nhân văn.

Với nhiệm vụ chính trị chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực bền vững có chất lượng phục vụ cho công tác thi hành pháp luật tại cấp cơ sở (huyện, xã) của các tỉnh Bắc miền Trung nên Nhà trường có số lượng học sinh chính quy là người dân tộc thiểu số tương đối lớn (chiếm khoảng 75%). Hầu hết, các em trong số đó có hoàn cảnh khó khăn, đời sống còn lạc hậu và thiếu thốn nhiều mặt. Vì vậy, để giúp các em tiếp cận được với môi trường giáo dục hiện đại, ngoài việc tận tâm giúp đỡ các em trên giảng đường thì việc chăm lo đời sống cho các em là một nhiệm vụ thường xuyên của tất cả cán bộ, giáo viên trong toàn Trường. Có thể nói, tại Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, học sinh là con, em, còn thầy, cô giáo chính là bố, mẹ, anh, chị như trong một đại gia đình thực sự.

Việc tuyển sinh để đưa các em về học tập đã khó khăn nhưng việc chăm lo và duy trì học tập, sinh hoạt cho các em còn khó khăn gấp bội lần. Từ những trăn trở, lo lắng và sự sẻ chia sâu sắc với học sinh, Nhà trường đã phát huy tối đa nội lực và tìm cách huy động nguồn lực từ bên ngoài xã hội. Từ năm 2015 đến nay, nguồn quỹ hỗ trợ học sinh của Nhà trường đã được nhiều cá nhân, tổ chức đóng góp. Đây là sự động viên vô cùng lớn lao không chỉ đối với các em học sinh mà ngay cả với Nhà trường. Với sự giúp đỡ từ xã hội cộng với sự cố gắng của Nhà trường, trong đó, phải kể đến cả sự đóng góp của cán bộ, giáo viên, 100% học sinh nội trú được miễn chi phí chỗ ở, nhiều em học sinh được miễn phí tiền ăn hàng ngày, số còn lại chỉ phải đóng góp một khoản tiền nhỏ phù hợp với điều kiện của các em. Ngoài ra, các em còn được hỗ trợ may áo đồng phục; miễn phí tiền mượn sách, giáo trình; cấp học bổng nghèo vượt khó… Đến nay, với chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, những khó khăn của các em cũng như của Nhà trường đã được giải quyết phần nào. Điều đáng nói và đáng tự hào là Nhà trường đã có những quyết sách, chủ trương hỗ trợ các em học sinh ngay cả khi chính sách trên chưa được ban hành.

Thứ sáu, phát huy những thành quả đạt được, xây dựng định hướng chiến lược cho tương lai, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Có thể tự hào để khẳng định rằng, chặng đường 05 năm đã qua của Trường Trung cấp Luật Đồng Hới có muôn vàn những khó khăn, thách thức từ vấn đề đội ngũ con người, cơ sở vật chất và cả sự cạnh tranh khốc liệt trong môi trường đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự hỗ trợ, chia sẻ của chính quyền các cấp các tỉnh Bắc miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Bình, cán bộ, giáo viên toàn Trường đã quyết tâm không ngừng, chấp nhận nhiều hy sinh, thiệt thòi, đoàn kết để từng bước đẩy lùi mọi khó khăn.

Hiện nay, Nhà trường cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết là những vấn đề mang tính khách quan như sự chi phối của nền văn hóa hiếu học, tình trạng “sính” bằng cấp... Bên cạnh đó, những tồn tại mang tính chủ quan của Nhà trường vẫn chưa khắc phục được như: Chương trình đào tạo chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho công việc giảng dạy, đội ngũ giáo viên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn còn hạn chế, các kỹ năng mềm chưa được trang bị đầy đủ...

Trong thời gian tới, Nhà trường phải tiến hành song song việc khắc phục những tồn tại và xây dựng kế hoạch, chiến lược, lộ trình phát triển đảm bảo tính bền vững trong tương lai. Việc đào tạo của Nhà trường phải phù hợp và tuân thủ các chính sách, quy định về giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thực chất của thị trường lao động, đồng thời, cũng phải đảm bảo thích ứng với môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trước mắt, giải pháp mà Nhà trường đưa ra là xây dựng và triển khai kế hoạch “Kiềng ba chân”: (i) Nhà trường củng cố các điều kiện cần thiết để nâng cấp Trường lên Cao đẳng đào tạo nghề luật như: Thư ký văn phòng luật sư, công chứng, thừa phát lại; tư vấn pháp lý doanh nghiệp vừa và nhỏ...; (ii) Phối hợp với Học viện Tư pháp đặt cơ sở của Học viện tại khu vực miền Trung nhằm thu hút việc đào tạo các chức danh tư pháp ở khu vực này tập trung về Trường; (iii) Tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho nước bạn Lào theo hướng đào tạo nghề cụ thể.

Trong một tương lai không xa, chúng tôi tin tưởng rằng, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới sẽ thực sự có những bước đi đúng hướng, vững chắc và trở thành cơ sở đào tào nghề luật có uy tín không chỉ ở khu vực miền Trung, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, đồng thời, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc cải cách tư pháp theo đúng chủ trương của Đảng đã đề ra. Để làm được điều đó, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới sẽ nỗ lực hết mình và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền các tỉnh khu vực miền Trung và sự ủng hộ của toàn xã hội.

TS. Lê Vệ Quốc

Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị hiện nay

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị hiện nay

Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, là địa phương chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều, Tà Ôi. Quảng Trị có hơn 183.000 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 30% dân số), có trên 20.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó, có khoảng 34.000 trẻ em sống ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số .

Một số kết quả nổi bật trong công tác hòa giải ở cơ sở 06 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong 06 tháng đầu năm 2023, toàn thành phố Hà Nội đã hòa giải thành công 1.334/1.544 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,4%, đáp ứng nhu cầu công tác hòa giải ở cơ sở, nhờ đó góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn dân cư.

Nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” từ thực tiễn Hà Nội

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), ngày 17/02/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND tổ chức triển khai thực hiện trên toàn Thành phố

Hiệu quả hoạt động và phối hợp trong công tác trợ giúp pháp lý tại tỉnh Tây Ninh

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được thông qua với nhiều nội dung mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý. Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực

Thực trạng nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại tỉnh Đồng Tháp

Triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, trong đó tập trung nguồn lực thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý,...

Kết quả 05 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ra đời, khắc phục triệt để những vấn đề tồn tại trong công tác trợ giúp pháp lý, tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý.

Vị trí, vai trò của trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, dân số của Thành phố Hà Nội cao thứ hai trong cả nước (khoảng 8,3 triệu người) với nhiều thành phần dân cư, lao động từ các địa phương khác tập trung về.

Một số kết quả nổi bật công tác tư pháp 06 tháng đầu năm trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Năm 2022, Thành phố Hà Nội xây dựng chủ đề công tác: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Triển khai thực hiện chủ đề công tác trên, trong 06 tháng đầu năm Ngành Tư pháp Thủ đô đã triển khai thống nhất, đồng bộ trên các lĩnh vực công tác và cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể như sau:

Bấp cập trong việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Việc thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các bên đương sự tự thỏa thuận, giải quyết toàn bộ vụ việc trên nguyên tắc tự nguyện, chia sẻ, đồng cảm với nhau; hàn gắn tình cảm, giữ mối quan hệ tình cảm giữa các đương sự, tình làng, nghĩa xóm và góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nghệ An: Điểm sáng trong công tác thi hành án hành chính

Thi hành án nói chung là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Xét một cách tổng thể, trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là trong những năm gần đây, công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự, hành chính nói riêng đã đạt được nhiều kết quả, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, từng bước tạo được niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước. Trong những thành quả chung đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác thi hành án chính.

Thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá tài sản tại Nam Định

Từ trước và sau khi Luật Đấu giá tài sản năm 2016 được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã chỉ đạo triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá tài sản và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại tạo sự hài lòng của tổ chức, công dân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Sở Tư pháp, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận Một cửa) thuộc Văn phòng Sở đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị và địa phương, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Cần bổ sung đối tượng được xét miễn nghĩa vụ thi hành án phần án phí

Quy định về xét miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người phải thi hành án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, đã góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, đồng thời, thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người phải thi hành án.

Một số dạng vi phạm điển hình trong thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014, đặc biệt là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được ban hành, tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự (THADS), tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển biến cơ bản, bền vững, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác THADS, theo đó, bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Để bảo đảm cho các bản án, quyết định được thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, hạn chế vi phạm và tội phạm xảy ra trong lĩnh vực THADS, Ngành Kiểm sát được Quốc hội giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực THADS.

Thi hành án dân sự tại tỉnh Tiền Giang - Thực trạng và giải pháp

Bài viết dựa trên các quy định pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự; đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ đó, bài viết đề cập đến những kết quả, hạn chế, và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm