Thứ tư 16/07/2025 12:08
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015

Chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả phân tích quy định của pháp luật về xác định những chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết lại, đồng thời, đánh giá dưới góc độ thực tiễn những vướng mắc gặp phải và xác định hướng hoàn thiện pháp luật.

Abstract: In this article, the author analyzes the legal provisions on determining the subjects responsible for performing the property obligations left by the deceased, and at the same time, evaluates from a practical perspective the problems encountered and direction to improve the law.

1. Đặt vấn đề

Chết là sự kiện pháp lý làm chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật như quan hệ pháp luật lao động, quan hệ vợ chồng. Đồng thời cũng là sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ pháp luật mới, chẳng hạn như quan hệ pháp luật về thừa kế, trong đó có quan hệ nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trước khi chết, một cá nhân có thể còn một số nghĩa vụ chưa hoặc đang thực hiện với chủ thể khác. Trong một số trường hợp, khi cá nhân chết thì nghĩa vụ của họ cũng chấm dứt nếu nghĩa vụ này phải do chính cá nhân đó thực hiện. Ngược lại, có những nghĩa vụ không chấm dứt khi người có nghĩa vụ chết. Căn cứ theo quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Dựa theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể nhận thấy một số nghĩa vụ tài sản do người chết để lại[1] sẽ được chuyển giao cho một chủ thể khác tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, việc xác định được chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại không phải lúc nào cũng dễ dàng, cần được nghiên cứu, làm rõ.

2. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 615, Điều 622, Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2015, những chủ thể có nghĩa vụ tài sản do người chết để lại bao gồm:

Thứ nhất, người hưởng thừa kế.

Khi di sản đã được chia, những nghĩa vụ tài sản của người chết chưa được thực hiện hoặc đang thực hiện thì người hưởng thừa kế là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ. Ứng với hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, người thừa kế bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật.

Đối với người thừa kế theo di chúc là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào được chỉ định trong di chúc miễn là thỏa mãn những điều kiện về người thừa kế[2], không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản[3]. Về nguyên tắc, những chủ thể này đều phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mình được nhận.

Đối với người thừa kế theo pháp luật. Trường hợp, người để lại di sản thừa kế không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không phát sinh hiệu lực thì di sản thừa kế được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật phải là cá nhân. Bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Tuy nhiên, không phải hàng thừa kế nào cũng được hưởng di sản thừa kế mà họ được hưởng di sản khi không có ai ở hàng thừa kế trước, hoặc có nhưng họ từ chối, bị truất quyền hưởng di sản. Điều đó cũng có nghĩa, không phải cả ba hàng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, mà chỉ hàng thừa kế nào được hưởng di sản mới là chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại thì người thừa kế phải có nghĩa vụ thực hiện bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp có di chúc nhưng không hợp pháp thì người phải thực hiện nghĩa vụ không phải là người thừa kế theo di chúc mà là người thừa kế theo pháp luật[4]. Người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nếu họ được hưởng di sản vì họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ “trong phạm vi di sản”[5]. Vậy, trường hợp người chết không có di sản nhưng có nghĩa vụ và có người thừa kế thì người thừa kế có phải thừa kế nghĩa vụ hay không? Vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài sản sẽ không phát sinh vì họ không hưởng di sản và cũng không có di sản để thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại.

Thứ hai, người quản lý di sản đối với di sản chưa được chia thừa kế.

Đối với di sản chưa được chia thừa kế, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Vấn đề đặt ra là, người phải thực hiện nghĩa vụ là người thừa kế hay người quản lý tài sản. Bởi suy cho người, người quản lý di sản không đồng thời là người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có cách hiểu khác nhau, như là:

- Ghi nhận việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại thuộc về những người thừa kế là những người hưởng di sản mà người chết để lại dù di sản chưa được chia, không quan trọng ai là người quản lý di sản.

- Chủ thể thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại là người quản lý tài sản chứ không phải tất cả những người thừa kế.

Theo quan điểm của tác giả, chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ vẫn phải là người thừa kế, người quản lý là người thực hiện thay khi di sản chưa được chia thừa kế theo sự thỏa thuận của những người thừa kế mà thôi.

Thứ ba, người được di tặng.

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Về nguyên tắc, người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng. Tuy nhiên, trong trường hợp “toàn bộ di sản không đủ” để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại. Trong trường hợp người chết để lại giá trị tài sản cho người được di tặng rất nhỏ, ít hơn những người thừa kế. Sau khi người thừa kế thực nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nhưng không đủ. Vậy có đem phần giá trị tài sản của người được di tặng để thực hiện nghĩa vụ hay không?

Thứ tư, người quản lý tài sản dùng vào việc thờ cúng.

Khoản 2, Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được dùng để thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra là chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong trường hợp này là người quản lý hay người thừa kế?

Thứ năm, Nhà nước.

Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Điều này cho thấy, ngoài những chủ thể trình bày ở trên, Nhà nước với tư cách là chủ thể tiếp nhận tài sản của người chết cũng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết.

3. Bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

3.1. Trường hợp nhiều người hưởng di sản thừa kế

Pháp luật theo hướng bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba khi người phải thực hiện nghĩa vụ với mình đã chết. Tuy nhiên, nếu nhiều người được hưởng di sản thừa kế, người có quyền có được yêu cầu tất cả những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ hay không, hay chỉ được yêu cầu một trong số họ thực hiện nghĩa vụ? Trong trường hợp, những người thừa kế tự thỏa thuận với nhau, cử một người đại diện để thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại thì họ có phải thông báo cho người thứ ba là người có quyền biết để họ có thể thực hiện yêu cầu của mình hay không? Về vấn đề này, Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa được quy định rõ, có nên chăng cần có một quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của những chủ thể có nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người thứ ba sau khi người để lại di sản chết. Theo quan điểm của tác giả, để bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, pháp luật dân sự nên theo hướng bổ sung quy định về xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại là những người thừa kế hưởng di sản, họ có nghĩa vụ thông báo cho người thứ ba biết. Trong trường hợp không thông báo, người có quyền được yêu cầu bất kỳ người thừa kế nào phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với mình.

3.2. Về người di tặng

Như đã phân tích về chủ thể là người di tặng thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại ở trên. Người di tặng không đương nhiên là người thừa kế. Với quy định “toàn bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ” chưa rõ ràng, khó hiểu và phát sinh các vướng mắc sau:

Một là, người chết để lại giá trị di sản cho người được di tặng nhiều hơn người thừa kế, trong phạm vi người thừa kế được hưởng không thực hiện được hết nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Trong trường hợp này, người được di tặng có nghĩa vụ lấy tài sản di tặng để thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại hay không? Vì rõ ràng là “toàn bộ di sản” đã không đủ để thực hiện nghĩa vụ.

Hai là, người chết để lại giá trị di sản cho người được di tặng ít hơn những người thừa kế. Toàn bộ di sản của những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại nhưng không đủ. Vậy với trường hợp này, người di tặng có là chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ hay không? Ngay cả khi giá trị tài sản di tặng rất nhỏ không đáng kể hay chỉ mang tính chất kỷ niệm.

Như vậy, có phải cả hai trường hợp mà tác giả phân tích thì người di tặng để phải có nghĩa vụ hay không? Theo quan điểm của tác giả đối với trường hợp thứ 2, khi giá trị di tặng ít hơn những người thừa kế và có giá trị thấp (với mức cần được xác định rõ ràng) thì không nên đặt ra vẫn đề thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại cho người được di tặng. Xuất phát từ ý nghĩa tốt đẹp như một món quà mà người chết để lại cho người mà họ yêu thương.

3.3. Về người quản lý di sản thờ cúng

Trường hợp người chết lập di chúc có chỉ định việc di sản được dùng vào việc thờ cúng được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm. Do đó, về nguyên tắc phần này không được chia thừa kế. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có thể là người được chỉ định trong di chúc, người được những người thừa kế thỏa thuận cử người quản lý di sản, nếu những người thừa đều chết thì phần di sản dùng thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản do người chết để lại liên quan đến phân di sản dùng vào thờ cúng thì ai sẽ là người có nghĩa vụ thực hiện? Người được chỉ định trong di chúc? Người thừa kế? Bởi vì người được chỉ định quản lý di sản thờ cúng có thể đồng thời là người thừa kế nhưng cũng có thể không. Theo quan điểm của tác giả, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại vẫn thuộc về người thừa kế. Bởi lẽ, điều này đã được quy định rõ tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hơn nữa Điều 645 quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”. Với quy định này, có thể hiểu rằng chỉ có người thừa kế họ mới chính xác biết được toàn bộ di sản của người chết có đủ để thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại hay không. Còn nếu hiểu người quản lý di sản thờ cúng là chủ thể buộc phải thực hiện nghĩa vụ thì bản thân họ cũng phải thông báo cho người thừa kế chứ không thể tự mình sử dụng di sản để thực hiện nghĩa vụ được. Khi có sự thống nhất của tất cả những người thừa kế thì di sản dùng vào việc thờ cúng mới được dùng để thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Để thống nhất cách hiểu, thiết nghĩ Bộ luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh để tránh trường hợp áp dụng không đồng bộ.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự quy định trách nhiệm của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại khi di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nhưng lại không quy định rõ ràng khi di sản thờ cúng ấy đã thanh toán nghĩa vụ vẫn còn lại thì có tiếp tục thực hiện việc thờ cúng hay không? Vấn đề thờ cúng là nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam từ lâu đời cần giữ gìn và phát huy, cũng như góp phần bảo đảm quyền lợi của người quản lý di sản thờ cúng, chủ thể có quyền về tài sản thì cần thiết sửa đổi khoản 2 Điều 645: “Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng nếu giá trị phần di sản dùng vào việc thờ cúng bằng hoặc lớn hơn giá trị hưởng thừa kế”.

ThS. Nguyễn Thị Phương

Giảng viên Luật học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

[1]. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; chi phí cho việc bảo quản di sản; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; tiền phạt; các chi phí khác.

[2]. Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[3]. Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[4]. Đỗ Văn Đại (2016), Luật Thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

[5]. Khoản 1, Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015.

(Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Kỳ 1 (Số 380), tháng 5/2023)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Bàn về luật công, luật tư trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Bàn về luật công, luật tư trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Bài viết nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về việc xây dựng, phân chia hệ thống pháp luật trên nền tảng của luật công, luật tư; làm rõ ý nghĩa, vai trò cơ bản của việc phân chia luật công, luật tư; từ đó, gợi mở một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Hoàn thiện pháp luật về xử lý quyền tài sản được dùng bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Hoàn thiện pháp luật về xử lý quyền tài sản được dùng bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Bài viết phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý quyền tài sản được dùng bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng; đồng thời, làm rõ các vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt, khi có sự tham gia của bên thứ ba như bên tài trợ vốn, bên kiểm soát, bên đầu tư vào quyền tài sản. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, đồng thời, tăng cường an toàn pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng bảo đảm bằng quyền tài sản.
Hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em trong môi trường số ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em trong môi trường số ở Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân nói chung, đặc biệt là dữ liệu của trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương - trở thành vấn đề cấp thiết. Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân trẻ em nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức cần giải quyết. Bài viết tập trung phân tích khung pháp lý hiện hành của Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân trẻ em, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nhằm bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em trong môi trường số.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân sau hơn 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân sau hơn 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013

Thực tiễn cho thấy, việc thể chế hóa chế định quyền con người, quyền công dân sau hơn 10 năm Thi hành Hiến pháp năm 2013 đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cũng còn hạn chế, khó khăn nhất định. Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân cần thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chể hóa các chủ trương, chính sách mới của Đảng về đổi mới tư duy xây dựng, thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Giới hạn, điều kiện áp dụng hình phạt theo luật nhân quyền quốc tế và gợi mở hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Giới hạn, điều kiện áp dụng hình phạt theo luật nhân quyền quốc tế và gợi mở hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Bài viết phân tích các quy định về giới hạn và điều kiện áp dụng hình phạt trong luật nhân quyền quốc tế, qua đó, chứng minh luật nhân quyền quốc tế đặt ra những giới hạn và điều kiện về bản chất, mức độ, đối tượng, thủ tục áp dụng hình phạt trong tố tụng hình sự nhằm ngăn chặn sự lạm quyền trong việc phòng, chống tội phạm và thúc đẩy tính nhân đạo của tư pháp hình sự. Đồng thời, bài viết cũng khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức, Na Uy, Canada và Nam Phi, qua đó, gợi ý một số cải cách để Việt Nam có thể tham khảo, tiếp thu có chọn lọc góp phần hoàn thiện pháp luật về áp dụng hình phạt tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế về vấn đề này.
Hoàn thiện quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Hoàn thiện quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước đấu tranh và phòng ngừa vi phạm hành chính. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được sửa đổi và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới, đặc biệt là các quy định liên quan đến thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết phân tích, luận giải một số vấn đề như điều kiện xử phạt hành chính không lập biên bản, quyền giải trình đối với trường hợp xử phạt theo thủ tục không lập biên bản, thời hạn chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt, về người chứng kiến ký biên bản vi phạm hành chính và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy về định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính tại dự thảo Luật.
Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính

Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính

Bài viết tập trung phân tích những vướng mắc, bất cập của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2017, 2020, 2022 (Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012) về thủ tục giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan.
Thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong bối cảnh tinh gọn bộ máy nhà nước

Thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong bối cảnh tinh gọn bộ máy nhà nước

Theo quy định pháp luật, thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Để áp dụng biện pháp này, các cơ quan hành chính phải lập hồ sơ đề nghị để Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho phép thực hiện. Bài viết nghiên cứu, phân tích về thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đồng thời, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh tinh gọn bộ máy nhà nước.
Bất cập trong nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và đề xuất, kiến nghị

Bất cập trong nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và đề xuất, kiến nghị

Bài viết chỉ ra những bất cập về nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và từ đó, đề xuất kiến nghị giúp khắc phục bất cập trong công tác xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động của chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới là điều cần thiết. Các địa phương sau sắp xếp đứng trước những yêu cầu cấp thiết về đổi mới, vận hành hiệu quả mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Bài viết đề xuất một số kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động chính quyền địa phương, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ trong bối cảnh mới.
Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Bài viết nghiên cứu, phân tích về những nội dung cần bổ sung vào chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang lấy ý kiến nhân dân để thực hiện các chủ trương của Đảng về việc sắp xếp lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, không tổ chức cấp huyện. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi bộ máy hành chính phải được tổ chức khoa học, tinh, gọn, minh bạch, hiệu quả nhằm tạo đà cho đất nước phát triển càng trở lên cấp thiết. Xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã và đòi hỏi của thực tiễn, bài viết đề xuất một số gợi mở về đổi mới tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã trong thời gian tới.
Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, việc tổ chức lại bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết) là yêu cầu tất yếu. Điều này đòi hỏi phải cải cách toàn diện cả về cấu trúc chiều ngang (sáp nhập địa giới hành chính) và chiều dọc (rút gọn cấp chính quyền trung gian) nhằm mở rộng không gian phát triển, tăng cường tính liên kết giữa trung ương và cơ sở, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Bài viết nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương gắn với địa bàn cụ thể dưới góc nhìn từ cơ sở (Tây Nguyên) để đưa ra những phân tích, nhận định và đề xuất giải pháp cho việc cải cách chính quyền địa phương theo dự thảo Nghị quyết.
So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

Bài viết phân tích, nghiên cứu thiết chế chính quyền địa phương ở Cộng hòa Pháp và Việt Nam; so sánh một số điểm tương đồng, khác biệt về tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương theo hiến pháp của hai nước. Trên cơ sở mô hình tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp, bài viết đề xuất một số kiến nghị để Việt Nam nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy theo các chủ trương, chính sách của Đảng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc, bài viết đề xuất các khuyến nghị để xây dựng khung pháp lý toàn diện, hiệu quả hơn trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

Theo dõi chúng tôi trên:

he-thong-benh-vien-quoc-te-vinmec
trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm
cong-ty-co-phan-loc-hoa-dau-binh-son