Hòa giải ở cơ sở mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, bởi hòa giải ở cơ sở không chỉ giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, mà còn hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Bài viết “Nâng cao năng lực của hòa giải viên trong công tác hòa giải ở cơ sở” của tác giả Nguyễn Thị Giang đã đề cập đến 03 nội dung chính, đó là:
Thứ nhất, vai trò của hòa giải viên trong công tác hòa giải ở cơ sở. Ở phần này, tác giả đã phân tích những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế, yếu kém của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và rút ra kết luận: Để hoàn thành “sứ mệnh” của mình, hòa giải viên ở cơ sở cần nâng cao hơn nữa năng lực để ngang tầm nhiệm vụ, điều này đòi hỏi hòa giải viên không chỉ hiểu biết sâu về kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội mà còn phải có kỹ năng hòa giải giỏi, có nghiệp vụ hòa giải chuyên nghiệp, nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để từ đó hòa giải thành nhiều vụ việc, mang lại bình yên cho cộng đồng, hạnh phúc cho quê hương, đất nước.
Thứ hai, Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”. Ở phần này, tác giả đã giới thiệu tổng quan nội dung của Đề án bao gồm: Quan điểm chỉ đạo của Đề án; Mục tiêu tổng quát của Đề án; Nhiệm vụ và các giải pháp được nêu trong Đề án.
Thứ ba, đánh giá chung tình hình thực hiện Đề án thời gian qua. Ở phần này, tác giả đã đưa ra những nhận định khái quát nhất về tình hình triển khai Đề án trên phạm vi cả nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn nhiều phức tạp.
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Nâng cao năng lực của hòa giải viên trong công tác hòa giải ở cơ sở
Hòa giải ở cơ sở mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, bởi hòa giải ở cơ sở không chỉ giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, mà còn hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Quỳnh Vũ