Thứ sáu 11/07/2025 11:23
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại Hải Phòng ngày càng hiệu quả

Ngày 31/7, Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng của TW làm việc với Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tại TP Hải Phòng. Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng là Trưởng đoàn và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng là Phó trưởng đoàn kiểm tra.

Chất và lượng đều tăng

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục TGPL Cù Thu Anh cho biết, sau hơn 05 năm triển khai Thông tư liên tịch số 10 ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, TANDTC, VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng, công tác TGPL trong hoạt động tố tụng tại TP Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy, số lượng vụ việc TGPL ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ TGPL được nâng lên, nhiều vụ việc tham gia tố tụng đề xuất của người thực hiện TGPL được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng có lợi cho người được TGPL.

Ngay sau khi Luật TGPL năm 2017, Thông tư liên tịch số 10 có hiệu lực, các cơ quan TW đã ban hành văn bản triển khai đến các cơ quan, đơn vị thuộc ngành để thực hiện hiệu quả các quy định về phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng. Tại Hải Phòng, quy chế phối hợp giữa các ngành thành viên trên địa bàn cũng nhanh chóng được ký kết, chú trọng việc giải thích quyền được TGPL cho tất cả người tham gia tố tụng và công tác phối hợp với Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm trong việc giới thiệu, chuyển gửi vụ việc.

Công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại Hải Phòng ngày càng hiệu quả ảnh 1

Đại diện Công an TP Hải Phòng mong muốn hoạt động phối hợp được đổi mới hơn.

Sau 05 năm triển khai, nhận thức của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan về công tác TGPL tại TP Hải Phòng ngày càng được nâng cao, do đó, sự phối hợp giữa Trung tâm với các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Các cơ quan, người tiến hành tố tụng đã tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL thực hiện các quyền do Luật định khi tham gia tố tụng.

Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý của Hải Phòng ngày càng trưởng thành và khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện TGPL khi tham gia tố tụng; tích cực, chủ động trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng, từng bước góp phần cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng của TP làm sáng tỏ nhiều vụ án phức tạp, bảo đảm quyền và lợi ích của người được TGPL.

Công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại Hải Phòng ngày càng hiệu quả ảnh 2

Tuyên truyền về công tác TGPL tại Hải Phòng.

Chất lượng các vụ việc TGPL ngày càng nâng cao, nhận được sự phản hồi tích cực của người được TGPL. Sự tham gia của trợ giúp viên pháp lý trong nhiều vụ việc tham gia tố tụng là các đối tượng đặc thù như: trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người khuyết tật..., đã thể hiện được kinh nghiệm và bản lĩnh của trợ giúp viên pháp lý trong việc góp phần đảm bảo giải quyết các vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

Nguồn kinh phí cho TGPL chưa cao

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, Cục trưởng Cục TGPL Cù Thu Anh cũng chỉ ra rằng công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng tại Hải Phòng cũng còn một số hạn chế. Người tiến hành tố tụng trong một số trường hợp mới chỉ chú trọng đến việc phát hiện và giải thích về quyền được TGPL cho đối tượng thuộc diện TGPL là người bị kiến nghị khởi tố, người bị tố giác, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, bị hại và các đương sự khác trong vụ án hình sự mà chưa thực sự quan tâm đến các đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính và lao động.

Kinh phí chi trả cho vụ việc còn thiếu so với số lượng vụ việc thực hiện TGPL tăng cao. Riêng năm 2022, số vụ việc tăng 115 vụ việc so với tổng số vụ việc thụ lý của cả 3 năm 2019, 2020, 2021 (860 vụ việc). Công tác truyền thông về TGPL còn chưa đến được với nhiều người dân. Một số vụ việc có người thuộc diện TGPL được TAND TP Hải Phòng giải thích về TGPL chưa được ghi nhận đầy đủ tại vào sổ theo dõi vụ việc TGPL trong hoạt động tố tụng theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên một phần cũng xuất phát từ nguồn kinh phí được cấp còn chưa tương xứng với số lượng vụ việc TGPL đã tăng lên nhiều và nguồn nhân lực thực hiện TGPL còn hạn chế.

Năm 2022, theo thống kê số liệu về nhu cầu TGPL tại Hải Phòng là 290.932 người (chiếm tỷ lệ 14,1% dân số). Hải Phòng cũng là địa phương có số lượng án thụ lý lớn. Ngày 08/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2070/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó xác định Trung tâm TGPL là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết yếu được nhà nước bảo đảm về kinh phí. Do đó, đoàn kiểm tra liên ngành cũng đề nghị Thường vụ Thành ủy chỉ đạo UBND TP Hải Phòng bảo đảm ổn định và đủ nguồn lực đáp ứng đầy đủ, chất lượng nhu cầu TGPL của người dân.

Tại buổi làm việc, đại diện VKS, TAND, Sở Tư pháp, CATP Hải Phòng đều nhất trí với kết luận dự thảo kiểm tra liên ngành đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới hình thức hoạt động phối hợp trong thời gian tới và nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.

Để hoạt động phối hợp được hiệu quả hơn, Sở Tư pháp TP đề xuất xây dựng điểm cầu thành phần tại Trung tâm TGPL nhà nước TP để tham gia phiên tòa trực tuyến. Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế quản lý và đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TGPL, trong đó chú ý đến yếu tố đặc biệt của hoạt động TGPL là loại hình cung cấp dịch vụ công và TGPL là trách nhiệm của Nhà nước, đây là hoạt động hoàn toàn không có thu, người được TGPL hoàn toàn được miễn phí.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng khẳng định Hải Phòng là một trong những TP thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội, trong đó TGPL là một trong những hoạt động được quan tâm đặc biệt. Ngoài việc cần xem xét bố trí kinh phí cho hoạt động phối hợp, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh các hoạt động kiểm tra các đơn vị cần thực chất hơn, nhất là đối với hồ sơ các vụ án có đối tượng TGPL; kịp thời phản ánh những khó khăn của địa phương về Hội đồng TW. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đề nghị thời gian tới các ban ngành cần triển khai có hiệu quả hơn nữa Chương trình phối hợp số 1603 giữa Bộ Tư pháp và TANDTC và Quy chế phối hợp số 01/QCPH.

Tiếp thu ý kiến của các sở, ngành, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh: Những năm gần đây, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, kể cả COVID-19, tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng luôn ở mức cao, có được kết quả đó nhờ sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của các bộ ngành TW. Liên quan đến hoạt động TGPL, Hải Phòng đã tập trung cao trong việc chỉ đạo kiện toàn hội đồng, ban hành quyết định về quy chế, tập huấn, hướng dẫn cho nhân dân. Hàng năm, Hải Phòng đều bố trí nhân lực và kinh phí triển khai thực hiện đầy đủ. Qua buổi làm việc, Hải Phòng tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đoàn, chỉ đạo các cơ quan liên quan chỉ đạo, thanh kiểm tra kỹ càng để hoạt động phối hợp ngày một hiệu quả.

Công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại Hải Phòng ngày càng hiệu quả ảnh 3

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng kết luận buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết để tăng cường phối hợp trong việc tạo điều kiện cho người được TGPL biết và sử dụng dịch vụ TGPL kịp thời ngay tại giai đoạn đầu trong quá trình tố tụng hình sự, góp phần bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của họ, hạn chế bỏ sót đối tượng thuộc diện TGPL, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đang xây dựng dự thảo chương trình phối hợp về việc người thực hiện TGPL trực trong điều tra hình sự, dự kiến ban hành trong năm 2023.

“Hội đồng phối hợp TP Hải Phòng cần có giải pháp chuyên biệt hơn nữa để người dân nói chung và người tham gia tố tụng nói riêng biết đến TGPL. Trong tố tụng dân sự, đề nghị các cán bộ toà án tập trung hơn nữa cho việc giải thích quyền được TGPL, về trình tự thủ tục TGPL cho đương sự trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính”, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng nhấn mạnh.

Trung tâm TGPL Nhà nước TP Hải Phòng được giao 22 biên chế sự nghiệp nhưng hiện nay có 19 biên chế và 02 hợp đồng lao động, trong đó có 17 trợ giúp viên pháp lý, không có chuyên viên pháp lý. Số lượng người làm việc tại Trung tâm còn mỏng so với khối lượng công việc và yêu cầu đáp ứng nhu cầu được TGPL của người dân trên địa bàn. Trung bình mỗi trợ giúp viên pháp lý thực hiện 55 vụ việc tham gia tố tụng/năm (chưa tính các vụ việc tư vấn và đại diện ngoài tố tụng). Trong khi đó, số lượng án trên địa bàn ngày càng tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp.

Ngày 28/6/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long– Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng ở Trung ương đã có Quyết định số 1193 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở tỉnh Hưng Yên và TP Hải Phòng.Mục đích của việc kiểm tra nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật TGPL và các đạo luật tố tụng tư pháp, thi hành án; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp tại địa phương, triển khai thêm một số hoạt động mới như phiên tòa trực tuyến; tổ chức người thực hiện TGPL trực tại Tòa án; Góp phần đẩy mạnh công tác tiếp cận dịch vụ TGPL miễn phí cho người dân nhanh chóng, kịp thời…

An Thi – Hải Anh

(Theo Báo điện tử Pháp luật Việt Nam)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật được nâng điểm khoa học lên 0,75 điểm

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật được nâng điểm khoa học lên 0,75 điểm

Ngày 11/7/2025, Hội đồng Giáo sư nhà nước ban hành Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN phê duyệt danh mục Tạp chí khoa học được tính điểm năm 2025. Theo đó, kể từ ngày 11/7/2025, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật được tính 0,75 điểm đối với ngành Luật học, 0,75 điểm đối với ngành Khoa học An ninh, 0,5 điểm đối với ngành Chính trị học, 0,25 điểm đối với ngành Triết học, Xã hội học.
Thư cảm ơn

Thư cảm ơn

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tập thể lãnh đạo, biên tập viên, viên chức và người lao động của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật vinh dự được đón nhận sự quan tâm, thăm hỏi, động viên, chúc mừng tốt đẹp từ Ban Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các cơ quan trong và ngoài Bộ Tư pháp cũng như từ các chuyên gia, nhà khoa học và độc giả trên cả nước.
Một thế kỷ Báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 3: Báo chí thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Một thế kỷ Báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 3: Báo chí thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sau ngày đất nước thống nhất, báo chí Việt Nam bước vào giai đoạn mới. Chất “thép” của báo chí cách mạng được tôi luyện không chỉ trong chiến tranh, mà cả trong hòa bình, bằng bản lĩnh, đạo đức và pháp luật. Các chính sách về báo chí được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới, tạo hành lang pháp lý để báo chí phát triển, tham gia phản biện chính sách; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Một thế kỷ Báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài cuối: Báo chí và khát vọng phát triển quốc gia trong kỷ nguyên mới

Một thế kỷ Báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài cuối: Báo chí và khát vọng phát triển quốc gia trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới không chỉ đánh dấu sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và truyền thông đa nền tảng, mà còn là giai đoạn hệ thống chính trị đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó có việc cơ cấu lại các cơ quan báo chí theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn, hội nhập và phát triển. Đây là cuộc cách mạng “kép”, đòi hỏi báo chí phải đổi mới tư duy, mô hình tổ chức, hoạt động và phương thức truyền thông. Trong bối cảnh đó, người làm báo cách mạng cần làm chủ công nghệ, am hiểu thể chế và vận hành của bộ máy nhà nước, đồng thời giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần phụng sự Nhân dân. Để làm được điều này, không thể thiếu vai trò của việc hoàn thiện pháp luật về báo chí, một nhiệm vụ quan trọng đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông qua việc xây dựng dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi).
Một thế kỷ Báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 2: Giữa lửa đạn - Viết sử bằng máu và niềm tin

Một thế kỷ Báo chí cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 2: Giữa lửa đạn - Viết sử bằng máu và niềm tin

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ độc lập, tự do và trong những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình đã bám sát thực tiễn cuộc sống, cùng chia sẻ gian khổ, hiểm nguy với Nhân dân, bộ đội, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Mỗi dòng tin báo chí, mỗi tiếng nói trên các đài phát thanh, mỗi hình ảnh trên truyền hình trở nên vô cùng quý giá, có sức mạnh to lớn trong việc củng cố niềm tin, cổ vũ, động viên đồng bào, chiến sĩ trên toàn quốc. Trong bối cảnh đó, đạo luật đầu tiên về báo chí được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho nền Báo chí cách mạng phát triển.
Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam: Từ ngọn lửa tiên phong đến bản lĩnh thời đại - Bài 1. Lựa chọn tất yếu của lịch sử

Suốt một thế kỷ, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, là diễn đàn tin cậy của Nhân dân. Không chỉ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, báo chí còn là ngọn lửa tiên phong, là vũ khí sắc bén trong hành trình cách mạng giành độc lập, tự do và dựng xây Tổ quốc. Các chính sách về báo chí đã được thiết lập và sửa đổi, bổ sung cùng với sự phát triển của báo chí qua từng giai đoạn lịch sử. Báo chí là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc để có độc lập, tự do; báo chí đồng hành cùng cây súng có mặt tại các chiến trường qua hai cuộc kháng chiến. Ngày nay, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương, khí thế thực hiện những nhiệm vụ chính trị chuẩn bị cho thời khắc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, tinh thần cách mạng của các cơ quan báo chí, bản lĩnh, trí tuệ của người làm báo một lần nữa được khẳng định.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc chúc mừng Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc chúc mừng Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật vinh dự được đón nhận những lời chúc tốt đẹp và những lẵng hoa chúc mừng từ Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp; các đơn vị thuộc Bộ; các cán bộ, biên tập viên đã từng công tác tại Tạp chí; các cộng tác viên, đối tác và đông đảo bạn đọc xa, gần trên cả nước.
​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định 197 của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất”, các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thông cáo báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam

Thông cáo báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, Hội Luật gia Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm để ôn lại truyền thống vẻ vang và chặng đường xây dựng và trưởng thành đáng tự hào của Hội.
Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại Trường Trung học cơ sở Độc Lập: Kết nối và phát huy tinh thần đoàn kết

Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại Trường Trung học cơ sở Độc Lập: Kết nối và phát huy tinh thần đoàn kết

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng ngày 24/3/2025, Trường Trung học cơ sở Độc Lập, thành phố Thái Nguyên đã tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”.
HỘI THẢO KHOA HỌC “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định” - Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025)

HỘI THẢO KHOA HỌC “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định” - Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025)

Nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre, ngày 15/3/2025, tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”.
Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện sinh hoạt chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025)

Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện sinh hoạt chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025)

Nhân kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025), Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Thi hành án dân sự và Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên đề giáo dục truyền thống và dâng hương tại chuỗi di tích lịch sử của tỉnh Hưng Yên.
Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho đoàn viên công đoàn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho đoàn viên công đoàn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thực hiện chủ trương chung của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Bộ Tư pháp về việc chăm lo tết cho đoàn viên, nhằm động viên đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tư pháp nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ và theo Kế hoạch số 151/KH-CĐBTP ngày 12/11/2024 của Công đoàn Bộ Tư pháp, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” gặp mặt đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức khó khăn nhân dịp Tết Ất Tỵ và tròn 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025).
10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

Ngày 31/12/2024, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2596/QĐ-BTP về việc phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp.

Theo dõi chúng tôi trên:

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm
cong-ty-co-phan-loc-hoa-dau-binh-son