Chính quyền cấp xã là chính quyền cấp cơ sở gần dân nhất để trực tiếp triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công chức tư pháp - hộ tịch được coi như là một “đại diện” của Ngành Tư pháp ở cơ sở. Họ phải kiêm nhiệm cùng lúc rất nhiều nhiệm vụ khác nhau trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch. Trong khi đó, nội dung cải cách hành chính theo hướng hiện đại hóa đòi hỏi giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta, đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch còn mỏng, chuyên môn, nghiệp vụ chưa đồng đều, một số ít công chức chưa đạt chuẩn về trình độ, chủ yếu mới qua tập huấn đào tạo, chế độ, chính sách còn thấp. Để nâng cao chất lượng cho công chức tư pháp - hộ tịch, việc đào tạo kiến thức pháp luật cho đội ngũ này có vai trò rất quan trọng. Nhận thức rõ được yêu cầu đó, nhiều năm qua, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc cùng với những cơ quan có liên quan đã tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức này.
Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn tiến hành rà soát, thống kê nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế. Trên cơ sở đó, các tỉnh liên kết với đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng hàng năm. Đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch tương đối ổn định về số lượng và vị trí công tác, do đó, việc bồi dưỡng cho đội ngũ này hàng năm được định lượng tương đối rõ ràng, thường thực hiện bồi dưỡng theo địa chỉ và có lộ trình với nguồn kinh phí bồi dưỡng thường được lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh dành cho giáo dục, đào tạo hàng năm và thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp huyện, cấp xã
Về đối tượng bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là công chức làm công tác hộ tịch, làm việc tại cấp xã với chức danh công chức tư pháp - hộ tịch, tại Ủy ban nhân dân cấp huyện là công chức phụ trách hộ tịch: Đối tượng này ở các tỉnh khu vực Tây Bắc theo thống kê tới tháng 10/2019[1] như sau:
- Tỉnh Sơn La: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 473 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 473 công chức (đạt tỷ lệ 100%).
- Tỉnh Điện Biên: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 309 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 130 công chức (đạt tỷ lệ 42,1%) và chưa bồi dưỡng là 179 công chức (chiếm tỷ lệ 57,9%).
- Tỉnh Lai Châu: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 206 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 206 công chức (đạt tỷ lệ 100%).
- Tỉnh Hòa Bình: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 423 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 217 công chức (đạt tỷ lệ 51,3%) và chưa bồi dưỡng là 206 công chức (chiếm tỷ lệ 48,7%).
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch ở khu vực Tây Bắc tính đến thời điểm hiện nay thực hiện tương đối hiệu quả, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Số lượng công chức được chuẩn hóa bồi dưỡng có khả năng hoàn thành theo đúng kế hoạch của Bộ Tư pháp về chuẩn hóa đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch trước ngày 01/01/2020.
Về cơ sở tổ chức bồi dưỡng: Theo Công văn số 742/BTP-TCCB ngày 12/3/2018 của Bộ Tư pháp về việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch thì hiện nay có 06 cơ sở được Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp huyện và cấp xã. Đối với khu vực phía Tây Bắc, có 03 cơ sở đào tạo bồi dưỡng thường được các đơn vị đặt vấn đề về tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ này: Học viện Tư pháp, Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên và Trường Trung cấp Luật Tây Bắc.
Về chương trình bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kèm theo Quyết định số 2247/QĐ-BTP ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gồm 10 chuyên đề nghiên cứu lý thuyết liên quan đến các nội dung: Tổng quan về hộ tịch; quản lý nhà nước về hộ tịch; đạo đức và trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch trong đăng ký, quản lý hộ tịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng dữ liệu điện tử; đăng ký khai sinh; đăng lý kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký giám hộ; đăng ký nhận cha, mẹ, con nuôi; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; việc thay đổi hộ tịch; đăng ký khai tử; đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
Ngoài ra, xen kẽ các nội dung lý thuyết, học viên tiến hành thảo luận, trao đổi với sự điều hành của các báo các viên và 02 chuyên đề báo cáo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp thực hiện trong thực tiễn đăng ký, quản lý hộ tịch ở các địa phương, cuối khóa học viên nộp 01 bài thu hoạch có chấm điểm để cấp chứng chỉ; với tổng số 46 tiết tổng hợp lý thuyết, thảo luận và thực hành. Thông qua lớp bồi dưỡng, công chức tư pháp - hộ tịch nắm rõ những nội dung cơ bản của Luật Hộ tịch, quy trình, yêu cầu về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp. Từ đó, mỗi công chức tư pháp - hộ tịch tự giác học tập, tích cực, chủ động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần đưa Luật Hộ tịch sớm đi vào cuộc sống.
Các cơ sở tổ chức bồi dưỡng đều đảm bảo tuân thủ, bám sát nội dung chương trình bồi dưỡng được Bộ Tư pháp ban hành, ổn định về thời lượng và kiến thức, đồng thời, tùy theo nhu cầu từng lớp mà tập trung nội dung chuyên sâu cho phù hợp, thuận tiện cho tổ chức thực hiện hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của học viên từ thực tiễn vị trí công tác trên cơ sở phiếu lấy ý kiến của học viên từng lớp học.
Đội ngũ báo cáo viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch luôn được đảm bảo từ nguồn giáo viên, giảng viên cơ hữu của các đơn vị đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch phối hợp với các đơn vị đầu ngành của lĩnh vực này, đó là nguồn báo cáo viên thỉnh giảng đang công tác tại Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp trực tiếp làm công tác quản lý, tham mưu, nghiên cứu về chính sách pháp luật và báo cáo viên, giảng viên mời thỉnh giảng tại địa phương nơi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mở lớp đang công tác tại các Sở Tư pháp. Qua quá trình triển khai các lớp bồi dưỡng ở khu vực Tây Bắc, lớp nào cũng hội tụ được các nguồn báo cáo viên đa dạng từ nhà nghiên cứu, tham mưu lập pháp, làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và đội ngũ thực tiễn công tác lĩnh vực tư pháp - hộ tịch.
Với đội ngũ báo cáo viên đa dạng, sắp xếp các chuyên đề bồi dưỡng hợp lý là một trong những lợi thế để lớp bồi dưỡng đạt được hiệu quả. Đối tượng lớp bồi dưỡng là công chức đang thực hiện trực tiếp lĩnh vực tư pháp - hộ tịch; việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật hiện hành kịp thời; tăng thời lượng trao đổi, tương tác giữa học viên và báo cáo viên; giải đáp những tình huống đang vướng mắc tại nơi học viên công tác.
Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn về công tác bồi dưỡng cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở khu vực Tây Bắc còn gặp một số vướng mắc, khó khăn như sau:
- Chất lượng bồi dưỡng còn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, đặc biệt là phần hướng dẫn kỹ năng tổ chức thực tiễn. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện tại vẫn mang nặng tính lý luận, ít thực tiễn.
- Ý thức học tập của một bộ phận không nhỏ học viên chưa tốt, học tập mang tính hình thức, học để hoàn thiện chương trình, học để đủ điều kiện chuẩn hóa chức danh. Một bộ phận học viên chưa nhận thức đúng đắn về động cơ tham dự lớp bồi dưỡng, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Quá trình triển khai mở lớp ở khu vực Tây Bắc còn gặp khó khăn do nguồn kinh phí còn hạn chế nên nhiều đơn vị phối hợp mở lớp tự chủ động nguồn báo cáo viên, chủ yếu là những người đang công tác tại chính cơ quan mình đảm nhiệm các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả lớp học cũng như công tác quản lý lớp.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp - hộ tịch
Nhằm đảm bảo các yêu cầu được giao về nhiệm vụ và trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch trong Luật Hộ tịch, tiếp tục xây dựng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch đủ mạnh, giúp chính quyền cấp xã, cấp huyện trong việc triển khai các nhiệm vụ tư pháp trên địa bàn, thì các cấp, các ngành cần có các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ này, trong đó quan tâm triển khai các giải pháp sau:
Một là, các bộ cùng các cơ quan hữu quan xem xét, nghiên cứu chương trình bồi dưỡng phù hợp, tương thích giữa các đơn vị phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nói chung và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch nói riêng như về thời lượng bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, kinh phí bồi dưỡng... để thuận lợi trong quá trình triển khai nhiệm vụ của các bên.
Hai là, các đơn vị chuyên môn định kỳ dự báo nhu cầu đào tạo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các chủ trương đào tạo theo diện hỗ trợ; cung cấp cho các đơn vị đặt hàng và các cơ sở bồi dưỡng xác định chỉ tiêu, đối tượng, số lượng, thời gian đào tạo. Đồng thời, cần có sự phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị khác trong việc khảo sát, điều tra nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng như Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...
Ba là, cần tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị trong việc tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, thông qua một cơ quan đầu mối của tỉnh để đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phối hợp trong việc rà soát thông tin học viên, điểm danh các buổi học, đánh giá chất lượng học viên thông qua bài thu hoạch cuối khóa và phiếu khảo sát nhu cầu của người học để từ đó nâng cao ý thức của người học cũng như là căn cứ để nhà trường điều chỉnh nội dung giảng dạy cho phù hợp.
Bốn là, bên cạnh đó, cần chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thông qua việc cử cán bộ có năng lực, trách nhiệm tham gia đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn.
Với vai trò là người “tham mưu” về pháp luật cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Đội ngũ công chức này cũng trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý của người dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Với yêu cầu của công việc, ngoài kiến thức pháp luật nhất định thì còn đòi hỏi kinh nghiệm khá sâu ở đội ngũ cán bộ này. Chính vì vậy, nhằm góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, cần xác định, tập trung hoàn thiện thể chế, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc để triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Hộ Tịch; đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nghiệp vụ cho đội ngũ này. Đây là những việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác tư pháp - hộ tịch ở cơ sở.
[1]. Thống kê báo cáo của các Sở Tư pháp.
Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn tiến hành rà soát, thống kê nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế. Trên cơ sở đó, các tỉnh liên kết với đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng hàng năm. Đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch tương đối ổn định về số lượng và vị trí công tác, do đó, việc bồi dưỡng cho đội ngũ này hàng năm được định lượng tương đối rõ ràng, thường thực hiện bồi dưỡng theo địa chỉ và có lộ trình với nguồn kinh phí bồi dưỡng thường được lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh dành cho giáo dục, đào tạo hàng năm và thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp huyện, cấp xã
Về đối tượng bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là công chức làm công tác hộ tịch, làm việc tại cấp xã với chức danh công chức tư pháp - hộ tịch, tại Ủy ban nhân dân cấp huyện là công chức phụ trách hộ tịch: Đối tượng này ở các tỉnh khu vực Tây Bắc theo thống kê tới tháng 10/2019[1] như sau:
- Tỉnh Sơn La: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 473 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 473 công chức (đạt tỷ lệ 100%).
- Tỉnh Điện Biên: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 309 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 130 công chức (đạt tỷ lệ 42,1%) và chưa bồi dưỡng là 179 công chức (chiếm tỷ lệ 57,9%).
- Tỉnh Lai Châu: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 206 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 206 công chức (đạt tỷ lệ 100%).
- Tỉnh Hòa Bình: Tổng số công chức phải hoàn thiện bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là 423 công chức; đã hoàn thành bồi dưỡng là 217 công chức (đạt tỷ lệ 51,3%) và chưa bồi dưỡng là 206 công chức (chiếm tỷ lệ 48,7%).
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch ở khu vực Tây Bắc tính đến thời điểm hiện nay thực hiện tương đối hiệu quả, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Số lượng công chức được chuẩn hóa bồi dưỡng có khả năng hoàn thành theo đúng kế hoạch của Bộ Tư pháp về chuẩn hóa đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch trước ngày 01/01/2020.
Về cơ sở tổ chức bồi dưỡng: Theo Công văn số 742/BTP-TCCB ngày 12/3/2018 của Bộ Tư pháp về việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch thì hiện nay có 06 cơ sở được Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp huyện và cấp xã. Đối với khu vực phía Tây Bắc, có 03 cơ sở đào tạo bồi dưỡng thường được các đơn vị đặt vấn đề về tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ này: Học viện Tư pháp, Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên và Trường Trung cấp Luật Tây Bắc.
Về chương trình bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kèm theo Quyết định số 2247/QĐ-BTP ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gồm 10 chuyên đề nghiên cứu lý thuyết liên quan đến các nội dung: Tổng quan về hộ tịch; quản lý nhà nước về hộ tịch; đạo đức và trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch trong đăng ký, quản lý hộ tịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng dữ liệu điện tử; đăng ký khai sinh; đăng lý kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký giám hộ; đăng ký nhận cha, mẹ, con nuôi; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; việc thay đổi hộ tịch; đăng ký khai tử; đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
Ngoài ra, xen kẽ các nội dung lý thuyết, học viên tiến hành thảo luận, trao đổi với sự điều hành của các báo các viên và 02 chuyên đề báo cáo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp thực hiện trong thực tiễn đăng ký, quản lý hộ tịch ở các địa phương, cuối khóa học viên nộp 01 bài thu hoạch có chấm điểm để cấp chứng chỉ; với tổng số 46 tiết tổng hợp lý thuyết, thảo luận và thực hành. Thông qua lớp bồi dưỡng, công chức tư pháp - hộ tịch nắm rõ những nội dung cơ bản của Luật Hộ tịch, quy trình, yêu cầu về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp. Từ đó, mỗi công chức tư pháp - hộ tịch tự giác học tập, tích cực, chủ động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần đưa Luật Hộ tịch sớm đi vào cuộc sống.
Các cơ sở tổ chức bồi dưỡng đều đảm bảo tuân thủ, bám sát nội dung chương trình bồi dưỡng được Bộ Tư pháp ban hành, ổn định về thời lượng và kiến thức, đồng thời, tùy theo nhu cầu từng lớp mà tập trung nội dung chuyên sâu cho phù hợp, thuận tiện cho tổ chức thực hiện hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của học viên từ thực tiễn vị trí công tác trên cơ sở phiếu lấy ý kiến của học viên từng lớp học.
Đội ngũ báo cáo viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch luôn được đảm bảo từ nguồn giáo viên, giảng viên cơ hữu của các đơn vị đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch phối hợp với các đơn vị đầu ngành của lĩnh vực này, đó là nguồn báo cáo viên thỉnh giảng đang công tác tại Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp trực tiếp làm công tác quản lý, tham mưu, nghiên cứu về chính sách pháp luật và báo cáo viên, giảng viên mời thỉnh giảng tại địa phương nơi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mở lớp đang công tác tại các Sở Tư pháp. Qua quá trình triển khai các lớp bồi dưỡng ở khu vực Tây Bắc, lớp nào cũng hội tụ được các nguồn báo cáo viên đa dạng từ nhà nghiên cứu, tham mưu lập pháp, làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và đội ngũ thực tiễn công tác lĩnh vực tư pháp - hộ tịch.
Với đội ngũ báo cáo viên đa dạng, sắp xếp các chuyên đề bồi dưỡng hợp lý là một trong những lợi thế để lớp bồi dưỡng đạt được hiệu quả. Đối tượng lớp bồi dưỡng là công chức đang thực hiện trực tiếp lĩnh vực tư pháp - hộ tịch; việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật hiện hành kịp thời; tăng thời lượng trao đổi, tương tác giữa học viên và báo cáo viên; giải đáp những tình huống đang vướng mắc tại nơi học viên công tác.
Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn về công tác bồi dưỡng cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở khu vực Tây Bắc còn gặp một số vướng mắc, khó khăn như sau:
- Chất lượng bồi dưỡng còn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, đặc biệt là phần hướng dẫn kỹ năng tổ chức thực tiễn. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện tại vẫn mang nặng tính lý luận, ít thực tiễn.
- Ý thức học tập của một bộ phận không nhỏ học viên chưa tốt, học tập mang tính hình thức, học để hoàn thiện chương trình, học để đủ điều kiện chuẩn hóa chức danh. Một bộ phận học viên chưa nhận thức đúng đắn về động cơ tham dự lớp bồi dưỡng, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Quá trình triển khai mở lớp ở khu vực Tây Bắc còn gặp khó khăn do nguồn kinh phí còn hạn chế nên nhiều đơn vị phối hợp mở lớp tự chủ động nguồn báo cáo viên, chủ yếu là những người đang công tác tại chính cơ quan mình đảm nhiệm các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả lớp học cũng như công tác quản lý lớp.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp - hộ tịch
Nhằm đảm bảo các yêu cầu được giao về nhiệm vụ và trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch trong Luật Hộ tịch, tiếp tục xây dựng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch đủ mạnh, giúp chính quyền cấp xã, cấp huyện trong việc triển khai các nhiệm vụ tư pháp trên địa bàn, thì các cấp, các ngành cần có các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ này, trong đó quan tâm triển khai các giải pháp sau:
Một là, các bộ cùng các cơ quan hữu quan xem xét, nghiên cứu chương trình bồi dưỡng phù hợp, tương thích giữa các đơn vị phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nói chung và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch nói riêng như về thời lượng bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, kinh phí bồi dưỡng... để thuận lợi trong quá trình triển khai nhiệm vụ của các bên.
Hai là, các đơn vị chuyên môn định kỳ dự báo nhu cầu đào tạo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các chủ trương đào tạo theo diện hỗ trợ; cung cấp cho các đơn vị đặt hàng và các cơ sở bồi dưỡng xác định chỉ tiêu, đối tượng, số lượng, thời gian đào tạo. Đồng thời, cần có sự phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị khác trong việc khảo sát, điều tra nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng như Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...
Ba là, cần tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị trong việc tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, thông qua một cơ quan đầu mối của tỉnh để đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phối hợp trong việc rà soát thông tin học viên, điểm danh các buổi học, đánh giá chất lượng học viên thông qua bài thu hoạch cuối khóa và phiếu khảo sát nhu cầu của người học để từ đó nâng cao ý thức của người học cũng như là căn cứ để nhà trường điều chỉnh nội dung giảng dạy cho phù hợp.
Bốn là, bên cạnh đó, cần chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thông qua việc cử cán bộ có năng lực, trách nhiệm tham gia đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn.
Với vai trò là người “tham mưu” về pháp luật cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Đội ngũ công chức này cũng trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý của người dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Với yêu cầu của công việc, ngoài kiến thức pháp luật nhất định thì còn đòi hỏi kinh nghiệm khá sâu ở đội ngũ cán bộ này. Chính vì vậy, nhằm góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, cần xác định, tập trung hoàn thiện thể chế, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc để triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Hộ Tịch; đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nghiệp vụ cho đội ngũ này. Đây là những việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác tư pháp - hộ tịch ở cơ sở.
Đặng Phương Hà
ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Thống kê báo cáo của các Sở Tư pháp.