Trước khi được quy định tại Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Nghị định số 120/2021/NĐ-CP), nội dung về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn (GDTXPTT) được quy định chung trong các quy định về sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành mới quyết định về xử lý vi phạm hành chính tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP) (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ) trên cơ sở cụ thể hóa khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc quy định chung theo hướng lồng ghép như vậy đã không bảo đảm được tính cụ thể, phù hợp với đặc thù riêng của các quyết định trong áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện pháp GDTXPTT nói riêng, vì, các chủ thể, đối tượng thi hành, nội dung và tính chất của quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính, quyết định trong áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là khác nhau. Chính vì lý do đó, trong bối cảnh sửa đổi, bổ sung, thay thế các nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (sau đây gọi là Luật Xử lý vi phạm hành chính) được tiến hành một cách tổng thể, toàn diện để bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Chính phủ đã bổ sung quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT thành một quy định riêng trong Nghị định số 120/2021/NĐ-CP[1].
1. Căn cứ để đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Các căn cứ để đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Căn cứ để hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT bao gồm: (i) Không đúng đối tượng áp dụng; (ii) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định; (iii) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định; (iv) Thuộc trường hợp “giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính” quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (v) Thuộc trường hợp xác định hành vi vi phạm không đúng quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (vi) Thuộc trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (vii) Thuộc trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (viii) Thuộc trường hợp hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP (khoản 1 Điều 8).
- Trừ trường hợp thứ (vii) và (viii) nêu trên (điểm g và h khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP), nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới (khoản 2 Điều 8).
Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP quy định 01 căn cứ duy nhất để đính chính quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT là quyết định có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không quy định các căn cứ cụ thể để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT mà quy định theo hướng loại trừ các quyết định có sai sót, vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, theo đó, người có thẩm quyền sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần quyết định có các sai sót, vi phạm không thuộc trường hợp hủy bỏ toàn bộ nội dung, ban hành mới hoặc đính chính quyết định.
Có thể thấy, việc quy định các căn cứ để tiến hành đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT tại Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi so với Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP), thể hiện qua các điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, căn cứ để đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới quyết định đã được quy định theo hướng đầy đủ, phù hợp hơn với tính chất đặc thù của các quyết định trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT so với Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) trước đây.
Thứ hai, cách thức quy định các căn cứ để sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ một phần quyết định đã có tính chất bao quát và linh hoạt hơn, thể hiện ở việc Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã quy định theo hướng liệt kê các căn cứ để hủy bỏ toàn bộ nội dung, ban hành mới và đính chính quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, từ đó quy định các căn cứ để sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ một phần quyết định trên cơ sở loại trừ các căn cứ hủy bỏ toàn bộ nội dung, ban hành mới hoặc đính chính quyết định đã được quy định trước đó.
Thứ ba, Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không sử dụng các khái niệm có tính chất định tính, chưa rõ ràng, khó xác định và có thể dẫn đến việc khó áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất trong thực tiễn (ví dụ các khái niệm: “Làm ảnh hưởng đến nội dung quyết định”, “không làm thay đổi cơ bản nội dung”, “làm thay đổi cơ bản nội dung”) như Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
Thứ tư, Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không quy định việc ban hành quyết định mới trong trường hợp có căn cứ đối với quyết định đã bị hủy bỏ một phần mà chỉ ban hành mới trong trường hợp có căn cứ đối với quyết định đã bị hủy bỏ toàn bộ nội dung.
2. Thẩm quyền thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không có điều khoản cụ thể để quy định về thẩm quyền thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT. Tuy nhiên, tại mỗi điều khoản đều chỉ rõ “người đã ban hành quyết định” tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính thẩm quyền thực hiện xử lý các quyết định có sai sót, vi phạm. Trong đó, đối với các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT thì “người đã ban hành quyết định” được xác định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Về cơ bản, có thể thấy quy định về thẩm quyền thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT không có nhiều sự thay đổi so với các quy định trước đây tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới các quyết định về xử lý vi phạm hành chính.
3. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Các nội dung cơ bản liên quan đến thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP bao gồm: (i) Thời hạn thực hiện xử lý các quyết định có sai sót, vi phạm; (ii) Hiệu lực của quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT; (iii) Thời hạn chấp hành biện pháp GDTXPTT sau khi thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT.
3.1. Về thời hạn thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nội dung về thời hạn thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, cụ thể: “Việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được thực hiện khi còn thời hạn, thời hiệu áp dụng biện pháp” và “việc ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 trong trường hợp còn thời hiệu áp dụng biện pháp”.
Khác với Điều 6c Nghị định số 97/2017/NĐ-CP quy định: “Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính”, có thể thấy, Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã không quy định một thời hạn chung, cụ thể để thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, mà việc thực hiện xử lý các quyết định có sai sót, vi phạm phụ thuộc hoàn toàn vào thời hạn, thời hiệu áp dụng biện pháp này.
Sở dĩ có sự thay đổi như trên là bởi vì, việc áp dụng thời hạn theo quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) đối với các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT hoàn toàn chưa phù hợp với tính chất biện pháp này, thể hiện ở chỗ: Thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT là từ 03 đến 06 tháng, như vậy, trường hợp phát hiện quyết định có sai sót, vi phạm và vẫn trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định và còn thời hiệu áp dụng biện pháp GDTXPTT, nhưng đối tượng vi phạm đã chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT thì việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT trong nhiều trường hợp sẽ không còn ý nghĩa. Khác với quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, đối với quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, vi phạm, nếu người vi phạm đã chấp hành xong quyết định về xử lý vi phạm hành chính mà quyết định đó có sai sót, vi phạm, thì đối tượng vi phạm bị thiệt hại vẫn có thể dễ dàng được hoàn trả hoặc bồi thường theo quy định pháp luật.
3.2. Hiệu lực của quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác (khoản 4 Điều 67); quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT có hiệu lực kể từ ngày ký (khoản 4 Điều 98).
Trên cơ sở đó, khoản 1 Điều 6d Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) quy định có 02 thời điểm có hiệu lực của các quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là kể từ ngày ký hoặc thời điểm cụ thể ghi trong quyết định. Hay nói cách khác, thời điểm có hiệu lực của các quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT có thể là kể từ ngày ký hoặc thời điểm ghi trong quyết định, điều này chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chính vì vậy, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã chỉnh sửa lại nội dung nêu trên để phù hợp với các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, cụ thể: “Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký”.
3.3. Về thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sau khi thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thời hạn chấp hành biện pháp GDTXPTT sau khi thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT là một quy định đặc thù, mới được quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Trường hợp quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, quyết định mới được ban hành có quy định thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình ít hơn thời gian mà người vi phạm đã chấp hành tại quyết định cũ thì người vi phạm được chấm dứt chấp hành biện pháp và được coi là đã chấp hành xong biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình.
- Trường hợp quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, quyết định mới được ban hành có quy định thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình dài hơn thời gian mà người vi phạm đã chấp hành tại quyết định cũ thì người vi phạm phải tiếp tục chấp hành thời gian còn lại, sau khi đã trừ đi phần thời gian đã chấp hành.
Quy định này tránh trường hợp nếu không quy định rõ ràng, khi một quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được ban hành có quy định thời hạn áp dụng khác với thời hạn ban đầu, đối tượng bị áp dụng biện pháp sẽ phải chấp hành cả 02 thời hạn theo quyết định cũ và quyết định mới, không bảo đảm quyền, lợi ích của đối tượng bị áp dụng biện pháp này.
Có thể thấy rằng, vấn đề đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, hủy bỏ toàn bộ quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT tại Nghị định số 120/2021/NĐ-CP được quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng và phù hợp hơn với tính chất đặc thù của các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng thực thi công vụ được dễ dàng, thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị áp dụng biện pháp này cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và thi hành pháp luật trong áp dụng biện pháp GDTXPTT nói riêng.
[1]. Tách biệt với các quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định về xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Căn cứ để đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Các căn cứ để đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Căn cứ để hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT bao gồm: (i) Không đúng đối tượng áp dụng; (ii) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định; (iii) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định; (iv) Thuộc trường hợp “giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính” quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (v) Thuộc trường hợp xác định hành vi vi phạm không đúng quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (vi) Thuộc trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (vii) Thuộc trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Xử lý vi phạm hành chính; (viii) Thuộc trường hợp hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP (khoản 1 Điều 8).
- Trừ trường hợp thứ (vii) và (viii) nêu trên (điểm g và h khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP), nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới (khoản 2 Điều 8).
Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP quy định 01 căn cứ duy nhất để đính chính quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT là quyết định có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không quy định các căn cứ cụ thể để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT mà quy định theo hướng loại trừ các quyết định có sai sót, vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, theo đó, người có thẩm quyền sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần quyết định có các sai sót, vi phạm không thuộc trường hợp hủy bỏ toàn bộ nội dung, ban hành mới hoặc đính chính quyết định.
Có thể thấy, việc quy định các căn cứ để tiến hành đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT tại Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi so với Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP), thể hiện qua các điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, căn cứ để đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới quyết định đã được quy định theo hướng đầy đủ, phù hợp hơn với tính chất đặc thù của các quyết định trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT so với Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) trước đây.
Thứ hai, cách thức quy định các căn cứ để sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ một phần quyết định đã có tính chất bao quát và linh hoạt hơn, thể hiện ở việc Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã quy định theo hướng liệt kê các căn cứ để hủy bỏ toàn bộ nội dung, ban hành mới và đính chính quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, từ đó quy định các căn cứ để sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ một phần quyết định trên cơ sở loại trừ các căn cứ hủy bỏ toàn bộ nội dung, ban hành mới hoặc đính chính quyết định đã được quy định trước đó.
Thứ ba, Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không sử dụng các khái niệm có tính chất định tính, chưa rõ ràng, khó xác định và có thể dẫn đến việc khó áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất trong thực tiễn (ví dụ các khái niệm: “Làm ảnh hưởng đến nội dung quyết định”, “không làm thay đổi cơ bản nội dung”, “làm thay đổi cơ bản nội dung”) như Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
Thứ tư, Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không quy định việc ban hành quyết định mới trong trường hợp có căn cứ đối với quyết định đã bị hủy bỏ một phần mà chỉ ban hành mới trong trường hợp có căn cứ đối với quyết định đã bị hủy bỏ toàn bộ nội dung.
2. Thẩm quyền thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nghị định số 120/2021/NĐ-CP không có điều khoản cụ thể để quy định về thẩm quyền thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT. Tuy nhiên, tại mỗi điều khoản đều chỉ rõ “người đã ban hành quyết định” tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính thẩm quyền thực hiện xử lý các quyết định có sai sót, vi phạm. Trong đó, đối với các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT thì “người đã ban hành quyết định” được xác định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Về cơ bản, có thể thấy quy định về thẩm quyền thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT không có nhiều sự thay đổi so với các quy định trước đây tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới các quyết định về xử lý vi phạm hành chính.
3. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Các nội dung cơ bản liên quan đến thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP bao gồm: (i) Thời hạn thực hiện xử lý các quyết định có sai sót, vi phạm; (ii) Hiệu lực của quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT; (iii) Thời hạn chấp hành biện pháp GDTXPTT sau khi thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT.
3.1. Về thời hạn thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nội dung về thời hạn thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, cụ thể: “Việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được thực hiện khi còn thời hạn, thời hiệu áp dụng biện pháp” và “việc ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 trong trường hợp còn thời hiệu áp dụng biện pháp”.
Khác với Điều 6c Nghị định số 97/2017/NĐ-CP quy định: “Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính”, có thể thấy, Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã không quy định một thời hạn chung, cụ thể để thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, mà việc thực hiện xử lý các quyết định có sai sót, vi phạm phụ thuộc hoàn toàn vào thời hạn, thời hiệu áp dụng biện pháp này.
Sở dĩ có sự thay đổi như trên là bởi vì, việc áp dụng thời hạn theo quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) đối với các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT hoàn toàn chưa phù hợp với tính chất biện pháp này, thể hiện ở chỗ: Thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT là từ 03 đến 06 tháng, như vậy, trường hợp phát hiện quyết định có sai sót, vi phạm và vẫn trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định và còn thời hiệu áp dụng biện pháp GDTXPTT, nhưng đối tượng vi phạm đã chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT thì việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT trong nhiều trường hợp sẽ không còn ý nghĩa. Khác với quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, đối với quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, vi phạm, nếu người vi phạm đã chấp hành xong quyết định về xử lý vi phạm hành chính mà quyết định đó có sai sót, vi phạm, thì đối tượng vi phạm bị thiệt hại vẫn có thể dễ dàng được hoàn trả hoặc bồi thường theo quy định pháp luật.
3.2. Hiệu lực của quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác (khoản 4 Điều 67); quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT có hiệu lực kể từ ngày ký (khoản 4 Điều 98).
Trên cơ sở đó, khoản 1 Điều 6d Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) quy định có 02 thời điểm có hiệu lực của các quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là kể từ ngày ký hoặc thời điểm cụ thể ghi trong quyết định. Hay nói cách khác, thời điểm có hiệu lực của các quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT có thể là kể từ ngày ký hoặc thời điểm ghi trong quyết định, điều này chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chính vì vậy, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP đã chỉnh sửa lại nội dung nêu trên để phù hợp với các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, cụ thể: “Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký”.
3.3. Về thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sau khi thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thời hạn chấp hành biện pháp GDTXPTT sau khi thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT là một quy định đặc thù, mới được quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Trường hợp quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, quyết định mới được ban hành có quy định thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình ít hơn thời gian mà người vi phạm đã chấp hành tại quyết định cũ thì người vi phạm được chấm dứt chấp hành biện pháp và được coi là đã chấp hành xong biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình.
- Trường hợp quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, quyết định mới được ban hành có quy định thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình dài hơn thời gian mà người vi phạm đã chấp hành tại quyết định cũ thì người vi phạm phải tiếp tục chấp hành thời gian còn lại, sau khi đã trừ đi phần thời gian đã chấp hành.
Quy định này tránh trường hợp nếu không quy định rõ ràng, khi một quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp GDTXPTT được ban hành có quy định thời hạn áp dụng khác với thời hạn ban đầu, đối tượng bị áp dụng biện pháp sẽ phải chấp hành cả 02 thời hạn theo quyết định cũ và quyết định mới, không bảo đảm quyền, lợi ích của đối tượng bị áp dụng biện pháp này.
Có thể thấy rằng, vấn đề đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, hủy bỏ toàn bộ quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT tại Nghị định số 120/2021/NĐ-CP được quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng và phù hợp hơn với tính chất đặc thù của các quyết định trong áp dụng biện pháp GDTXPTT, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng thực thi công vụ được dễ dàng, thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị áp dụng biện pháp này cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và thi hành pháp luật trong áp dụng biện pháp GDTXPTT nói riêng.
ThS. Phạm Hồng Nhung
Cục Quản lý XLVPHC và TDTHPL, Bộ Tư pháp
Cục Quản lý XLVPHC và TDTHPL, Bộ Tư pháp
[1]. Tách biệt với các quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định về xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.