
Trong khuôn khổ triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp Bộ về “Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, sáng ngày 12/12/2019 tại Hà Nội, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội thảo khoa học “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và pháp luật về Nhà nước và công dân”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Minh Khuê nhấn mạnh,cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng với sự hợp nhất của các công nghệ, góp phần làm mờ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học;làm thay đổi lực lượng lao động sang hướng tự động hóa và thay đổi toàn diện mối quan hệ giữa chính quyền với công dân, trong đó có cả vấn đề pháp lý - điều chưa từng có ở các cuộc cách mạng trước. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để vượt ra khỏi tư duy hiện tại. Một trong những vấn đề đặt ra mang tính cấp bách dưới góc độ pháp lý là phải nhận diện một cách chính xác những vấn đề pháp lý phát sinh từ thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đối với đời sống xã hội, từ đó kịp thời nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội này.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau đánh giá cơ hội/thuận lợi và thách thức đối, những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đưa ra những kiến nghị bước đầu về hoàn thiện thể chế. Đồng thời, các đại biểu đều thống nhất rằng, để hoàn thiện chính sách, pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cần đánh giá tác động của cách mạng công nghiệpnày đối với: Mối quan hệ giữa công dân với cơ quan lập phápvà cơ quan hành pháp; mối quan hệ giữa cơ quan tư pháp với việc bảo vệ công lý cho người dân; vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
![]() | ![]() |
Bùi Huyền