Luật Công chứng năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Sau gần 10 năm thực hiện, Luật đã đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; bảo đảm tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại và góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Công chứng năm 2014 cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thiếu một số quy định điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh. Chính vì vậy, Luật Công chứng năm 2014 cần phải được sửa đổi để khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Để tìm hiểu rõ hơn về cơ sở chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn và quan điểm, định hướng chính sách về hoàn thiện pháp luật công chứng trong giai đoạn mới, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Sự cần thiết, quan điểm và định hướng xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi)” trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện pháp luật về công chứng” xuất bản năm 2024.
Chi tiết bài viết tại file đính kèm: