Chủ nhật 22/06/2025 22:07
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Chia sẻ kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý cho công chức, viên chức trẻ ngành Tư pháp

Chiều 24/10, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý đã phối hợp cùng Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý cho công chức, viên chức trẻ ngành Tư pháp”.

Toàn cảnh Tọa đàm

Tham dự Tọa đàm có TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; TS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Giám đốc Trung tâm Liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế, Học viện Tư pháp; đồng chí Trần Trung Kiên, Chánh Văn phòng Đoàn khối các cơ quan trung ương và đoàn viên, thanh niên các chi đoàn, đoàn cơ sở thuộc Bộ Tư pháp. Đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Khối, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp chủ trì Tọa đàm.

Với tham luận “Nhập môn về nghiên cứu khoa học pháp lý”, TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý đã chia sẻ toàn diện về nghiên cứu khoa học pháp lý. Nghiên cứu khoa học pháp lý không chỉ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng các quy định pháp luật, mà còn nâng cao hiệu quả trong tổ chức thi hành pháp luật. Các nghiên cứu góp phần phát triển lý luận pháp lý, từ đó hoàn thiện hệ thống lý luận về Nhà nước và pháp luật. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, việc phát triển khoa học pháp lý càng trở nên cấp thiết, mở ra nhiều cơ hội cho việc đổi mới phương pháp nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu nghiên cứu pháp lý vào thực tiễn. Hiện nay, có ba xu hướng chính trong lĩnh vực khoa học pháp lý; đó là, triết học pháp luật, nghiên cứu thực chứng về pháp luật và nghiên cứu luật học so sánh. Cụ thể: (i) Triết học pháp luật tập trung vào việc tìm hiểu bản chất của Nhà nước và pháp luật, cũng như mối quan hệ giữa pháp luật và công lý. Tại Việt Nam, xu hướng này chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vốn chú trọng tới yếu tố cấu trúc giai cấp và đấu tranh giai cấp trong phân tích về Nhà nước và pháp luật. (ii) Nghiên cứu thực chứng về pháp luật tiếp cận pháp luật từ góc nhìn xã hội học và kinh tế học, tìm hiểu về tác động của pháp luật trong xã hội và mối tương tác giữa pháp luật với quá trình phân bổ nguồn lực. Các phương pháp định tính như phân tích tài liệu, phỏng vấn và các phương pháp định lượng như thống kê, phân tích số liệu đều được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu này. Trường phái kinh tế học pháp luật nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong việc phân bổ nguồn lực một cách tối ưu trong xã hội. (iii) Nghiên cứu luật học so sánh tìm hiểu cách thức các hệ thống pháp luật quốc gia tương tác và học hỏi lẫn nhau, giải thích lý do vì sao một số quốc gia lại tiếp nhận pháp luật từ quốc gia khác, những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của quá trình tiếp nhận này.

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý trình bày tham luận

Tại buổi Tọa đàm, TS. Nguyễn Văn Cương cũng đề cập điểm quan trọng trong nghiên cứu khoa học pháp lý đó là quy trình triển khai một đề tài hoặc dự án nghiên cứu. Quy trình này bao gồm các bước: chọn chủ đề; đánh giá tình hình nghiên cứu; làm rõ vấn đề nghiên cứu; xác định nguồn lực và điều kiện cần thiết cho nghiên cứu; lưu ý các khía cạnh đạo đức; chọn phương pháp nghiên cứu; thu thập dữ liệu; giải mã dữ liệu; đưa ra kết luận và chia sẻ tri thức mới. Việc tuân thủ quy trình này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu pháp lý tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống và khoa học, mà còn bảo đảm tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Chia sẻ về kinh nghiệm ứng tuyển vào chương trình học bổng, chương trình đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước cho cán bộ trẻ, TS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Giám đốc Trung tâm Liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế, Học viện Tư pháp cho biết khi chuẩn bị ứng tuyển vào các chương trình học bổng hoặc chương trình đào tạo tiến sĩ, việc viết một bài nghiên cứu chất lượng không chỉ là điều kiện cần mà còn là cơ hội để các ứng viên thể hiện năng lực, tư duy khoa học của mình. Việc chuẩn bị bài nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu là một trong những yếu tố quan trọng, giúp ứng viên gây ấn tượng với hội đồng xét duyệt. Bài nghiên cứu cần thể hiện rõ năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và định hướng nghiên cứu của ứng viên trong lĩnh vực đã chọn. Ngoài hồ sơ học thuật, thư giới thiệu từ những người hướng dẫn hoặc các giáo sư có uy tín cũng là yếu tố quan trọng, bởi nó chứng minh sự tin tưởng và ghi nhận từ những chuyên gia trong lĩnh vực. Thêm vào đó, thư tự giới thiệu là cơ hội để ứng viên trình bày mục tiêu học tập, lý do chọn chương trình và kế hoạch dài hạn sau khi hoàn thành. Thư này cần thể hiện rõ đam mê và cam kết của ứng viên đối với lĩnh vực nghiên cứu, cũng như sự phù hợp với chương trình ứng tuyển. Sự chuẩn bị về tinh thần, sẵn sàng học hỏi và hòa nhập vào môi trường đa văn hóa cũng rất quan trọng. Một hồ sơ chuẩn bị tốt, kết hợp với sự quyết tâm và kế hoạch dài sẽ giúp các ứng viên tăng cơ hội thành công khi ứng tuyển vào các chương trình học bổng và chương trình đào tạo tiến sĩ danh giá.

TS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Giám đốc Trung tâm Liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế, Học viện Tư pháp chia sẻ tại Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, các đoàn viên, thanh niên đã tích cực trao đổi, đặt câu hỏi cho các diễn giả về các vấn đề như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học pháp lý, ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm viết bài nghiên cứu cho cán bộ trẻ ứng tuyển vào chương trình học bổng, chương trình tiến sĩ trong và ngoài nước...

Tọa đàm “Chia sẻ kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý cho công chức, viên chức trẻ ngành Tư pháp” không chỉ cung cấp những kiến thức quan trọng về nghiên cứu khoa học pháp lý mà còn là diễn đàn đối thoại sôi nổi giữa các diễn giả và các đoàn viên, thanh niên Bộ Tư pháp. Qua buổi Tọa đàm, các đoàn viên, thanh niên không chỉ được trang bị thêm kỹ năng, kiến thức để phát triển sự nghiệp mà còn được truyền động lực, cảm hứng trong việc tìm kiếm những cơ hội học tập, nghiên cứu tại môi trường quốc tế. Với những định hướng, kinh nghiệm quý báu được các chuyên gia chia sẻ, buổi Tọa đàm đã thực sự trở thành cầu nối giúp đoàn viên, thanh niên tự tin hơn trong hành trình chinh phục tri thức và góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý của đất nước.

Hoàng Trung

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/6/2025, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW). Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp dự và chỉ đạo Hội nghị.
Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Ngày 19/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW), Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) và Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật (Nghị quyết số 140/NQ-CP).
Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Chiều ngày 19/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác truyền thông, báo chí. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chủ trì Tọa đàm.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Sáng 16/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đồng chủ trì phiên họp.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 12/6/2025, đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đối thoại với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên quan về các quy định pháp luật có vướng mắc, bất cập và kiến nghị xử lý nhằm tháo gỡ “nút thắt” thể chế cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính đồng chủ trì Hội thảo.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Chiều ngày 12/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm