Thứ hai 16/06/2025 19:14
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015 và sơ kết thí điểm chế định thừa phát lại

Ngày 04, 05/12/2014, Bộ Tư pháp đã tổ chức “Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015”. Tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền và đại diện Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, Hội nghị còn có sự góp mặt của đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện một số ban, ngành trung ương và cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

* Triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2015

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tích cực trong công tác thi hành án dân sự và thực hiện thí điểm thừa phát lại. Các cơ quan thi hành án dân sự cả nước đã hoàn thành khối lượng công việc nhiều hơn so với năm trước, cơ bản đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao của Quốc hội. Việc thí điểm thực hiện thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, công tác thi hành án dân sự vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập. Số việc, số tiền chưa thi hành được chuyển sang năm 2015 vẫn còn ở mức cao; tình trạng chấp hành viên, cán bộ thi hành án dân sự vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự có xu hướng tăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành. Do đó, đồng chí đề nghị công tác thi hành án dân sự cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: Nhanh chóng xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc có khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài gây bức xúc trong xã hội; tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, cần có thái độ kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý sai phạm, góp phần cải thiện hình ảnh người cán bộ thi hành án dân sự.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng và hứa tiếp thu quán triệt sâu sắc, đồng thời sẽ cố gắng nỗ lực để đưa công tác thi hành án dân sự chuyển biến thực chất và bền vững.

Bộ trưởng thừa nhận rằng, sang năm 2015, công tác này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bên cạnh khó khăn thì thuận lợi được xem là căn bản: Thể chế công tác thi hành án dân sự đã hoàn thiện một bước quan trọng; công tác phối hợp liên ngành ngày càng hiệu quả; cơ sở vật chất được cải thiện nhiều… Bộ trưởng nhấn mạnh cần thực hiện những công việc sau: Sửa đổi ngay những thông tư hướng dẫn không cần chờ Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền; rà soát kỹ các quy định mới để dự báo tác động về thực hiện chỉ tiêu đề ra; cần xác định công tác cán bộ tiếp tục là nhiệm vụ mang tính đột phá, trọng tâm, bảo đảm sự phát triển bền vững công tác thi hành án dân sự của đất nước; Bộ trưởng cho biết, Ban Cán sự cũng như Lãnh đạo Bộ Tư pháp rất kiên quyết trong việc xử lý sai phạm và đấu tranh chống tiêu cực; sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tăng cường công khai minh bạch, giảm tiêu cực; thực hiện tốt công tác đôn đốc thi hành án hành chính.

Tại Hội nghị, nhiều vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự được trình bày, thảo luận như công tác phối hợp giữa các ban, ngành với nhau, giữa trung ương với địa phương; công tác kế hoạch tài chính; thanh tra; tổ chức cán bộ; khiếu nại, tố cáo, trong đó nêu rõ về kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, những khó khăn và đề xuất giải pháp khắc phục.

Đồng chí Hoàng Sỹ Thành – Tổng cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự đã giải đáp những khúc mắc, đề xuất được các đại biểu nêu lên trong Hội nghị:

- Về công tác tổ chức cán bộ: Việc phụ cấp thêm cho chấp hành viên, thư ký thi hành án là khó thực hiện; trong luân chuyển thì việc giải quyết nhà công vụ, hỗ trợ sẽ được xem xét để cán bộ yên tâm công tác; bảo hiểm nghề nghiệp là vấn đề mới cần nghiên cứu thêm; đồng tình với việc đào tạo bổ sung nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm vì kinh phí được giao tăng không nhiều; chức danh chánh văn phòng, phó chánh văn phòng, trưởng phòng tổ chức cán bộ vẫn cần phải có điều kiện chuyên môn đại học luật vì như vậy mới đảm bảo để tham mưu cho lãnh đạo cơ quan thi hành án; đồng tình với đề xuất chức danh thẩm tra viên chính ở cấp huyện cần được bổ sung.

- Về chuyên môn, nghiệp vụ: Dù có khó khăn trong việc vận chuyển giám định ma túy nhưng việc giám định này là cần thiết, do đó trước mắt cần phối hợp giải quyết, về lâu dài sẽ cần có cơ chế thực hiện; vướng mắc liên quan đến án của tổ chức tín dụng, ngân hàng thì sẽ được xem xét cùng phối hợp với ngân hàng nhà nước để tìm phương án giải quyết; trong vụ việc xét xử sai phạm thì cơ quan thi hành án phải ra Tòa mà không phải là chấp hành viên vì thủ trưởng cơ quan thi hành án là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc chấp hành viên; có thể sẽ thực hiện phương án xây dựng cụm kho vật chứng (một vài đơn vị cùng xây dựng kho chung); cần quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhưng không chạy theo thành tích…

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền thể hiện sự quyết tâm sẽ giúp thi hành án dân sự trong việc tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tâm huyết với việc xây dựng hình ảnh cán bộ thi hành án.

* Sơ kết việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại

Cùng ngày 04/12/2014, Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại ở trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội. Thành phần tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – Trưởng Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền và một số đồng chí khác trong Ban Chỉ đạo; Đại diện Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và các bộ, ngành có liên quan; đại diện các địa phương thực hiện thí điểm Thừa phát lại.

Hội nghị diễn ra sôi nổi, chất lượng với nhiều ý kiến sát thực, bên cạnh những kết quả tích cực của công tác này, các đại biểu cũng mạnh dạn đưa ra những khó khăn, tồn tại, đồng thời cũng có nhiều đề xuất mới, có ý nghĩa.

Cần hoàn thiện thể chế: Nhiều đại biểu đề xuất cần ban hành Luật Thừa phát lại để hợp thức hóa thừa phát lại tạo thuận lợi cho hoạt động đặc biệt trong việc tống đạt giúp Tòa án, cơ quan thi hành án (vì việc tống đạt đang gặp khó khăn do dân không biết, không tin tưởng thừa phát lại); khi chưa có Luật để quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thì trước mắt cần sớm hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành…

Cần mở rộng phạm vi hoạt động: Cần quy định mở rộng phạm vi hơn nữa về lập vi bằng (không chỉ dừng lại ở lĩnh vực dân sự) và tống đạt giấy tờ (được tống đạt tất cả các loại giấy tờ như cáo trạng, quyết định khởi tố…); mạnh dạn giao cho thừa phát lại cưỡng chế thi hành một số vụ khó để tạo sức thuyết phục; giao thi hành những khoản nợ khó đòi mà không phải mua nợ xấu.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận đề xuất cần đổi mới trong công tác tuyên truyền, phải ứng dụng công nghệ trong hoạt động này; từng bước thừa phát lại thay dần thi hành án dân sự; thừa nhận thừa phát lại đã đảm bảo được mục tiêu giảm biên chế (việc nhiều chấp hành viên không thực hiện hết được nên Thừa phát lại sẽ giúp làm giảm tải công việc cho chấp hành viên) và cải cách thủ tục hành chính…

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định rằng, việc thí điểm thừa phát lại đã thành công, thừa phát lại đã bắt đầu trở thành một nghề, từng bước khẳng định vị thế trong xã hội.

Bộ trưởng đã ghi nhận kết quả đạt được: Việc triển khai thừa phát lại đã có nhiều cố gắng và thu được nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng đề án; công tác xây dựng thể chế, cơ bản đã có sự thống nhất nhận thức và cần khẳng định lại rằng văn phòng thừa phát lại không phải là tư nhân, doanh nghiệp mà thừa phát lại là được Nhà nước bổ nhiệm; Hầu hết đội ngũ thừa phát lại là những người có trình độ, kinh nghiệm trong nghề luật (thẩm phán, điều tra viên, công chứng viên, chấp hành viên, luật sư…).

Tuy nhiên, đồng chí cũng chỉ rõ những vướng mắc, hạn chế: Việc tháo gỡ thể chế tốt nhưng còn chậm, việc triển khai đề án cũng chậm đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc; công tác truyền thông chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu, hiểu biết của người dân và xã hội về thừa phát lại còn thấp, nhận thức của chính quyền, cán bộ chưa đầy đủ; quy định pháp luật mới chỉ dừng lại cao nhất ở nghị định rồi đến thông tư, trong khi còn tồn tại nhiều khoảng trống trong thông tư, thông tư liên tịch; nhiều văn phòng thừa phát lại chậm ổn định tổ chức, kết quả hoạt động chưa đồng đều, mới chủ yếu là lập vi bằng, còn những việc khác hiệu quả chưa cao.

Do vậy, Bộ trưởng yêu cầu trong thời gian tới cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau: Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông; do điều kiện không thể sửa đổi nghị định, thông tư nên cần tập trung giải quyết khó khăn trên thực địa, không máy móc về pháp lý; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đặc biệt là những quy định mới, phức tạp, dễ sai sót, đồng thời cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm (như việc thí điểm thành công tại TP. Hồ Chí Minh), tiếp tục thành lập cho đủ văn phòng thừa phát lại; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu Tổng cục Thi hành án dân sự sớm xây dựng kế hoạch kiểm tra; tiếp tục khảo sát, đánh giá tác động tới xã hội, đánh giá khả năng phát triển bền vững của nghề thừa phát lại ở giai đoạn tiếp theo.

Ngô Huyền

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định 197 của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất”, các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thông cáo báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam

Thông cáo báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, Hội Luật gia Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm để ôn lại truyền thống vẻ vang và chặng đường xây dựng và trưởng thành đáng tự hào của Hội.
Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại Trường Trung học cơ sở Độc Lập: Kết nối và phát huy tinh thần đoàn kết

Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại Trường Trung học cơ sở Độc Lập: Kết nối và phát huy tinh thần đoàn kết

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng ngày 24/3/2025, Trường Trung học cơ sở Độc Lập, thành phố Thái Nguyên đã tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”.
HỘI THẢO KHOA HỌC “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định” - Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025)

HỘI THẢO KHOA HỌC “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định” - Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025)

Nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre, ngày 15/3/2025, tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”.
Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện sinh hoạt chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025)

Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện sinh hoạt chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025)

Nhân kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025), Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Thi hành án dân sự và Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên đề giáo dục truyền thống và dâng hương tại chuỗi di tích lịch sử của tỉnh Hưng Yên.
Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho đoàn viên công đoàn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho đoàn viên công đoàn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thực hiện chủ trương chung của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Bộ Tư pháp về việc chăm lo tết cho đoàn viên, nhằm động viên đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tư pháp nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ và theo Kế hoạch số 151/KH-CĐBTP ngày 12/11/2024 của Công đoàn Bộ Tư pháp, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” gặp mặt đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức khó khăn nhân dịp Tết Ất Tỵ và tròn 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025).
10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

Ngày 31/12/2024, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2596/QĐ-BTP về việc phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học

Sáng 30/12, dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Gặp mặt trí thức, nhà khoa học năm 2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới.
“Gặp gỡ người lính giữa đời thường”

“Gặp gỡ người lính giữa đời thường”

Hình ảnh người lính Quân đội nhân dân Việt Nam từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự anh dũng, gan dạ, mưu trí, luôn sẵn sàng “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Trong thời bình, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” lại hiện lên như tấm gương cho những con người mới có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những giá trị nhân văn sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong di chúc của Người.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh y lỗi lạc trong nền y học dân tộc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh y lỗi lạc trong nền y học dân tộc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là Đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về y đức. Tư tưởng Lê Hữu Trác không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nền y học cổ truyền Việt Nam mà còn tiếp tục có giá trị trong cả y học hiện đại ngày nay. Những triết lý của ông về y đức, y lý, y thuật không chỉ là kim chỉ nam cho ngành y cổ truyền mà còn là những nguyên tắc cốt lõi mà y học hiện đại đang hướng tới. Những tác phẩm của ông không chỉ là tài liệu y học quý giá mà còn là những giá trị, bài học về đạo đức, trách nhiệm và lòng nhân ái của người thầy thuốc.
34 tác phẩm xuất sắc được trao giải Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

34 tác phẩm xuất sắc được trao giải Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Ngày 11/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.
Nghia Dan New Center: Bước đột phá trong phát triển đô thị phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An

Nghia Dan New Center: Bước đột phá trong phát triển đô thị phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An

Với vị trí chiến lược, quy mô hiện đại, tiện ích đa dạng và sự bảo đảm từ các chủ đầu tư uy tín, dự án Nghia Dan New Center đã và đang mở ra một chương mới cho sự phát triển của huyện Nghĩa Đàn, đồng thời góp phần nâng tầm giá trị bất động sản tỉnh Nghệ An. Đây chắc chắn là bước đi chiến lược, thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực trong tương lai.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5600/VPCP-KGVX ngày 06/7/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án Giải thưởng Sách Quốc gia và quyết định triển khai Giải thưởng Sách Quốc gia từ năm 2017. Qua sáu lần tổ chức, đến nay, Giải thưởng Sách Quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao, góp phần quan trọng đưa sách đến được với bạn đọc, lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, những giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo

Sáng 9/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm