Xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng logistics đã dần khẳng định vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế nước ta, góp phần tiết kiệm, giảm chi phí lưu thông trong phân phối hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa, từ đó giúp thúc đẩy thương mại, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics là khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp, trong đó 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, 10% là doanh nghiệp tư nhân[1].
Quan hệ kinh doanh dịch vụ logistics được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có). Một hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro, bất lợi trong quá trình thực hiện. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc soạn thảo hợp đồng, trừ một vài doanh nghiệp lớn. Vì thế, khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không đúng hoặc không đầy đủ, chưa kể đến việc đối tác có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên còn lại để chèn vào những điều khoản có lợi cho bên họ mà bất lợi cho bên kia.
Hiện nay, các quy định về hợp đồng dịch vụ logistics vẫn còn thiếu, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, các nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ logistics chưa có. Vì thế, trong bài viết này, tác giả sẽ bàn về một số vấn đề lý luận lien quan đến hợp đồng dịch vụ logistics.
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dịch vụ logistics
1.1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ logistics
Luật Thương mại năm 2005 chưa quy định rõ thế nào là hợp đồng dịch vụ mà khái niệm này được nêu tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Luật Thương mại năm 2005 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, hợp đồng dịch vụ thể hiện tính thương mại rõ ràng. Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền.
Dịch vụ logistics, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Trong một cuốn sách tựa đề: The handbook of Logistics Contract (Sổ tay hợp đồng logistics), Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006 có đoạn viết[2]: Về mặt khái niệm, có thể định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng dưới tên một bên thứ ba, gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba- 3 PL, chịu trách nhiệm trước một bên khác để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về sau, đổi lại nhà cung cấp được trả những lợi ích kinh tế khác. Điều quan trọng để đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng như vậy vì sự đa dạng của hoạt động này có thể bao gồm, giới hạn dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ này có thể được yêu cầu và sẽ làm mất đi tính tự nhiên của cụm từ “logistics”.
3PL- Third party logistics: Người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận, 3PL gồm nhiều các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ logistics trước hết là một hợp đồng dịch vụ bên thứ ba, bên thứ ba được một bên đứng ra thuê họ làm các dịch vụ logistics mục đích là giúp cho bên thuê thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn, thay vì họ tự làm các việc đó. Dưới góc độ pháp lý và căn cứ vào những quy định của pháp luật Việt Nam, có thể khái quát định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics như sau: Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ.
2.2. Đặc điểm hợp đồng dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistics có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hợp đồng dịch vụ logistics là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù
Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù. Đây là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thế, là sự thống nhất ý chí được thể hiện ra bên ngoài trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàm phán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo thỏa thuận. Trường hợp một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên còn lại có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng quy định bên A có nghĩa vụ vận chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do bên B chỉ định. Tại điểm Y, sau khi đã nhận hàng đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A (nghĩa vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng (nghĩa vụ trả tiền của bên B). Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.
Tính đền bù trong hợp đồng dịch vụ logistics được thể hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Phí dịch vụ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng, có thể là thanh toán tạm ứng trước, trả tiền ngay sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ hoặc sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ… Trường hợp bên sử dụng dịch vụ không trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ. Khi có vi phạm nghĩa vụ, bên sử dung dịch vụ có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của mình). Ví dụ, hợp đồng quy định: Định kỳ 25 hàng tháng hai bên có nghĩa vụ lập bảng công nợ trong tháng đó, bên cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ gửi cho bên sử dụng dịch vụ. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Quá thời hạn này, bên cung cấp dịch vụ có quyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là dừng việc vận chuyển hàng, tạm giữ không giao hàng, tính lãi phạt số tiền chậm trả theo thỏa thuận trong hợp đồng...
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng. Bên làm dịch vụ phải là thương nhân, còn khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hoat động logistics là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thương nhân kinh doanh dịch vụ này tùy từng loại dịch vụ mà điều kiện kinh doanh là khác nhau. Ví dụ, thương nhân thành lập công ty đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan, thương nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi thì phải tuân thủ các điều kiện về kho bãi, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển phải tuân thủ các quy định về vận chuyển... Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Nghị định số 163/2017/NĐ-CP).
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa như: Tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa là các dịch vụ được Nghị định số 163/2017/NĐ-CP.
Đối tượng của hợp dồng dịch vụ logistics là một sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng vật chất, khó xác định dịch vụ bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Luật Thương mại n ă m 2005 không quy định về đối tượng dịch vụ mà quy định này được tìm thấy trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Điều 519 (và Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 514).
Thứ tư, hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics bắt buộc phải bằng văn bản.
Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng phức tạp với một chuỗi các dịch vụ gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên, phí dịch vụ, thời điểm dịch chuyển rủi ro, các trường hợp miễn trách của người chuyên, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định bắt buộc hợp đồng phải được lập bằng văn bản. Nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể bị vô hiệu, hoặc khi có tranh chấp xảy ra các bên không có căn cứ pháp lý để giải quyết.
Đứng trước sự bùng nổ của cách mạng 4.0, hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics cũng có những bước phát triển mạnh theo xu hướng đó. Đó là việc gia tăng các hợp đồng giao dịch điện tử, một hình thức mới của giao kết. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP) gồm 7 chương, 80 điều đã quy định cụ thể về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). Như vậy, hợp đồng dịch vụ logistics điện tử được pháp luật thừa nhận.
Thứ năm, nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistics là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã giao kết trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí, dựa trên các quy định của pháp luật.
Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ logistics có các nội dung chủ yếu sau: (i) Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Đó là một công việc cụ thể được mô tả chi tiết; (ii) Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ; (iii) Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ là khoảng thời gian bên cung ứng thực hiện công việc, chuyển giao kết quả và bên sử dụng dịch vụ tiếp nhận kết quả công việc, thực hiện nghĩa vụ trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận trước đó hoặc ngay tại hợp đồng. Địa điểm thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào tính chất của từng dịch vụ, có thể là địa điểm ký kết hợp đồng, có thể là địa điểm tập kết hàng hóa nơi thông quan, địa điểm nơi đóng gói, địa điểm nơi vận chuyển, địa điểm nơi giám định hàng hóa… (iv) Quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ: Hợp đồng là căn cứ xác lập nên các quan hệ, chủ thể hợp đồng quy định quyền và nghĩa vụ trong các điều khoản độc lập, hoặc cùng một điều khoản tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Quyền và nghĩa vụ các bên được xác định dựa trên tính chất dịch vụ, chính sách khách hàng của bên cung ứng, điều kiện của bên sử dụng dịch vụ hoặc người thứ ba được chỉ định cung cấp dịch vụ hoặc sử dụng kết quả của dịch vụ; (v) Kết quả của dịch vụ: Tùy vào tính chất của dịch vụ, các bên ghi nhận nội dung kết quả của dịch vụ. Kết quả đó thỏa mãn lợi ích của bên sử dụng dịch vụ là căn cứ để bên sử dụng dịch vụ trả tiền phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ; (vi) Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ; (vii) Chấm dứt hợp đồng dịch vụ: Việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ logistics có thể ghi nhận trong hợp đồng (khi hợp đồng đã hoàn thành, các bên thỏa thuận các căn cứ chấm dứt, đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng); (viii) Cơ chế giải quyết khi có tranh chấp phát sinh: Các bên có thể thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh, luật áp dụng (đặc biệt quan trọng khi một trong các bên có yếu tố nước ngoài). Cách thức ghi nhận phổ biến nhất là các bên tiến hành thương lượng hoặc hòa giải. Khi không hòa giải được, các bên có thể giải quyết bằng trọng tài hoặc Tòa án.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác.
Như vậy, hoạt động này có nội dung rất “mở”, các bên có thể tự do lựa chọn các dịch vụ cung cấp và tùy theo từng loại hình dịch vụ để ký kết những nội dung cụ thể.
2. Phân loại hợp đồng dịch vụ logistics
2.1. Dựa theo nội dung hợp đồng dịch vụ logistics
Dựa vào nội dung hợp đồng dịch vụ logistics có thể chia thành hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng theo chuyến.
(i) Hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc được ký giữa hai bên về những điều khoản chung, cơ bản của giao dịch. Hợp đồng không thỏa thuận và nêu rõ các điều khoản về số lượng hàng hóa và giá cước vận chuyển, phí dịch vụ cụ thể. Trong hợp đồng nguyên tắc hai bên sẽ quy định những điều khoản chung làm căn cứ cho việc thực hiện những dịch vụ sau: Thời gian, phương thức, thời hạn thanh toán, chất lượng hàng hóa dịch vụ, phạt chậm tiến độ, phạt chậm thanh toán… Các điều khoản trên sẽ mang tính tương đối và áp dụng chung cho những yêu cầu vận chuyển, yêu cầu chung cho những dịch vụ sau.
(ii) Hợp đồng theo chuyến
Trên hợp đồng sẽ có những điều khoản cụ thể bắt buộc về khối lượng hàng hóa, giá cước hàng hóa, thời hạn, phương thức thanh toán… trách nhiệm các bên trong hợp đồng chuyến cũng phải cụ thể, các chi phí phát sinh khi các bên thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ…
2.2. Dựa theo cấp độ của dịch vụ logistics
(i) Hợp đồng dịch vụ logistics 3PL
Những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện nhiều hoạt động logistics tích hợp, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả logistics cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp không có khả năng tự quản lý và vận hành các hoạt động logistics của mình. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ 3PL thường thực hiện các công việc chính như: Vận tải nội địa, mua bán cước, đóng gói, cho thuê kho bãi, khai hải quan…
(ii) Hợp đồng dịch vụ logistics 4PL
4PL là mô hình phức tạp hơn 3PL. 4PL phát triển trên nền tảng 3PL nhưng bao gồm những lĩnh vực rộng hơn, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý cả quá trình kinh doanh. 4PL thực hiện như một hợp đồng hợp nhất các dịch vụ logistics, sử dụng vốn, công nghệ, nguồn lực của mình và của các 3PL khác để thiêt kế, xây dựng, vận hành các giải pháp logistics hiệu quả cho khách hàng. 4PL điều hành tất cả quá trình logistics cho doanh nghiệp, tiếp quản, điều phối và chia sẻ thông tin với các bên thứ 3 mà doanh nghiệp đang sử dụng như: Nhà vận chuyển, các công ty giao nhận, công ty cho thuê kho bãi, 4PL được xem là nhà liên lạc duy nhất thực hiện các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt quá trình phân phối nhằm mục đích vươn tới thị trường toàn cầu, giành lợi thế chiến lược và xây dựng các mối quan hệ lâu dài.
(iii) Hợp đồng dịch vụ logistics 5PL
5PL là dịch vụ quản lý logistics cao nhất hiện nay. Sự ra đời gắn với sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển logistics điện tử. 5PL là các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp logistics cho khách hàng bằng việc khai thác tối đa ứng dụng công nghệ tích hợp. 5PL nắm vững vai trò tổng hợp các nhu cầu dịch vụ của 3PL để thương lượng mức cước tốt nhất từ các hãng vận tải, với cam kết tiết kiệm và an toàn tối đa. Các doanh nghiệp này phát triển mạng lưới theo dõi hàng hóa từ đầu này sang đầu khác, giúp chủ hàng nắm được các thông tin về hàng hóa trong toàn bộ quá trình vận chuyển.
Quan hệ kinh doanh dịch vụ logistics được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có). Một hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro, bất lợi trong quá trình thực hiện. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc soạn thảo hợp đồng, trừ một vài doanh nghiệp lớn. Vì thế, khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không đúng hoặc không đầy đủ, chưa kể đến việc đối tác có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên còn lại để chèn vào những điều khoản có lợi cho bên họ mà bất lợi cho bên kia.
Hiện nay, các quy định về hợp đồng dịch vụ logistics vẫn còn thiếu, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, các nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ logistics chưa có. Vì thế, trong bài viết này, tác giả sẽ bàn về một số vấn đề lý luận lien quan đến hợp đồng dịch vụ logistics.
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dịch vụ logistics
1.1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ logistics
Luật Thương mại năm 2005 chưa quy định rõ thế nào là hợp đồng dịch vụ mà khái niệm này được nêu tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Luật Thương mại năm 2005 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, hợp đồng dịch vụ thể hiện tính thương mại rõ ràng. Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền.
Dịch vụ logistics, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Trong một cuốn sách tựa đề: The handbook of Logistics Contract (Sổ tay hợp đồng logistics), Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006 có đoạn viết[2]: Về mặt khái niệm, có thể định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng dưới tên một bên thứ ba, gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba- 3 PL, chịu trách nhiệm trước một bên khác để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về sau, đổi lại nhà cung cấp được trả những lợi ích kinh tế khác. Điều quan trọng để đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng như vậy vì sự đa dạng của hoạt động này có thể bao gồm, giới hạn dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ này có thể được yêu cầu và sẽ làm mất đi tính tự nhiên của cụm từ “logistics”.
3PL- Third party logistics: Người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận, 3PL gồm nhiều các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ logistics trước hết là một hợp đồng dịch vụ bên thứ ba, bên thứ ba được một bên đứng ra thuê họ làm các dịch vụ logistics mục đích là giúp cho bên thuê thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn, thay vì họ tự làm các việc đó. Dưới góc độ pháp lý và căn cứ vào những quy định của pháp luật Việt Nam, có thể khái quát định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics như sau: Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ.
2.2. Đặc điểm hợp đồng dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistics có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hợp đồng dịch vụ logistics là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù
Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù. Đây là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thế, là sự thống nhất ý chí được thể hiện ra bên ngoài trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàm phán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo thỏa thuận. Trường hợp một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên còn lại có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng quy định bên A có nghĩa vụ vận chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do bên B chỉ định. Tại điểm Y, sau khi đã nhận hàng đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A (nghĩa vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng (nghĩa vụ trả tiền của bên B). Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.
Tính đền bù trong hợp đồng dịch vụ logistics được thể hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Phí dịch vụ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng, có thể là thanh toán tạm ứng trước, trả tiền ngay sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ hoặc sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ… Trường hợp bên sử dụng dịch vụ không trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ. Khi có vi phạm nghĩa vụ, bên sử dung dịch vụ có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của mình). Ví dụ, hợp đồng quy định: Định kỳ 25 hàng tháng hai bên có nghĩa vụ lập bảng công nợ trong tháng đó, bên cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ gửi cho bên sử dụng dịch vụ. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Quá thời hạn này, bên cung cấp dịch vụ có quyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là dừng việc vận chuyển hàng, tạm giữ không giao hàng, tính lãi phạt số tiền chậm trả theo thỏa thuận trong hợp đồng...
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng. Bên làm dịch vụ phải là thương nhân, còn khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hoat động logistics là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thương nhân kinh doanh dịch vụ này tùy từng loại dịch vụ mà điều kiện kinh doanh là khác nhau. Ví dụ, thương nhân thành lập công ty đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan, thương nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi thì phải tuân thủ các điều kiện về kho bãi, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển phải tuân thủ các quy định về vận chuyển... Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Nghị định số 163/2017/NĐ-CP).
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa như: Tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa là các dịch vụ được Nghị định số 163/2017/NĐ-CP.
Đối tượng của hợp dồng dịch vụ logistics là một sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dạng vật chất, khó xác định dịch vụ bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Luật Thương mại n ă m 2005 không quy định về đối tượng dịch vụ mà quy định này được tìm thấy trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Điều 519 (và Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 514).
Thứ tư, hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics bắt buộc phải bằng văn bản.
Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng phức tạp với một chuỗi các dịch vụ gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên, phí dịch vụ, thời điểm dịch chuyển rủi ro, các trường hợp miễn trách của người chuyên, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định bắt buộc hợp đồng phải được lập bằng văn bản. Nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể bị vô hiệu, hoặc khi có tranh chấp xảy ra các bên không có căn cứ pháp lý để giải quyết.
Đứng trước sự bùng nổ của cách mạng 4.0, hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics cũng có những bước phát triển mạnh theo xu hướng đó. Đó là việc gia tăng các hợp đồng giao dịch điện tử, một hình thức mới của giao kết. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP) gồm 7 chương, 80 điều đã quy định cụ thể về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). Như vậy, hợp đồng dịch vụ logistics điện tử được pháp luật thừa nhận.
Thứ năm, nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistics là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã giao kết trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí, dựa trên các quy định của pháp luật.
Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ logistics có các nội dung chủ yếu sau: (i) Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Đó là một công việc cụ thể được mô tả chi tiết; (ii) Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ; (iii) Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ là khoảng thời gian bên cung ứng thực hiện công việc, chuyển giao kết quả và bên sử dụng dịch vụ tiếp nhận kết quả công việc, thực hiện nghĩa vụ trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận trước đó hoặc ngay tại hợp đồng. Địa điểm thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào tính chất của từng dịch vụ, có thể là địa điểm ký kết hợp đồng, có thể là địa điểm tập kết hàng hóa nơi thông quan, địa điểm nơi đóng gói, địa điểm nơi vận chuyển, địa điểm nơi giám định hàng hóa… (iv) Quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ: Hợp đồng là căn cứ xác lập nên các quan hệ, chủ thể hợp đồng quy định quyền và nghĩa vụ trong các điều khoản độc lập, hoặc cùng một điều khoản tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Quyền và nghĩa vụ các bên được xác định dựa trên tính chất dịch vụ, chính sách khách hàng của bên cung ứng, điều kiện của bên sử dụng dịch vụ hoặc người thứ ba được chỉ định cung cấp dịch vụ hoặc sử dụng kết quả của dịch vụ; (v) Kết quả của dịch vụ: Tùy vào tính chất của dịch vụ, các bên ghi nhận nội dung kết quả của dịch vụ. Kết quả đó thỏa mãn lợi ích của bên sử dụng dịch vụ là căn cứ để bên sử dụng dịch vụ trả tiền phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ; (vi) Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ; (vii) Chấm dứt hợp đồng dịch vụ: Việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ logistics có thể ghi nhận trong hợp đồng (khi hợp đồng đã hoàn thành, các bên thỏa thuận các căn cứ chấm dứt, đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng); (viii) Cơ chế giải quyết khi có tranh chấp phát sinh: Các bên có thể thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh, luật áp dụng (đặc biệt quan trọng khi một trong các bên có yếu tố nước ngoài). Cách thức ghi nhận phổ biến nhất là các bên tiến hành thương lượng hoặc hòa giải. Khi không hòa giải được, các bên có thể giải quyết bằng trọng tài hoặc Tòa án.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác.
Như vậy, hoạt động này có nội dung rất “mở”, các bên có thể tự do lựa chọn các dịch vụ cung cấp và tùy theo từng loại hình dịch vụ để ký kết những nội dung cụ thể.
2. Phân loại hợp đồng dịch vụ logistics
2.1. Dựa theo nội dung hợp đồng dịch vụ logistics
Dựa vào nội dung hợp đồng dịch vụ logistics có thể chia thành hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng theo chuyến.
(i) Hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc được ký giữa hai bên về những điều khoản chung, cơ bản của giao dịch. Hợp đồng không thỏa thuận và nêu rõ các điều khoản về số lượng hàng hóa và giá cước vận chuyển, phí dịch vụ cụ thể. Trong hợp đồng nguyên tắc hai bên sẽ quy định những điều khoản chung làm căn cứ cho việc thực hiện những dịch vụ sau: Thời gian, phương thức, thời hạn thanh toán, chất lượng hàng hóa dịch vụ, phạt chậm tiến độ, phạt chậm thanh toán… Các điều khoản trên sẽ mang tính tương đối và áp dụng chung cho những yêu cầu vận chuyển, yêu cầu chung cho những dịch vụ sau.
(ii) Hợp đồng theo chuyến
Trên hợp đồng sẽ có những điều khoản cụ thể bắt buộc về khối lượng hàng hóa, giá cước hàng hóa, thời hạn, phương thức thanh toán… trách nhiệm các bên trong hợp đồng chuyến cũng phải cụ thể, các chi phí phát sinh khi các bên thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ…
2.2. Dựa theo cấp độ của dịch vụ logistics
(i) Hợp đồng dịch vụ logistics 3PL
Những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện nhiều hoạt động logistics tích hợp, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả logistics cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp không có khả năng tự quản lý và vận hành các hoạt động logistics của mình. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ 3PL thường thực hiện các công việc chính như: Vận tải nội địa, mua bán cước, đóng gói, cho thuê kho bãi, khai hải quan…
(ii) Hợp đồng dịch vụ logistics 4PL
4PL là mô hình phức tạp hơn 3PL. 4PL phát triển trên nền tảng 3PL nhưng bao gồm những lĩnh vực rộng hơn, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý cả quá trình kinh doanh. 4PL thực hiện như một hợp đồng hợp nhất các dịch vụ logistics, sử dụng vốn, công nghệ, nguồn lực của mình và của các 3PL khác để thiêt kế, xây dựng, vận hành các giải pháp logistics hiệu quả cho khách hàng. 4PL điều hành tất cả quá trình logistics cho doanh nghiệp, tiếp quản, điều phối và chia sẻ thông tin với các bên thứ 3 mà doanh nghiệp đang sử dụng như: Nhà vận chuyển, các công ty giao nhận, công ty cho thuê kho bãi, 4PL được xem là nhà liên lạc duy nhất thực hiện các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt quá trình phân phối nhằm mục đích vươn tới thị trường toàn cầu, giành lợi thế chiến lược và xây dựng các mối quan hệ lâu dài.
(iii) Hợp đồng dịch vụ logistics 5PL
5PL là dịch vụ quản lý logistics cao nhất hiện nay. Sự ra đời gắn với sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển logistics điện tử. 5PL là các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp logistics cho khách hàng bằng việc khai thác tối đa ứng dụng công nghệ tích hợp. 5PL nắm vững vai trò tổng hợp các nhu cầu dịch vụ của 3PL để thương lượng mức cước tốt nhất từ các hãng vận tải, với cam kết tiết kiệm và an toàn tối đa. Các doanh nghiệp này phát triển mạng lưới theo dõi hàng hóa từ đầu này sang đầu khác, giúp chủ hàng nắm được các thông tin về hàng hóa trong toàn bộ quá trình vận chuyển.
Đào Thị Cấm
Văn phòng luật sư PRIME VN
Văn phòng luật sư PRIME VN