1. Dẫn nhập
Một trong các lĩnh vực pháp luật công ty có mối liên hệ mật thiết nhất với mục đích của công ty đó là nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị người điều hành công ty và thành phần của hội đồng quản trị. Nếu công ty chỉ có một mục đích duy nhất là tối đa hóa lợi ích của cổ đông, nghĩa vụ của các thành viên hội đồng quản trị sẽ là tối đa hóa lợi ích của cổ đông trong đó có nghĩa vụ nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty. Ngược lại, nếu mục đích của công ty là đem lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan thì khi công ty ra các quyết định, nó phải quan tâm đến lợi ích của các bên có liên quan đó.
Trên thế giới, có hai học thuyết chủ yếu giải quyết câu hỏi mục đích của công ty là gì. Học thuyết thứ nhất được gọi là học thuyết giá trị cổ đông (shareholder value theory), coi công ty chỉ có một mục đích duy nhất là tối đa hóa lợi ích của cổ đông công ty, thậm chí trên cơ sở xâm phạm lợi ích của các bên liên quan khác như người lao động, chủ nợ, cộng đồng dân cư. Ngược lại, học thuyết giá trị các bên liên quan (stakeholder value theory) xác định công ty được thành lập và hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên liên quan, vì vậy khi ra quyết định hội đồng quản trị và người điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan mà không chỉ xem xét đến lợi ích của cổ đông.
Mỗi học thuyết đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế nhất định. Bài viết này xem xét hai học thuyết nêu trên với sự nhấn mạnh đến các điểm mạnh và điểm yếu của chúng, thực tiễn áp dụng các học thuyết này tại các nước sản sinh ra chúng; đồng thời xem xét khả năng áp dụng hai học thuyết này ở Việt Nam thông qua việc xem xét Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 về mục đích của công ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2015. Việc ban hành đạo luật về doanh nghiệp mới làm rõ mục đích của công ty có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị và thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp cả trong nước và nước ngoài ở Việt Nam.
2. Học thuyết giá trị cổ đông và việc áp dụng học thuyết này vào pháp luật công ty ở các nước theo hệ thống Anh - Mỹ (Anglo - American system)
Học thuyết giá trị cổ đông chiếm ưu thế ở Anh, Mỹ và các nước trước đây là thuộc địa của Anh như Canada, Australia… Học thuyết giá trị cổ đông xuất phát từ quan điểm đã tồn tại từ rất lâu ở Anh - Mỹ là cổ đông là chủ sở hữu công ty và là người phải chịu rủi ro cuối cùng vì cổ đông cũng là người đứng hàng cuối cùng khi phân chia tài sản còn lại trong trường hợp công ty bị tuyên bố phá sản hay giải thể[1]. Ngoài ra, các chủ thể khác đã được bảo vệ bởi các cơ chế pháp lý khác và hoàn toàn có quyền lựa chọn và áp dụng các cơ chế pháp lý này trước khi trở thành người có liên quan của công ty. Ví dụ, đối với chủ nợ, họ ít nhất có hai cơ chế bảo vệ (tất nhiên, chưa tính đến cơ chế pháp lý là họ được ưu tiên thanh toán tài sản còn lại của công ty trước các cổ đông): Vốn pháp định và biện pháp bảo đảm hợp đồng. Với quy định vốn pháp định đối với công ty đại chúng tại các nước Anh - Mỹ, các cổ đông buộc phải góp một số vốn nhất định làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ. Đặc biệt, với việc chủ nợ có quyền yêu cầu công ty phải thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm đối với các khoản vay thì khoản nợ của họ đã có thể được đảm bảo việc thu hồi trong tương lai. Ngược lại, cổ đông là những người cung cấp vốn chủ yếu cho công ty ở các nước dựa vào thị trường tài chính, họ không có cơ chế bảo vệ nào khác ngoài được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm hữu hạn chỉ bảo vệ cổ đông khỏi việc phải dùng tài sản cá nhân để trả nợ thay cho công ty còn khoản đầu tư vào cổ phiếu của công ty sẽ chịu rủi ro mất trắng do, như phân tích ở trên, cổ đông là người đứng hàng cuối dùng trong danh sách các bên liên quan được nhận lại tài sản còn lại của công ty trong trường hợp công ty bị phá sản hay giải thể. Tương tự như vậy, bên liên quan quan trọng khác trong công ty là người lao động đã được pháp luật về lao động, bảo hiểm và công đoàn bảo vệ. Các khoản nợ lương luôn được pháp luật các nước ưu tiên thanh toán trước. Ngoài ra, nếu người lao động bị thất nghiệp họ đã được bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Học thuyết giá trị cổ đông có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, học thuyết giá trị cổ đông phản ánh quản điểm cổ đông là chủ sở hữu công ty và là người đứng ở hàng cuối cùng trong số những người được phân chia tài sản còn lại của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản[2]. Theo Luật Phá sản của các nước Anh, Mỹ, tài sản còn lại của doanh nghiệp trước tiên được trả cho các khoản nợ lương và các khoản nợ của các chủ nợ. Nếu tài sản còn lại còn thừa thì mới được chia cho các cổ đông. Vì vậy, cổ đông là người chịu rủi ro cao nhất và do đó, cổ đông có nhiều động lực hơn trong việc tối đa hóa giá trị của công ty. Hơn nữa, cổ đông rõ ràng là thiếu các công cụ pháp lý khác để bảo vệ lợi ích của mình nếu so sánh với người lao động hay chủ nợ. Ví dụ, chủ nợ khi cho vay có thể yêu cầu công ty áp dụng các biện pháp bảo đảm như thế chấp hay bảo lãnh. Người lao động được bảo vệ nghiêm ngặt qua luật lao động và công đoàn.
Do được bảo vệ ít hơn nên cổ đông có nhiều động lực hơn trong việc tối đa hóa giá trị của công ty. Hơn nữa, ở các nước Anh - Mỹ, có sự tách rời rất rõ rệt giữa sở hữu và điều hành trong đó cổ đông hoàn toàn không có tham gia vào việc ra các quyết định của công ty mà quyền này thuộc về những thành viên Hội đồng quản trị mà bản thân họ cũng có cổ phần rất nhỏ trong công ty. Vì vậy, nguy cơ bị những người quản lý điều hành công ty chiếm đoạt thông qua các hành vi giao dịch tư lợi hoặc chiếm đoạt cơ hội kinh doanh của công ty là rất lớn. Vì vậy, việc pháp luật bảo vệ tốt hơn cổ đông thông qua các định sự tồn tại của công ty nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của cổ đông là nhằm bảo vệ tốt hơn cổ đông và do đó khuyến khích họ đầu tư vào công ty. Điều này cũng phù hợp với cơ chế huy động vốn ở các nước Anh - Mỹ là chủ yếu dựa vào thị trường chứng khoán.
Thứ hai, học thuyết giá trị cổ đông giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vì nó tạo ra môi trường tốt nhất để tạo ra của cải và là cơ sở cho tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu người quản lý điều hành công ty phải xem xét đến các yếu tố xã hội khác sẽ làm sao nhãng nhiệm vụ chính yếu của người quản lý điều hành công ty là tạo ra lợi nhuận và do đó, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh[3]. Những người quản lý, điều hành công ty thường chỉ có kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh, họ không có kiến thức và kinh nghiệp trong việc cân bằng các lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội, vì vậy việc yêu cầu họ phải làm công việc cân bằng các lợi ích là không hợp lý và cũng không hiệu quả.
Ngoài những ưu điểm nêu trên học thuyết giá trị cổ đông được các học giả nêu ra các điểm yếu chính sau đây:
Một là, học thuyết giá trị cổ đông khuyến khích người quản lý, điều hành công ty ra các quyết định vì các mục tiêu ngắn hạn do cổ đông đánh giá sự hoàn thành các nghĩa vụ của người quản lý công ty thông qua giá trị cổ phiếu. Do đó, người quản lý, điều hành có xu hướng thực hiện các dự án đem lại lợi nhuận trước mắt hoặc có tính rủi ro cao nhằm nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty trong ngắn hạn nhưng ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của công ty. Một trong các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008 - 2009 bắt đầu từ Hoa Kỳ được cho là xuất phát từ các quyết định có tính ngắn hạn của các công ty như AIG, General Motor...
Hai là, học thuyết giá trị cổ đông còn bị chỉ trích vì nó làm giảm sự phát triển mối quan hệ tin cậy và cùng có lợi của các bên liên quan khác trong công ty và do đó không khuyến khích những người này gắn lợi ích lâu dài với công ty.
Án lệ nổi tiếng thường được trích dẫn liên quan đến việc áp dụng học thuyết giá trị cổ đông là bản án của Tòa án tối cao của bang Michigan được tuyên vào năm 1919, Dodge v. Ford Motor Co[4]. Trong vụ án này, hai anh em là John Francis Dodge và Horace Elgin Dodge, những người sở hữa 10% cổ phiếu của công ty đã khởi kiện để buộc chia thêm cổ tức mà việc chia cổ tức này đã bị Henry Ford chấm dứt việc thực hiện vào năm 1916 để tăng lương, giảm giá bán và mở rộng các cơ sở sản xuất. Theo Tòa án tối cao của bang Michigan, nếu Henry Ford chứng minh cho quyết định không trả cổ tức của mình là vì lợi ích cao nhất của cổ đông, thì quyết định này sẽ không bị Tòa án bác bỏ. Tuy nhiên, trong những lần bảo vệ cho chiến lược của mình trước công chúng, Henry Ford đã tuyên bố là ông muốn đem lại lợi ích cho người lao động và khách hàng hơn là đem lại lợi ích cho cổ đông một cách trực tiếp. Do đó, Tòa án đã ra phán quyết, các quyết định của Henry Ford là không hợp pháp vì công ty được được thành lập và hoạt động vì lợi ích của cổ đông, dù nó đối lập với lợi ích của khách hàng. Hội đồng quản trị khi xem xét lựa chon các giải pháp hay chiến lược phải không được giảm lợi nhuận hoặc không được phân chia lợi nhuận cho các bên liên quan không phải là cổ đông.
3. Học thuyết giá trị các bên liên quan
Các bên liên quan được định nghĩa theo nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các bên bị tác động bởi các hoạt động của công ty[5]. Các bên liên quan bao gồm người lao động, người cung cấp, chủ nợ, công đồng dân cư... Học thuyết giá trị các bên liên quan phát triển nhanh chóng vào những năm thập niêm 90 của thế kỷ trước và chiếm ưu thế ở Đức, Nhật Bản. Theo học thuyết này thì cổ đông chỉ là một trong các bên liên quan và lợi ích người lao động, chủ nợ và các bên liên quan khác cần phải được tính tới khi công ty ra các quyết định. Như vậy, học thuyết giá trị các bên liên quan hướng tới việc không một bên nào có đóng góp cho sự thành công của công ty bị gạt ra ngoài quá trình ra quyết định.
Theo học thuyết các bên liên quan, công ty tác động đến rất nhiều bên trong đó có người lao động, chủ nợ, người cung cấp... Cổ đông có thể mất trắng khoản đầu tư của mình và người lao đông có thể mất công việc suốt đời. Người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các quyết định liên quan đến giá cả hoặc chất lượng của sản phẩm. Hệ thống dựa trên học thuyết giá trị cổ đông không thể giải quyết những vấn đề này. Vì vậy, một công ty muốn thành công thì phải xem xét đến lợi ích của các bên liên quan.
Những ưu điểm của học thuyết giá trị các bên liên quan:
Thứ nhất, học thuyết giá trị các bên liên quan phản ánh xu thế mới của xã hội hiện đại trong đó các công ty hiện đại phụ thuộc nhiều hơn vào trách nhiệm xã hội mà nó thực hiện vì con người hiện nay quan tâm đến môi trường nhiều hơn. Ngoài ra, ngày càng có những bằng chứng cho thấy đối với một công ty thì nguồn lực lớn nhất chính là nguồn lực con người thay vì vốn. Vì vậy, vấn đề lớn nhất đối với công ty là làm thế nào kết hợp được kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân, người lao động. Do đó, công ty phải tính đến lợi ích của người lao động thay vì chỉ tính đến lợi ích của duy nhất cổ đông.
Thứ hai, khác với học thuyết giá trị cổ đông, học thuyết giá trị các bên liên quan thúc đẩy các chiến lược dài hạn thông qua việc xem xét đến những vấn đề rộng lớn hơn mà có khả năng tác động đến thành công trong dài hạn của công ty.
Ngoài những ưu điểm nêu trên, học thuyết giá trị các bên liên quan cũng có những nhược điểm sau:
Một là, theo học thuyết này thì người quản lý, điều hành công ty phải cân bằng rất nhiều lợi ích, do đó trong nhiều trường hợp là vượt quá khả năng của họ. Điều này càng khó khăn hơn khi lợi ích của các bên liên quan lại thường xung đột với nhau. Ví dụ, khi lợi nhuận giảm sút thì một trong các biện pháp quan trọng là cắt giảm chi phí, trong đó có chi phí lao động. Trong trường hợp này, lợi ích của người lao động và cổ đông công ty rõ ràng là xung đột trực tiếp với nhau. Ví dụ, khi lợi nhuận giảm sút thì một trong các biện pháp quan trọng là cắt giảm chi phí, trong đó có chi phí lao động. Trong trường hợp này, lợi ích của người lao động và cổ đông công ty rõ ràng là xung đột trực tiếp với nhau. Buộc người quản lý, điều hành công ty phải làm công việc này là một nhiệm vụ bất khả thi[6].
Hai là, việc quy định người quản lý, điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của các bên liên quan sẽ dẫn đến kết quả là họ sẽ không bao giờ vi phạm nghĩa vụ. Khi cổ đông cho rằng, quyết định của Hội đồng quản trị không vì lợi ích của mình thì Hội đồng quản trị sẽ cho rằng, họ ra quyết định vì lợi ích của người lao động và ngược lại. Kết quả, quyết định được đưa ra không có khả năng bị cưỡng chế và do đó nó không có giá trị.
Học thuyết giá trị các bên liên quan được áp dụng trong thực tiễn ở Đức và Nhật Bản thể hiện trên hai phương diện. Thứ nhất, Luật công ty quy định người quản lý, điều hành công ty khi ra quyết định phải xem xét đến lợi ích của các bên liên quan. Thứ hai, các bên liên quan được tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định của công ty. Ở Đức, ngân hàng, với tư cách là chủ nợ, chi phối đối với ban kiểm soát và ban điều hành của công ty. Tương tự, người lao động bắt buộc phải có đại diện trong ban kiểm soát, là cơ quan bầu ra và bãi miễn ban điều hành. Ở những công ty lớn, đại diện của người lao động phải chiếm ít nhất 50% thành viên ban kiểm soát.
4. Luật Doanh nghiệp và mục đích công ty
4.1. Luật Doanh nghiệp năm 2005 và mục đích công ty
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các luật doanh nghiệp trước Luật Doanh nghiệp năm 2005[7] không có điều khoản nào xác định trực tiếp mục đích của công ty. Tuy nhiên, Điều 119 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông; b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty; c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”. Như vậy, khoản 1 điểm b và c Điều 119 quy định: Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có các nghĩa vụ bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty. Với quy định này, có thể khẳng định, Luật Doanh nghiệp năm 2005 lựa chọn cách tiếp cận “giá trị cổ đông” thay vì “giá trị các bên liên quan” vì ngoài Điều 119 thì không có bất kỳ một quy định nào xác định nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty đối với các bên liên quan khác mà không phải công ty và cổ đông công ty. Tuy nhiên, quy định tại Điều 119 nói trên có những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, ngoài các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, không có các quy định hướng dẫn thực hiện Điều 119, do đó rất khó để xác định các trường hợp người quản lý, điều hành công ty có vi phạm nghĩa vụ đối với công ty và cổ đông công ty hay không. Chúng ta có thể dẫn ra ở đây ví dụ sau: Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP)[8]. Theo đó, hôm 31/5/2013, Masan đã phát hành 17,8 triệu cổ phiếu trên tổng số 20 triệu cổ phần ESOP dự kiến. Theo mệnh giá, số cổ phiếu trên tương đương 178 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo giá đóng cửa phiên 5/6/2013, 17,8 triệu cổ phiếu MSN đáng giá khoảng 1.940 tỷ đồng. Như vậy, 28 người lao động của công ty này được hưởng lợi 1.762 tỷ đồng. Điều đáng nói là lượng cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng và thời gian dự kiến giao dịch là 14/6/2013 (thông thường cổ phiếu ESOP bị hạn chế giao dịch 1 năm hoặc lâu hơn ở các nước Anh - Mỹ). Như vậy, những người lao động này được chuyển lợi nhuận chưa chia cho cổ đông thành lợi ích của mình. Một yếu tố quan trọng ở đây là đến trước thời điểm đã phát hành 17,8 triệu cổ phiếu ESOP, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan trong nhiều năm không chia cổ tức cho cổ đông[9].
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định người quản lý, điều hành công ty có nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành vì lợi ích của công ty và cổ đông công ty. Quy định này rõ ràng có hai điểm hạn chế lớn. Điểm hạn chế thứ nhất là Luật Doanh nghiệp không quy định rõ đây là cổ đông với tư cách là một chỉnh thể hay chỉ là cổ đông. Hệ thống Anh - Mỹ xác định rất rõ, lợi ích mà người quản lý, điều hành công ty hướng tới phải là lợi ích của các cổ động với tư cách là một chỉnh thể chức không phải một nhóm cổ đông nào. Điều này hết sức quan trọng bởi ở Việt Nam, các cổ đông lớn đồng thời là người chi phối hoạt động quản lý, điều hành của công ty. Họ có thể ra các quyết định vì lợi ích của họ, chứ không phải lợi ích của các cổ đông với tư cách là một chỉnh thể, nhưng vẫn có thể được coi là tuân thủ đúng nghĩa vụ. Trường hợp sáp nhập giữa Sacombank và SouthernBank đã làm dấy lên câu hỏi vụ sáp nhập này có đem lại lợi ích cho các cổ đông của Sacombank không hay chỉ nhằm mục đích vì lợi ích của một nhóm cổ đông đa số? Điểm hạn chế thứ hai của quy định này là, người quản lý, điều hành công ty phải trung thành hay hành động cẩn trọng vì lợi ích của “công ty và cổ đông của công ty” có thể dẫn đến tình trạng người quản lý, điều hành công ty không thể biết mình phải hành động như thế nào vì trong nhiều trường hợp, lợi ích của công ty và cổ đông của công ty là xung đột với nhau. Ví dụ, rõ nét nhất đó là lợi nhuận chưa chia nếu không chia cho cổ đông thì đem lại lợi ích cao nhất cho công ty khi mà lãi suất ngân hàng cao, công ty lại không có tài sản bảo đảm trong khi các cổ đông công ty đều đang cần tiền mặt cho mục đích của chính mình. Trong trường hợp này, nếu công ty chia cổ tức sẽ đem lại lợi ích cho các cổ đông nhưng lại không vì lợi ích cao nhất của công ty và ngược lại.
4.2. Luật Doanh nghiệp năm 2015 và mục đích công ty
Khoản 1 Điều 71 của Luật Doanh nghiệp năm 2015[10] quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác: … (a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; (b) Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối; (d) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Khoản 1 Điều 71 quy định: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
Như vậy, Điều 71 của Luật Doanh nghiệp năm 2015 lặp lại gần như hoàn toàn quy định của Điều 119 của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về hai nghĩa vụ cẩn trọng và nghĩa vụ trung thành, trong đó quy định người quản lý, điều hành công ty phải có nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành đối với công ty và cổ đông công ty. Điều đáng nói nữa, trong dự thảo Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo trình Chính phủ về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Ban soạn thảo đã nhận thấy việc bảo vệ cổ đông còn rất hạn chế ở Việt Nam dựa trên đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank) trong báo cáo có tên là “Báo cáo kinh doanh năm 2013” (“Doing Business in Vietnam 2013”)[11] nhưng rõ ràng Ban soạn thảo chưa có sự xem xét kỹ lưỡng đến các quy định về người quản lý, điều hành công ty vốn được coi là một trong các trụ cột quan trọng của cơ chế bảo vệ cổ đông nói chung, cổ đông thiểu số nói riêng.
Như phân tích ở trên, các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng như quy định hiện nay trong Luật Doanh nghiệp năm 2015 đã không làm rõ được mục đích của công ty cũng như quy định tương ứng về nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên tiếp tục theo cách tiếp cận của học thuyết giá trị cổ đông vì những lý do sau: Một là, việc bảo vệ cổ đông ở Việt Nam còn rất yếu, người quản lý, điều hành công ty thường là cổ đông lớn nên việc áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ dẫn đến sự tùy tiện trọng việc ra các quyết định của Hội đồng quản trị. Hai là, trình độ của người quản lý, điều hành công ty ở Việt Nam còn hạn chế nên việc yêu cầu họ phải cân bằng các lợi ích của các bên làm cho công việc của họ càng thêm khó khăn và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Ba là, hiện nay việc khởi kiện người quản lý, điều hành công ty còn rất ít. Vì vậy, nếu áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ làm cho việc khởi kiện thành công là không thể vì rất khó chứng minh được là họ đã vi phạm nghĩa vụ.
Tuân theo học thuyết giá trị cổ đông và để khắc phục những hạn chế nêu trên của Luật Doanh nghiệp 2015, các bản sửa đổi tiếp theo của Luật doanh nghiệp nên có các quy định như sau:
Nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty
“1. Người quản lý, điều hành công ty phải thực hiện các nghĩa vụ dưới đây nhằm đem đến sự thành công của công ty và vì lợi ích cao nhất của cổ đông của công ty với tư cách là một chỉnh thể:
a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất;
c) Trung thành; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.
2. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”.
5. Kết luận
Bài viết đề cập đến các lý thuyết về mục đích của công ty và việc vận dụng những lý thuyết này vào thực tiễn trong quá trình xây dựng Luật doanh nghiệp tại Việt Nam. Trên thế giới, có hai lý thuyết chủ yếu giải quyết bài toán mục đích tồn tại của công ty. Lý thuyết thứ nhất được gọi là lý thuyết giá trị cổ đông, coi công ty chỉ có một mục đích duy nhất là tối đa hóa lợi ích của cổ đông công ty, thậm chí trên cơ sở xâm phạm lợi ích của các bên liên quan khác như người lao động, chủ nợ, cộng đồng dân cư. Ngược lại, học thuyết giá trị các bên liên quan xác định công ty được thành lập và hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên liên quan, vì vậy khi ra quyết định hội đồng quản trị và người điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan mà không chỉ xem xét đến lợi ích của cổ đông.
Như phân tích ở trên, các quy định của Luật doanh nghiệp 2015 đã không làm rõ được mục đích của công ty cũng như quy định tương ứng về nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên tiếp tục theo cách tiếp cận của học thuyết giá trị cổ đông vì ba lý do. Thứ nhất, bảo vệ cổ đông ở Việt Nam còn rất yếu, người quản lý, điều hành công ty thường là cổ đông lớn nên việc áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ dẫn đến sự tùy tiện trọng việc ra các quyết định của Hội đồng quản trị. Thứ hai, trình độ của người quản lý, điều hành công ty ở Việt Nam còn hạn chế nên việc yêu cầu họ phải cân bằng các lợi ích của các bên làm cho công việc của họ càng thêm khó khăn và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Thứ ba, hiện nay việc khởi kiện người quản lý, điều hành công ty còn rất ít. Vì vậy, nếu áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ làm cho việc khởi kiện thành công là không thể vì rất khó chứng minh được là họ đã vi phạm nghĩa vụ.
Một trong các lĩnh vực pháp luật công ty có mối liên hệ mật thiết nhất với mục đích của công ty đó là nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị người điều hành công ty và thành phần của hội đồng quản trị. Nếu công ty chỉ có một mục đích duy nhất là tối đa hóa lợi ích của cổ đông, nghĩa vụ của các thành viên hội đồng quản trị sẽ là tối đa hóa lợi ích của cổ đông trong đó có nghĩa vụ nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty. Ngược lại, nếu mục đích của công ty là đem lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan thì khi công ty ra các quyết định, nó phải quan tâm đến lợi ích của các bên có liên quan đó.
Trên thế giới, có hai học thuyết chủ yếu giải quyết câu hỏi mục đích của công ty là gì. Học thuyết thứ nhất được gọi là học thuyết giá trị cổ đông (shareholder value theory), coi công ty chỉ có một mục đích duy nhất là tối đa hóa lợi ích của cổ đông công ty, thậm chí trên cơ sở xâm phạm lợi ích của các bên liên quan khác như người lao động, chủ nợ, cộng đồng dân cư. Ngược lại, học thuyết giá trị các bên liên quan (stakeholder value theory) xác định công ty được thành lập và hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên liên quan, vì vậy khi ra quyết định hội đồng quản trị và người điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan mà không chỉ xem xét đến lợi ích của cổ đông.
Mỗi học thuyết đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế nhất định. Bài viết này xem xét hai học thuyết nêu trên với sự nhấn mạnh đến các điểm mạnh và điểm yếu của chúng, thực tiễn áp dụng các học thuyết này tại các nước sản sinh ra chúng; đồng thời xem xét khả năng áp dụng hai học thuyết này ở Việt Nam thông qua việc xem xét Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 về mục đích của công ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2015. Việc ban hành đạo luật về doanh nghiệp mới làm rõ mục đích của công ty có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị và thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp cả trong nước và nước ngoài ở Việt Nam.
2. Học thuyết giá trị cổ đông và việc áp dụng học thuyết này vào pháp luật công ty ở các nước theo hệ thống Anh - Mỹ (Anglo - American system)
Học thuyết giá trị cổ đông chiếm ưu thế ở Anh, Mỹ và các nước trước đây là thuộc địa của Anh như Canada, Australia… Học thuyết giá trị cổ đông xuất phát từ quan điểm đã tồn tại từ rất lâu ở Anh - Mỹ là cổ đông là chủ sở hữu công ty và là người phải chịu rủi ro cuối cùng vì cổ đông cũng là người đứng hàng cuối cùng khi phân chia tài sản còn lại trong trường hợp công ty bị tuyên bố phá sản hay giải thể[1]. Ngoài ra, các chủ thể khác đã được bảo vệ bởi các cơ chế pháp lý khác và hoàn toàn có quyền lựa chọn và áp dụng các cơ chế pháp lý này trước khi trở thành người có liên quan của công ty. Ví dụ, đối với chủ nợ, họ ít nhất có hai cơ chế bảo vệ (tất nhiên, chưa tính đến cơ chế pháp lý là họ được ưu tiên thanh toán tài sản còn lại của công ty trước các cổ đông): Vốn pháp định và biện pháp bảo đảm hợp đồng. Với quy định vốn pháp định đối với công ty đại chúng tại các nước Anh - Mỹ, các cổ đông buộc phải góp một số vốn nhất định làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ. Đặc biệt, với việc chủ nợ có quyền yêu cầu công ty phải thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm đối với các khoản vay thì khoản nợ của họ đã có thể được đảm bảo việc thu hồi trong tương lai. Ngược lại, cổ đông là những người cung cấp vốn chủ yếu cho công ty ở các nước dựa vào thị trường tài chính, họ không có cơ chế bảo vệ nào khác ngoài được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm hữu hạn chỉ bảo vệ cổ đông khỏi việc phải dùng tài sản cá nhân để trả nợ thay cho công ty còn khoản đầu tư vào cổ phiếu của công ty sẽ chịu rủi ro mất trắng do, như phân tích ở trên, cổ đông là người đứng hàng cuối dùng trong danh sách các bên liên quan được nhận lại tài sản còn lại của công ty trong trường hợp công ty bị phá sản hay giải thể. Tương tự như vậy, bên liên quan quan trọng khác trong công ty là người lao động đã được pháp luật về lao động, bảo hiểm và công đoàn bảo vệ. Các khoản nợ lương luôn được pháp luật các nước ưu tiên thanh toán trước. Ngoài ra, nếu người lao động bị thất nghiệp họ đã được bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Học thuyết giá trị cổ đông có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, học thuyết giá trị cổ đông phản ánh quản điểm cổ đông là chủ sở hữu công ty và là người đứng ở hàng cuối cùng trong số những người được phân chia tài sản còn lại của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản[2]. Theo Luật Phá sản của các nước Anh, Mỹ, tài sản còn lại của doanh nghiệp trước tiên được trả cho các khoản nợ lương và các khoản nợ của các chủ nợ. Nếu tài sản còn lại còn thừa thì mới được chia cho các cổ đông. Vì vậy, cổ đông là người chịu rủi ro cao nhất và do đó, cổ đông có nhiều động lực hơn trong việc tối đa hóa giá trị của công ty. Hơn nữa, cổ đông rõ ràng là thiếu các công cụ pháp lý khác để bảo vệ lợi ích của mình nếu so sánh với người lao động hay chủ nợ. Ví dụ, chủ nợ khi cho vay có thể yêu cầu công ty áp dụng các biện pháp bảo đảm như thế chấp hay bảo lãnh. Người lao động được bảo vệ nghiêm ngặt qua luật lao động và công đoàn.
Do được bảo vệ ít hơn nên cổ đông có nhiều động lực hơn trong việc tối đa hóa giá trị của công ty. Hơn nữa, ở các nước Anh - Mỹ, có sự tách rời rất rõ rệt giữa sở hữu và điều hành trong đó cổ đông hoàn toàn không có tham gia vào việc ra các quyết định của công ty mà quyền này thuộc về những thành viên Hội đồng quản trị mà bản thân họ cũng có cổ phần rất nhỏ trong công ty. Vì vậy, nguy cơ bị những người quản lý điều hành công ty chiếm đoạt thông qua các hành vi giao dịch tư lợi hoặc chiếm đoạt cơ hội kinh doanh của công ty là rất lớn. Vì vậy, việc pháp luật bảo vệ tốt hơn cổ đông thông qua các định sự tồn tại của công ty nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của cổ đông là nhằm bảo vệ tốt hơn cổ đông và do đó khuyến khích họ đầu tư vào công ty. Điều này cũng phù hợp với cơ chế huy động vốn ở các nước Anh - Mỹ là chủ yếu dựa vào thị trường chứng khoán.
Thứ hai, học thuyết giá trị cổ đông giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vì nó tạo ra môi trường tốt nhất để tạo ra của cải và là cơ sở cho tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu người quản lý điều hành công ty phải xem xét đến các yếu tố xã hội khác sẽ làm sao nhãng nhiệm vụ chính yếu của người quản lý điều hành công ty là tạo ra lợi nhuận và do đó, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh[3]. Những người quản lý, điều hành công ty thường chỉ có kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh, họ không có kiến thức và kinh nghiệp trong việc cân bằng các lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội, vì vậy việc yêu cầu họ phải làm công việc cân bằng các lợi ích là không hợp lý và cũng không hiệu quả.
Ngoài những ưu điểm nêu trên học thuyết giá trị cổ đông được các học giả nêu ra các điểm yếu chính sau đây:
Một là, học thuyết giá trị cổ đông khuyến khích người quản lý, điều hành công ty ra các quyết định vì các mục tiêu ngắn hạn do cổ đông đánh giá sự hoàn thành các nghĩa vụ của người quản lý công ty thông qua giá trị cổ phiếu. Do đó, người quản lý, điều hành có xu hướng thực hiện các dự án đem lại lợi nhuận trước mắt hoặc có tính rủi ro cao nhằm nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty trong ngắn hạn nhưng ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của công ty. Một trong các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008 - 2009 bắt đầu từ Hoa Kỳ được cho là xuất phát từ các quyết định có tính ngắn hạn của các công ty như AIG, General Motor...
Hai là, học thuyết giá trị cổ đông còn bị chỉ trích vì nó làm giảm sự phát triển mối quan hệ tin cậy và cùng có lợi của các bên liên quan khác trong công ty và do đó không khuyến khích những người này gắn lợi ích lâu dài với công ty.
Án lệ nổi tiếng thường được trích dẫn liên quan đến việc áp dụng học thuyết giá trị cổ đông là bản án của Tòa án tối cao của bang Michigan được tuyên vào năm 1919, Dodge v. Ford Motor Co[4]. Trong vụ án này, hai anh em là John Francis Dodge và Horace Elgin Dodge, những người sở hữa 10% cổ phiếu của công ty đã khởi kiện để buộc chia thêm cổ tức mà việc chia cổ tức này đã bị Henry Ford chấm dứt việc thực hiện vào năm 1916 để tăng lương, giảm giá bán và mở rộng các cơ sở sản xuất. Theo Tòa án tối cao của bang Michigan, nếu Henry Ford chứng minh cho quyết định không trả cổ tức của mình là vì lợi ích cao nhất của cổ đông, thì quyết định này sẽ không bị Tòa án bác bỏ. Tuy nhiên, trong những lần bảo vệ cho chiến lược của mình trước công chúng, Henry Ford đã tuyên bố là ông muốn đem lại lợi ích cho người lao động và khách hàng hơn là đem lại lợi ích cho cổ đông một cách trực tiếp. Do đó, Tòa án đã ra phán quyết, các quyết định của Henry Ford là không hợp pháp vì công ty được được thành lập và hoạt động vì lợi ích của cổ đông, dù nó đối lập với lợi ích của khách hàng. Hội đồng quản trị khi xem xét lựa chon các giải pháp hay chiến lược phải không được giảm lợi nhuận hoặc không được phân chia lợi nhuận cho các bên liên quan không phải là cổ đông.
3. Học thuyết giá trị các bên liên quan
Các bên liên quan được định nghĩa theo nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các bên bị tác động bởi các hoạt động của công ty[5]. Các bên liên quan bao gồm người lao động, người cung cấp, chủ nợ, công đồng dân cư... Học thuyết giá trị các bên liên quan phát triển nhanh chóng vào những năm thập niêm 90 của thế kỷ trước và chiếm ưu thế ở Đức, Nhật Bản. Theo học thuyết này thì cổ đông chỉ là một trong các bên liên quan và lợi ích người lao động, chủ nợ và các bên liên quan khác cần phải được tính tới khi công ty ra các quyết định. Như vậy, học thuyết giá trị các bên liên quan hướng tới việc không một bên nào có đóng góp cho sự thành công của công ty bị gạt ra ngoài quá trình ra quyết định.
Theo học thuyết các bên liên quan, công ty tác động đến rất nhiều bên trong đó có người lao động, chủ nợ, người cung cấp... Cổ đông có thể mất trắng khoản đầu tư của mình và người lao đông có thể mất công việc suốt đời. Người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các quyết định liên quan đến giá cả hoặc chất lượng của sản phẩm. Hệ thống dựa trên học thuyết giá trị cổ đông không thể giải quyết những vấn đề này. Vì vậy, một công ty muốn thành công thì phải xem xét đến lợi ích của các bên liên quan.
Những ưu điểm của học thuyết giá trị các bên liên quan:
Thứ nhất, học thuyết giá trị các bên liên quan phản ánh xu thế mới của xã hội hiện đại trong đó các công ty hiện đại phụ thuộc nhiều hơn vào trách nhiệm xã hội mà nó thực hiện vì con người hiện nay quan tâm đến môi trường nhiều hơn. Ngoài ra, ngày càng có những bằng chứng cho thấy đối với một công ty thì nguồn lực lớn nhất chính là nguồn lực con người thay vì vốn. Vì vậy, vấn đề lớn nhất đối với công ty là làm thế nào kết hợp được kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân, người lao động. Do đó, công ty phải tính đến lợi ích của người lao động thay vì chỉ tính đến lợi ích của duy nhất cổ đông.
Thứ hai, khác với học thuyết giá trị cổ đông, học thuyết giá trị các bên liên quan thúc đẩy các chiến lược dài hạn thông qua việc xem xét đến những vấn đề rộng lớn hơn mà có khả năng tác động đến thành công trong dài hạn của công ty.
Ngoài những ưu điểm nêu trên, học thuyết giá trị các bên liên quan cũng có những nhược điểm sau:
Một là, theo học thuyết này thì người quản lý, điều hành công ty phải cân bằng rất nhiều lợi ích, do đó trong nhiều trường hợp là vượt quá khả năng của họ. Điều này càng khó khăn hơn khi lợi ích của các bên liên quan lại thường xung đột với nhau. Ví dụ, khi lợi nhuận giảm sút thì một trong các biện pháp quan trọng là cắt giảm chi phí, trong đó có chi phí lao động. Trong trường hợp này, lợi ích của người lao động và cổ đông công ty rõ ràng là xung đột trực tiếp với nhau. Ví dụ, khi lợi nhuận giảm sút thì một trong các biện pháp quan trọng là cắt giảm chi phí, trong đó có chi phí lao động. Trong trường hợp này, lợi ích của người lao động và cổ đông công ty rõ ràng là xung đột trực tiếp với nhau. Buộc người quản lý, điều hành công ty phải làm công việc này là một nhiệm vụ bất khả thi[6].
Hai là, việc quy định người quản lý, điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của các bên liên quan sẽ dẫn đến kết quả là họ sẽ không bao giờ vi phạm nghĩa vụ. Khi cổ đông cho rằng, quyết định của Hội đồng quản trị không vì lợi ích của mình thì Hội đồng quản trị sẽ cho rằng, họ ra quyết định vì lợi ích của người lao động và ngược lại. Kết quả, quyết định được đưa ra không có khả năng bị cưỡng chế và do đó nó không có giá trị.
Học thuyết giá trị các bên liên quan được áp dụng trong thực tiễn ở Đức và Nhật Bản thể hiện trên hai phương diện. Thứ nhất, Luật công ty quy định người quản lý, điều hành công ty khi ra quyết định phải xem xét đến lợi ích của các bên liên quan. Thứ hai, các bên liên quan được tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định của công ty. Ở Đức, ngân hàng, với tư cách là chủ nợ, chi phối đối với ban kiểm soát và ban điều hành của công ty. Tương tự, người lao động bắt buộc phải có đại diện trong ban kiểm soát, là cơ quan bầu ra và bãi miễn ban điều hành. Ở những công ty lớn, đại diện của người lao động phải chiếm ít nhất 50% thành viên ban kiểm soát.
4. Luật Doanh nghiệp và mục đích công ty
4.1. Luật Doanh nghiệp năm 2005 và mục đích công ty
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các luật doanh nghiệp trước Luật Doanh nghiệp năm 2005[7] không có điều khoản nào xác định trực tiếp mục đích của công ty. Tuy nhiên, Điều 119 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông; b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty; c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”. Như vậy, khoản 1 điểm b và c Điều 119 quy định: Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có các nghĩa vụ bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty. Với quy định này, có thể khẳng định, Luật Doanh nghiệp năm 2005 lựa chọn cách tiếp cận “giá trị cổ đông” thay vì “giá trị các bên liên quan” vì ngoài Điều 119 thì không có bất kỳ một quy định nào xác định nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty đối với các bên liên quan khác mà không phải công ty và cổ đông công ty. Tuy nhiên, quy định tại Điều 119 nói trên có những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, ngoài các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, không có các quy định hướng dẫn thực hiện Điều 119, do đó rất khó để xác định các trường hợp người quản lý, điều hành công ty có vi phạm nghĩa vụ đối với công ty và cổ đông công ty hay không. Chúng ta có thể dẫn ra ở đây ví dụ sau: Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP)[8]. Theo đó, hôm 31/5/2013, Masan đã phát hành 17,8 triệu cổ phiếu trên tổng số 20 triệu cổ phần ESOP dự kiến. Theo mệnh giá, số cổ phiếu trên tương đương 178 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo giá đóng cửa phiên 5/6/2013, 17,8 triệu cổ phiếu MSN đáng giá khoảng 1.940 tỷ đồng. Như vậy, 28 người lao động của công ty này được hưởng lợi 1.762 tỷ đồng. Điều đáng nói là lượng cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng và thời gian dự kiến giao dịch là 14/6/2013 (thông thường cổ phiếu ESOP bị hạn chế giao dịch 1 năm hoặc lâu hơn ở các nước Anh - Mỹ). Như vậy, những người lao động này được chuyển lợi nhuận chưa chia cho cổ đông thành lợi ích của mình. Một yếu tố quan trọng ở đây là đến trước thời điểm đã phát hành 17,8 triệu cổ phiếu ESOP, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan trong nhiều năm không chia cổ tức cho cổ đông[9].
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định người quản lý, điều hành công ty có nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành vì lợi ích của công ty và cổ đông công ty. Quy định này rõ ràng có hai điểm hạn chế lớn. Điểm hạn chế thứ nhất là Luật Doanh nghiệp không quy định rõ đây là cổ đông với tư cách là một chỉnh thể hay chỉ là cổ đông. Hệ thống Anh - Mỹ xác định rất rõ, lợi ích mà người quản lý, điều hành công ty hướng tới phải là lợi ích của các cổ động với tư cách là một chỉnh thể chức không phải một nhóm cổ đông nào. Điều này hết sức quan trọng bởi ở Việt Nam, các cổ đông lớn đồng thời là người chi phối hoạt động quản lý, điều hành của công ty. Họ có thể ra các quyết định vì lợi ích của họ, chứ không phải lợi ích của các cổ đông với tư cách là một chỉnh thể, nhưng vẫn có thể được coi là tuân thủ đúng nghĩa vụ. Trường hợp sáp nhập giữa Sacombank và SouthernBank đã làm dấy lên câu hỏi vụ sáp nhập này có đem lại lợi ích cho các cổ đông của Sacombank không hay chỉ nhằm mục đích vì lợi ích của một nhóm cổ đông đa số? Điểm hạn chế thứ hai của quy định này là, người quản lý, điều hành công ty phải trung thành hay hành động cẩn trọng vì lợi ích của “công ty và cổ đông của công ty” có thể dẫn đến tình trạng người quản lý, điều hành công ty không thể biết mình phải hành động như thế nào vì trong nhiều trường hợp, lợi ích của công ty và cổ đông của công ty là xung đột với nhau. Ví dụ, rõ nét nhất đó là lợi nhuận chưa chia nếu không chia cho cổ đông thì đem lại lợi ích cao nhất cho công ty khi mà lãi suất ngân hàng cao, công ty lại không có tài sản bảo đảm trong khi các cổ đông công ty đều đang cần tiền mặt cho mục đích của chính mình. Trong trường hợp này, nếu công ty chia cổ tức sẽ đem lại lợi ích cho các cổ đông nhưng lại không vì lợi ích cao nhất của công ty và ngược lại.
4.2. Luật Doanh nghiệp năm 2015 và mục đích công ty
Khoản 1 Điều 71 của Luật Doanh nghiệp năm 2015[10] quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác: … (a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; (b) Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối; (d) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Khoản 1 Điều 71 quy định: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
Như vậy, Điều 71 của Luật Doanh nghiệp năm 2015 lặp lại gần như hoàn toàn quy định của Điều 119 của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về hai nghĩa vụ cẩn trọng và nghĩa vụ trung thành, trong đó quy định người quản lý, điều hành công ty phải có nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành đối với công ty và cổ đông công ty. Điều đáng nói nữa, trong dự thảo Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo trình Chính phủ về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Ban soạn thảo đã nhận thấy việc bảo vệ cổ đông còn rất hạn chế ở Việt Nam dựa trên đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank) trong báo cáo có tên là “Báo cáo kinh doanh năm 2013” (“Doing Business in Vietnam 2013”)[11] nhưng rõ ràng Ban soạn thảo chưa có sự xem xét kỹ lưỡng đến các quy định về người quản lý, điều hành công ty vốn được coi là một trong các trụ cột quan trọng của cơ chế bảo vệ cổ đông nói chung, cổ đông thiểu số nói riêng.
Như phân tích ở trên, các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng như quy định hiện nay trong Luật Doanh nghiệp năm 2015 đã không làm rõ được mục đích của công ty cũng như quy định tương ứng về nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên tiếp tục theo cách tiếp cận của học thuyết giá trị cổ đông vì những lý do sau: Một là, việc bảo vệ cổ đông ở Việt Nam còn rất yếu, người quản lý, điều hành công ty thường là cổ đông lớn nên việc áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ dẫn đến sự tùy tiện trọng việc ra các quyết định của Hội đồng quản trị. Hai là, trình độ của người quản lý, điều hành công ty ở Việt Nam còn hạn chế nên việc yêu cầu họ phải cân bằng các lợi ích của các bên làm cho công việc của họ càng thêm khó khăn và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Ba là, hiện nay việc khởi kiện người quản lý, điều hành công ty còn rất ít. Vì vậy, nếu áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ làm cho việc khởi kiện thành công là không thể vì rất khó chứng minh được là họ đã vi phạm nghĩa vụ.
Tuân theo học thuyết giá trị cổ đông và để khắc phục những hạn chế nêu trên của Luật Doanh nghiệp 2015, các bản sửa đổi tiếp theo của Luật doanh nghiệp nên có các quy định như sau:
Nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty
“1. Người quản lý, điều hành công ty phải thực hiện các nghĩa vụ dưới đây nhằm đem đến sự thành công của công ty và vì lợi ích cao nhất của cổ đông của công ty với tư cách là một chỉnh thể:
a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất;
c) Trung thành; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.
2. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”.
5. Kết luận
Bài viết đề cập đến các lý thuyết về mục đích của công ty và việc vận dụng những lý thuyết này vào thực tiễn trong quá trình xây dựng Luật doanh nghiệp tại Việt Nam. Trên thế giới, có hai lý thuyết chủ yếu giải quyết bài toán mục đích tồn tại của công ty. Lý thuyết thứ nhất được gọi là lý thuyết giá trị cổ đông, coi công ty chỉ có một mục đích duy nhất là tối đa hóa lợi ích của cổ đông công ty, thậm chí trên cơ sở xâm phạm lợi ích của các bên liên quan khác như người lao động, chủ nợ, cộng đồng dân cư. Ngược lại, học thuyết giá trị các bên liên quan xác định công ty được thành lập và hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên liên quan, vì vậy khi ra quyết định hội đồng quản trị và người điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan mà không chỉ xem xét đến lợi ích của cổ đông.
Như phân tích ở trên, các quy định của Luật doanh nghiệp 2015 đã không làm rõ được mục đích của công ty cũng như quy định tương ứng về nghĩa vụ của người quản lý, điều hành công ty. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên tiếp tục theo cách tiếp cận của học thuyết giá trị cổ đông vì ba lý do. Thứ nhất, bảo vệ cổ đông ở Việt Nam còn rất yếu, người quản lý, điều hành công ty thường là cổ đông lớn nên việc áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ dẫn đến sự tùy tiện trọng việc ra các quyết định của Hội đồng quản trị. Thứ hai, trình độ của người quản lý, điều hành công ty ở Việt Nam còn hạn chế nên việc yêu cầu họ phải cân bằng các lợi ích của các bên làm cho công việc của họ càng thêm khó khăn và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Thứ ba, hiện nay việc khởi kiện người quản lý, điều hành công ty còn rất ít. Vì vậy, nếu áp dụng học thuyết giá trị các bên liên quan sẽ làm cho việc khởi kiện thành công là không thể vì rất khó chứng minh được là họ đã vi phạm nghĩa vụ.
TS. Lê Thái Phong, Trường Đại học Ngoại thương &
TS. Vũ Văn Ngọc, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TS. Vũ Văn Ngọc, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
[1] Xem Andrew Gamble and Gavin Kelly, “Shareholder value and the stakeholder debate in the UK” (2001) 9(2) Corporate Governance 110 trang p.110 và Christopher Stoney and Diana Winstanley, “Stakeholding: Confusion or Utopia? Mapping the conceptual terrain” (2001) 38(5) Journal of Management Studies 603 trang 617-618.
[2] Xem Deryn Fisher, ‘The Enlightened Shareholder - Leaving Stakeholders in the Dark: Will Section 172(1) of the Companies Act 2006 Make Directors Consider the Impact of Their Decisions on Third Parties?’, (2009) International Company and Commercial Law Review 10 at 11.
[3] Jeswald Salacuse, “Corporate Governance in the new century” (2004) 25 Company Lawyer 69, trang 77.
[4] 204 Mich. 459, 170 N.W. 668. (Mich. 1919).
[5] Jeswald Salacuse, “Corporate Governance in the new century” (2004) 25 Company Lawyer 69, trang 75.
[6] Xem Andrew Keay, Directors’ Duties, (Jordans, 2009), trang 45.
[7] Các luật này bao gồm Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999
[8] Xem Hàn Phi, “28 nhân viên Masan mua gần 18 triệu cổ phiếu”,
[9] Xem Hạ Minh, “Ông lớn tỷ đô chi bao nhiêu tiền để trả cổ tức?”
[10] Xem toàn văn Dự thảo Luật doanh nghiệp sửa đổi
[11] Việt Nam xếp thứ 169 trong 185 quốc gia, nền kinh tế.