Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, bao gồm nhiều khâu (bước) khác nhau, bao gồm: Phát hiện và buộc chấm dứt hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; xem xét, quyết định xử phạt; thi hành quyết định xử phạt… Lập biên bản vi phạm hành chính là một trong những khâu trong quá trình xử phạt có lập biên bản và biên bản vi phạm hành chính là một thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là cơ sở cho việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cũng là một trong những cơ sở để giải quyết khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện.
Trong phạm vi bài viết “Lập biên bản vi phạm hành chính - Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”, tác giả Phạm Thị Hồng Vân tập trung phân tích, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong triển khai thi hành các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về lập biên bản vi phạm hành chính, qua đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề này nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật, tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.
Trong phạm vi bài viết “Lập biên bản vi phạm hành chính - Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”, tác giả Phạm Thị Hồng Vân tập trung phân tích, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong triển khai thi hành các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về lập biên bản vi phạm hành chính, qua đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề này nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật, tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.