Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý nền tảng để xây dựng Bộ pháp điển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định: “Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”. Tức là, hệ thống 8.748[1] văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan ở trung ương ban hành được tập hợp thành một văn bản là Bộ pháp điển với cách sắp xếp các quy phạm pháp luật khoa học, logic để thuận tiện tìm kiếm và tra cứu trong áp dụng pháp luật. Cụ thể như sau:
1. Về cấu trúc của Bộ pháp điển
Bộ pháp điển của Việt Nam được cấu trúc theo chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45 và 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Cụ thể:
- Chủ đề: Là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định theo lĩnh vực. Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Các chủ đề này được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Ngoài ra, trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề. Chủ đề bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau chủ đề cuối cùng đã có trong Bộ pháp điển (ví dụ, chủ đề “Giao thông, vận tải” gồm 05 đề mục: Đường sắt; giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; hàng hải Việt Nam; hàng không dân dụng Việt Nam).
- Đề mục: Là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Trong đề mục, tùy theo nội dung, có thể có phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Mỗi chủ đề chứa một hoặc nhiều đề mục. Ngày 17/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục. Theo đó, Bộ pháp điển chứa đựng 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề. Theo tên gọi của từng đề mục, các đề mục trong mỗi chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành chưa thuộc đề mục đã có trong Bộ pháp điển, các bộ, ngành liên quan đề xuất tên đề mục, vị trí của đề mục gửi Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục và phân công cơ quan thực hiện. Trường hợp bổ sung đề mục thì đề mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau đề mục cuối cùng đã có trong chủ đề. Cấu trúc của đề mục được xây dựng theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục. Việc bổ sung phần, chương, mục, tiểu mục vào cấu trúc của đề mục được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (Nghị định số 63/2013/NĐ-CP).
- Phần, chương, mục, tiểu mục trong Bộ pháp điển: Là bộ phận cấu thành của đề mục, chứa đựng các điều của Bộ pháp điển. Tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục trong đề mục là tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục trong văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục. Trường hợp bổ sung phần, chương, mục thì phần, chương, mục, tiểu mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau phần, chương, mục, tiểu mục có nội dung liên quan nhất trong đề mục. Tên gọi của phần, chương, mục, tiểu mục bổ sung là một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của phần, chương, mục.
- Điều trong Bộ pháp điển: Là bộ phận cấu thành của phần, chương, mục, tiểu mục trong Bộ pháp điển; nội dung của mỗi điều trong Bộ pháp điển là nội dung của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển. Tên gọi của điều trong Bộ pháp điển là tên gọi của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển. Số của điều trong Bộ pháp điển gồm: Số thứ tự của chủ đề; số thứ tự của đề mục; ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển; số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có); số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển. Ký hiệu về hình thức của văn bản như sau: Luật của Quốc hội là LQ; pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội là PL; lệnh của Chủ tịch nước là LC; quyết định là QĐ; nghị định của Chính phủ là NĐ; nghị quyết là NQ; nghị quyết liên tịch là NL; chỉ thị là CT; thông tư là TT; thông tư liên tịch là TL. Số thứ tự của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cùng một hình thức được ghi bằng chữ số Ả Rập, theo thứ tự về thời gian ban hành, bắt đầu từ số 1. Trường hợp mỗi hình thức văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành chỉ có một văn bản thì ghi số thứ tự văn bản này là số 1.
2. Về các ghi chú, chỉ dẫn trong Bộ pháp điển
2.1. Về ghi chú
Ngay dưới số và tên điều trong Bộ pháp điển là phần ghi chú của điều. Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định trong Bộ pháp điển có 02 trường hợp được ghi chú: (i) Ghi chú là việc ghi rõ số thứ tự của điều trong văn bản được pháp điển; số, ký hiệu, tên, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và thời điểm có hiệu lực của văn bản. Tại điều đầu tiên của mỗi văn bản được pháp điển thì phải ghi chú đầy đủ các thành phần nêu trên; đối với các điều tiếp theo, thì chỉ ghi chú số thứ tự của điều; số, ký hiệu, thời điểm có hiệu lực của văn bản[2]. (ii) Trường hợp nội dung của điều trong văn bản được pháp điển bị sửa đổi, bổ sung thì bổ sung phần ghi chú về nội dung sửa đổi, bổ sung, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của văn bản[3]. Phần ghi chú cố gán liên kết của điều tương ứng trong văn bản sử dụng để pháp điển trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Ví dụ 1:
Điều 39.13.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Luật số 15/2012/QH13 Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/06/2012 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013).
............................
Ví dụ 2:
Điều 39.13.LQ.2. Giải thích từ ngữ
(Điều 2 Luật số 15/2012/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)
.............................
2.2. Về chỉ dẫn trong Bộ pháp điển
Chỉ dẫn là việc chỉ ra các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung “liên quan trực tiếp đến nhau”[4]. Phần chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, chữ nhỏ hơn và in nghiêng sau nội dung của điều hoặc sau tên của phần, chương, mục, tiểu mục trong đề mục. Hiện nay, chỉ dẫn trong Bộ pháp điển được xác định trong các trường hợp sau: (i) Các đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung liên quan trực tiếp đến nhau[5]. (ii) Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn[6]; trường hợp có nhiều điều được áp dụng quy phạm pháp luật chuyển tiếp[7]. (iii) Trường hợp có nhiều điều cùng quy định áp dụng một phụ lục, biểu mẫu. (iv) Nội dung của điều trong Bộ pháp điển viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục hoặc điều của văn bản quy phạm pháp luật khác. Chỉ dẫn sau nội dung mỗi điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục cố gán liên kết của các điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục có liên quan trong Bộ pháp điển.
Ví dụ:
Điều 39.13.NĐ.2.5. Xác định thẩm quyền xử phạt
...................
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 39.13.LQ.38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Điều 39.13.LQ.39. Thẩm quyền của Công an nhân dân; Điều 39.13.LQ.40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng; Điều 39.13.LQ.41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển; Điều 39.13.LQ.46. Thẩm quyền của Thanh tra...).
3. Nguyên tắc sắp xếp, pháp điển các điều trong Bộ pháp điển
Bộ pháp điển được pháp điển từ các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực tại thời điểm pháp điển. Các quy phạm pháp luật này được sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật được pháp điển từ cao xuống thấp (trường hợp các văn bản cùng cấp thì được sắp xếp theo trật tự thời gian ban hành); các quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy phạm pháp luật được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Trường hợp có nhiều điều của một văn bản cùng quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành lần lượt theo số thứ tự của các điều trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Ví dụ:
Điều 44.7.PL.9. Pháp điển theo đề mục
Điều 44.7.NĐ.1.8. Thu thập văn bản
Điều 44.7.NĐ.1.10. Xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế
Điều 44.7.NĐ.1.11. Pháp điển các quy phạm pháp luật để xây dựng đề mục
Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đầu tiên; các điều còn lại được chỉ dẫn đến điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được sắp xếp ở trên.
Ví dụ: Điều 6 Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn Điều 8 và Điều 10 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP nên Điều 6 Thông tư số 13/2014/TT-BTP được pháp điển sau Điều 8 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP. Đồng thời bên dưới nội dung của Điều 6 Thông tư số 13/2014/TT-BTP được chỉ dẫn như sau:
Điều 44.7.TT.2.6. Thu thập văn bản và xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế
.........................
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 44.7.NĐ.1.10. Xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế).
Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có tỷ lệ nội dung được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều nhất. Trong trường hợp tỷ lệ nội dung của điều này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn là tương đương nhau thì sắp xếp điều này ngay sau điều trong văn bản được ban hành trước.
Trường hợp có nhiều điều của nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự về thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng thứ bậc hiệu lực pháp lý.
Ví dụ: Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được quy định chi tiết bởi Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ; Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/201/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Các điều này được sắp xếp như sau:
Điều 39.13.LQ.78. Thủ tục nộp tiền phạt
Điều 39.13.NĐ.2.10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Điều 39.13.TT.4.3. Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Điều 39.13.TT.4.4. Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Trường hợp trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có điều không hướng dẫn cụ thể điều nào của văn bản được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì sắp xếp điều này ngay sau điều có nội dung liên quan nhất của văn bản được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Việc sắp xếp điều này và các điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của điều có nội dung liên quan gần nhất phải bảo đảm về thứ bậc hiệu lực pháp lý, thời gian ban hành hoặc lần lượt theo số thứ tự của các điều trong cùng một văn bản.
4. Bộ pháp điển cập nhật thường xuyên, kịp thời quy phạm pháp luật mới ban hành
Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, khi các quy phạm pháp luật trong Bộ pháp điển được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, thì các cơ quan thực hiện pháp điển có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp để kịp thời cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
[1]. Báo cáo số 145/BC-BTP ngày 31/5/2019 của Bộ Tư pháp về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018.
[2]. Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[3]. Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[4]. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[5]. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[6]. Điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[7]. Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
1. Về cấu trúc của Bộ pháp điển
Bộ pháp điển của Việt Nam được cấu trúc theo chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45 và 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Cụ thể:
- Chủ đề: Là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định theo lĩnh vực. Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Các chủ đề này được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Ngoài ra, trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề. Chủ đề bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau chủ đề cuối cùng đã có trong Bộ pháp điển (ví dụ, chủ đề “Giao thông, vận tải” gồm 05 đề mục: Đường sắt; giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; hàng hải Việt Nam; hàng không dân dụng Việt Nam).
- Đề mục: Là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Trong đề mục, tùy theo nội dung, có thể có phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm. Mỗi chủ đề chứa một hoặc nhiều đề mục. Ngày 17/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục. Theo đó, Bộ pháp điển chứa đựng 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề. Theo tên gọi của từng đề mục, các đề mục trong mỗi chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành chưa thuộc đề mục đã có trong Bộ pháp điển, các bộ, ngành liên quan đề xuất tên đề mục, vị trí của đề mục gửi Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục và phân công cơ quan thực hiện. Trường hợp bổ sung đề mục thì đề mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau đề mục cuối cùng đã có trong chủ đề. Cấu trúc của đề mục được xây dựng theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục. Việc bổ sung phần, chương, mục, tiểu mục vào cấu trúc của đề mục được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (Nghị định số 63/2013/NĐ-CP).
- Phần, chương, mục, tiểu mục trong Bộ pháp điển: Là bộ phận cấu thành của đề mục, chứa đựng các điều của Bộ pháp điển. Tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục trong đề mục là tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục, tiểu mục trong văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục. Trường hợp bổ sung phần, chương, mục thì phần, chương, mục, tiểu mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau phần, chương, mục, tiểu mục có nội dung liên quan nhất trong đề mục. Tên gọi của phần, chương, mục, tiểu mục bổ sung là một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của phần, chương, mục.
- Điều trong Bộ pháp điển: Là bộ phận cấu thành của phần, chương, mục, tiểu mục trong Bộ pháp điển; nội dung của mỗi điều trong Bộ pháp điển là nội dung của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển. Tên gọi của điều trong Bộ pháp điển là tên gọi của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển. Số của điều trong Bộ pháp điển gồm: Số thứ tự của chủ đề; số thứ tự của đề mục; ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển; số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có); số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển. Ký hiệu về hình thức của văn bản như sau: Luật của Quốc hội là LQ; pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội là PL; lệnh của Chủ tịch nước là LC; quyết định là QĐ; nghị định của Chính phủ là NĐ; nghị quyết là NQ; nghị quyết liên tịch là NL; chỉ thị là CT; thông tư là TT; thông tư liên tịch là TL. Số thứ tự của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cùng một hình thức được ghi bằng chữ số Ả Rập, theo thứ tự về thời gian ban hành, bắt đầu từ số 1. Trường hợp mỗi hình thức văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành chỉ có một văn bản thì ghi số thứ tự văn bản này là số 1.
2. Về các ghi chú, chỉ dẫn trong Bộ pháp điển
2.1. Về ghi chú
Ngay dưới số và tên điều trong Bộ pháp điển là phần ghi chú của điều. Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định trong Bộ pháp điển có 02 trường hợp được ghi chú: (i) Ghi chú là việc ghi rõ số thứ tự của điều trong văn bản được pháp điển; số, ký hiệu, tên, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và thời điểm có hiệu lực của văn bản. Tại điều đầu tiên của mỗi văn bản được pháp điển thì phải ghi chú đầy đủ các thành phần nêu trên; đối với các điều tiếp theo, thì chỉ ghi chú số thứ tự của điều; số, ký hiệu, thời điểm có hiệu lực của văn bản[2]. (ii) Trường hợp nội dung của điều trong văn bản được pháp điển bị sửa đổi, bổ sung thì bổ sung phần ghi chú về nội dung sửa đổi, bổ sung, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của văn bản[3]. Phần ghi chú cố gán liên kết của điều tương ứng trong văn bản sử dụng để pháp điển trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Ví dụ 1:
Điều 39.13.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Luật số 15/2012/QH13 Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/06/2012 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013).
............................
Ví dụ 2:
Điều 39.13.LQ.2. Giải thích từ ngữ
(Điều 2 Luật số 15/2012/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)
.............................
2.2. Về chỉ dẫn trong Bộ pháp điển
Chỉ dẫn là việc chỉ ra các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung “liên quan trực tiếp đến nhau”[4]. Phần chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, chữ nhỏ hơn và in nghiêng sau nội dung của điều hoặc sau tên của phần, chương, mục, tiểu mục trong đề mục. Hiện nay, chỉ dẫn trong Bộ pháp điển được xác định trong các trường hợp sau: (i) Các đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung liên quan trực tiếp đến nhau[5]. (ii) Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn[6]; trường hợp có nhiều điều được áp dụng quy phạm pháp luật chuyển tiếp[7]. (iii) Trường hợp có nhiều điều cùng quy định áp dụng một phụ lục, biểu mẫu. (iv) Nội dung của điều trong Bộ pháp điển viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục hoặc điều của văn bản quy phạm pháp luật khác. Chỉ dẫn sau nội dung mỗi điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục cố gán liên kết của các điều hoặc phần, chương, mục, tiểu mục có liên quan trong Bộ pháp điển.
Ví dụ:
Điều 39.13.NĐ.2.5. Xác định thẩm quyền xử phạt
...................
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 39.13.LQ.38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Điều 39.13.LQ.39. Thẩm quyền của Công an nhân dân; Điều 39.13.LQ.40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng; Điều 39.13.LQ.41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển; Điều 39.13.LQ.46. Thẩm quyền của Thanh tra...).
3. Nguyên tắc sắp xếp, pháp điển các điều trong Bộ pháp điển
Bộ pháp điển được pháp điển từ các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực tại thời điểm pháp điển. Các quy phạm pháp luật này được sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật được pháp điển từ cao xuống thấp (trường hợp các văn bản cùng cấp thì được sắp xếp theo trật tự thời gian ban hành); các quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy phạm pháp luật được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Trường hợp có nhiều điều của một văn bản cùng quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành lần lượt theo số thứ tự của các điều trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Ví dụ:
Điều 44.7.PL.9. Pháp điển theo đề mục
Điều 44.7.NĐ.1.8. Thu thập văn bản
Điều 44.7.NĐ.1.10. Xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế
Điều 44.7.NĐ.1.11. Pháp điển các quy phạm pháp luật để xây dựng đề mục
Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đầu tiên; các điều còn lại được chỉ dẫn đến điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được sắp xếp ở trên.
Ví dụ: Điều 6 Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn Điều 8 và Điều 10 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP nên Điều 6 Thông tư số 13/2014/TT-BTP được pháp điển sau Điều 8 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP. Đồng thời bên dưới nội dung của Điều 6 Thông tư số 13/2014/TT-BTP được chỉ dẫn như sau:
Điều 44.7.TT.2.6. Thu thập văn bản và xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế
.........................
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 44.7.NĐ.1.10. Xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế).
Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có tỷ lệ nội dung được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều nhất. Trong trường hợp tỷ lệ nội dung của điều này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn là tương đương nhau thì sắp xếp điều này ngay sau điều trong văn bản được ban hành trước.
Trường hợp có nhiều điều của nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự về thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng thứ bậc hiệu lực pháp lý.
Ví dụ: Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được quy định chi tiết bởi Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ; Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/201/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Các điều này được sắp xếp như sau:
Điều 39.13.LQ.78. Thủ tục nộp tiền phạt
Điều 39.13.NĐ.2.10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Điều 39.13.TT.4.3. Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Điều 39.13.TT.4.4. Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Trường hợp trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có điều không hướng dẫn cụ thể điều nào của văn bản được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì sắp xếp điều này ngay sau điều có nội dung liên quan nhất của văn bản được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Việc sắp xếp điều này và các điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của điều có nội dung liên quan gần nhất phải bảo đảm về thứ bậc hiệu lực pháp lý, thời gian ban hành hoặc lần lượt theo số thứ tự của các điều trong cùng một văn bản.
4. Bộ pháp điển cập nhật thường xuyên, kịp thời quy phạm pháp luật mới ban hành
Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, khi các quy phạm pháp luật trong Bộ pháp điển được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, thì các cơ quan thực hiện pháp điển có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp để kịp thời cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
Phùng Thị Hương
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Hà Thị Duyên
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Hà Thị Duyên
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
[1]. Báo cáo số 145/BC-BTP ngày 31/5/2019 của Bộ Tư pháp về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018.
[2]. Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[3]. Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[4]. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[5]. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[6]. Điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
[7]. Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.