Thứ sáu 20/06/2025 17:57
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Các chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá, bảo đảm yếu tố kinh tế và phát triển môi trường bền vững

Ngày 24/10/2024, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì cuộc họp.

Toàn cảnh phiên họp

Tham dự phiên họp có các thành viên là đại diện của một số bộ, ngành liên quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... và một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

Về sự cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Luật đã tạo dựng hành lang pháp lý, tháo gỡ rào cản, cụ thể hóa các quy định về biện pháp quản lý, kỹ thuật và chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn bộ hoạt động sản xuất công nghệ, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, chiếu sáng và sinh hoạt của cộng đồng, tạo điều kiện triển khai đồng bộ hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bền vững của đất nước. Tuy nhiên, sau hơn 13 năm triển khai thi hành, đến nay, Luật đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, do đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện, sử dụng năng lượng, đáp ứng bối cảnh thay đổi của thế giới và hội nhập quốc tế.

Đại diện Bộ Công Thương trình bày tóm tắt nội dung Tờ trình

Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm 02 điều, được xây dựng trên cơ sở 05 nhóm chính sách lớn gồm: (i) nhóm chính sách liên quan đến quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng; (ii) nhóm chính sách khuyến khích, thúc đẩy mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng (ESCO), nâng cao chất lượng kiểm toán năng lượng và phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn dịch vụ năng lượng, phát triển nguồn lực; (iii) nhóm chính sách về xây dựng hành lang pháp lý, phát triển các công cụ tài chính, thúc đẩy thị trường tiết kiệm năng lượng; (iv) nhóm chính sách chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; (v) tổ chức triển khai thực hiện và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tại phiên thảo luận, đa số đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, trên cơ sở Đề cương Luật, các thành viên Hội đồng thẩm định đã trao đổi, thảo luận và đưa ra một số góp ý, cụ thể:

Liên quan đến nội dung thành lập quỹ tài chính, quỹ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc thành lập quỹ được quy định trong Đề cương Luật chưa rõ ràng về mục đích, cơ sở thành lập, quy chế vận hành và nguồn của các quỹ này. Do vậy, đại diện Bộ Tài chính đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc, nghiên cứu bổ sung các nội dung trên vào Dự thảo Luật. Đồng thời, bổ sung, làm rõ các quy định về hỗ trợ tài chính đầu tư cho hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật và Đề cương Luật.

Theo đại biểu đại diện Bộ Xây dựng, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung thuật ngữ “vật liệu xây dựng” vào khoản 5 Điều 5 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện hành (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Đề cương Luật) nhằm bảo đảm sự phù hợp với đối tượng áp dụng trong Luật hiện nay là vật liệu có tính cách nhiệt tốt và khoản 7 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện hành quy định về nhãn năng lượng; cần làm rõ quy định về “dán nhãn cho vật liệu xây dựng” quy định tại khoản 4 Điều 1 Đề cương Luật tương ứng với khoản 4 Điều 16 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu tại phiên họp

Trao đổi tại phiên họp, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung một quy định riêng về tiết kiệm điện vào Dự thảo Luật. Lý giải về đề xuất này, đại biểu đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, nhu cầu về năng lượng hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch về sử dụng điện. Trong tương lai, việc sử dụng điện có thể sẽ càng ngày càng cao. Thực tế, tình trạng thiếu điện đã từng xảy ra vào năm 2023 làm một số tỉnh phía Bắc bị cắt điện thường xuyên. Do vậy, theo đại biểu, cần thiết phải đưa nội dung này vào Dự thảo Luật. Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, việc thực thi tiêu thụ điện của nhóm cơ quan hành chính sự nghiệp còn gặp phải một số khó khăn trong việc phân bổ ngân sách, kinh phí để thực hiện các chương trình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả tại đơn vị; thực hiện các mô hình lắp đặt điện mặt trời tại nhà, mô hình sử dụng năng lượng theo mô hình ESCO... Theo đó, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung các cơ chế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu kết luận phiên họp

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhất trí việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo Thứ trưởng việc sửa đổi này là cần thiết, nhằm thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô lâm về đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết của Việt Nam về đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Về Đề cương Luật, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ quy định trong Dự thảo Luật những nội dung mang tính khung, nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và giao cho Chính phủ quy định các nội dung chi tiết, để kịp thời đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi của xã hội. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần cân nhắc gộp Chính sách 1 và Chính sách 5 của Báo cáo đánh giá tác động do có nhiều điểm trùng lặp; đồng thời, rà soát tính liên quan của các quy định với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thứ trưởng nhấn mạnh, để đạt được các mục tiêu đề ra, các chính sách được đề xuất phải quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá, vừa bảo đảm yếu tố kinh tế, vừa bảo đảm phát triển môi trường bền vững. Do đó, Thứ trưởng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ xây dựng khung ưu đãi, tiêu chuẩn đồng bộ, để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng xanh, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường./.

Thùy Dung

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Ngày 19/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW), Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) và Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật (Nghị quyết số 140/NQ-CP).
Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Chiều ngày 19/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác truyền thông, báo chí. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chủ trì Tọa đàm.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Sáng 16/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đồng chủ trì phiên họp.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 12/6/2025, đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đối thoại với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên quan về các quy định pháp luật có vướng mắc, bất cập và kiến nghị xử lý nhằm tháo gỡ “nút thắt” thể chế cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính đồng chủ trì Hội thảo.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Chiều ngày 12/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) ngày 09/6/2025. Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình đồng chủ trì phiên họp.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm