Thứ sáu 13/06/2025 08:21
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Luật An toàn thực phẩm sửa đổi phải bảo vệ được sức khỏe người tiêu dùng và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Đây là một trong những ý kiến quan trọng của Phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi) do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 11/12/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Phiên họp thẩm định.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tham dự Phiên họp thẩm định có đại diện một số bộ, ngành như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường... và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, đồng chí Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 (Luật An toàn thực phẩm năm 2010) được Quốc hội khóa XII Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Sau hơn 12 năm thi hành, Luật An toàn thực phẩm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, như: (i) hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm của Việt Nam đã có trên 250 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành, trong đó, Luật An toàn thực phẩm và 14 văn bản luật của Quốc hội có nội dung liên quan đến an toàn thực phẩm; 52 nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ; 18 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 17 thông tư của Bộ Công Thương, 62 thông tư của Bộ Y tế, 60 thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới và Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; (ii) đã hình thành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm gồm trên 2.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; trên 68% tiêu chuẩn Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế; (iii) hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam cơ bản đã đầy đủ. Bên cạnh Luật An toàn thực phẩm, các nghị định của Chính phủ, Bộ Y tế cũng đã ban hành các thông tư liên quan, tạo được hành lang pháp lý để quản lý thực phẩm chức năng; (iv) đối với quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; (v) đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đã thực hiện phân cấp quản lý đối với loại hình này; (vi) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung giải quyết tương đối hiệu quả các rào cản kỹ thuật, giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản, bảo đảm ổn định xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào các thị trường truyền thống và khai thông một số thị trường mới; (vii) các quy định về tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đã từng bước được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý, khắc phục được tình trạng bất cập trong phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên đến nay, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã có một số nội dung, quy định không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như điều kiện kinh tế - xã hội, như: (i) lĩnh vực an toàn thực phẩm rộng, liên quan đến quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên một số quy định hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010 chưa đồng bộ; (ii) một số khái niệm còn thiếu như sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, nguyên liệu thực phẩm và một số khái niệm chưa thống nhất giữa các luật; (iii) xuất hiện mới trên thị trường một số sản phẩm, thực phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm cho trẻ em, các sản phẩm sinh học, sản phẩm hữu cơ hoặc các sản phẩm có khả năng sử dụng sai mục đích trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quy định cụ thể; (iv) kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực và kinh phí thực hiện giám sát an toàn thực phẩm, đặc biệt khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Đồng chí Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc.

Từ những lý do trên, cần thiết phải sửa đổi Luật An toàn thực phẩm để đáp ứng mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam và phát triển kinh tế - xã hội; giảm bớt trở ngại trong sản xuất, kinh doanh, không làm ảnh hưởng tới thương mại, tăng các sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm và hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi) sẽ đáp ứng yêu cầu mới đặt ra, giải quyết vướng mắc trong thực tiễn, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan trong xây dựng pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm chất lượng, khả thi.

Phát biểu tại Phiên họp thẩm định, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cơ bản nhất trí về sự cần thiết đề nghị sửa đổi Luật An toàn thực phẩm. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát, cân nhắc việc lược bỏ các quy định chưa đáp ứng được yêu cầu theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, phát biểu gần đây, cũng như quan điểm của Chủ tịch Quốc hội trong việc xây dựng luật. Cùng với đó, rà soát lại nội dung các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng lĩnh vực nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Trao đổi tại Phiên họp, góp ý liên quan đến quy định trình tự, thủ tục, phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đề nghị Đề cương Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi) cần quy định rõ về áp dụng quản lý rủi ro đầy đủ theo kinh nghiệm của quốc tế, bao gồm việc xây dựng tiêu chí cụ thể về phân loại rủi ro cho từng loại hàng hóa và cần phải dựa theo bản chất của từng hàng hóa như dễ nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chất gây nguy hiểm cho sức khỏe… và phải dựa vào thực tiễn quản lý các loại hàng hóa có gây ngộ độc trong vòng 10 - 20 năm gần đây hay không để tránh nhận định theo cảm tính.

Đồng tình với ý kiến nêu trên, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, báo cáo đánh giá tác động cần cho biết cụ thể hiện nay Luật đang áp dụng biện pháp quản lý rủi ro như thế nào và sắp tới trong Luật sửa đổi sẽ định hướng quản lý rủi ro ra sao. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang rất phát triển, nếu không áp dụng biện pháp quản lý rủi ro khi tiền kiểm thì sẽ không đủ nguồn lực như con người, phương tiện, kinh phí… để hậu kiểm.

Góp ý vào đề cương dự thảo Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), liên quan đến sản phẩm, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký công bố sản phẩm tại Điều 18 và Điều 38 của Đề cương Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) đề xuất 02 ý kiến đối với vấn đề này như sau: (i) thực hiện đăng ký công bố sản phẩm rủi ro cao. Cụ thể, các sản phẩm, thực phẩm bao gói sẵn có rủi ro cao, phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định hiện hành; (ii) thực hiện tự công bố đối với nhóm thực phẩm có rủi ro thấp. Cụ thể, các sản phẩm thực hiện tự công bố, gồm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Liên quan đến thời hạn 05 năm của giấy phép tại Điều 12 của Đề cương Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), AmCham cho rằng, điều này sẽ giống với biện pháp quản lý trước đây và sẽ làm tăng thủ tục hành chính, tăng chi phí, trong khi đó cũng không giúp cải thiện được vấn đề về an toàn thực phẩm. Vì vậy, AmCham đề xuất không quy định thời hạn cho bản công bố sản phẩm và tự công bố. Về yêu cầu kiểm định định kỳ đối với tất cả các sản phẩm, thực phẩm được nêu tại Điều 19 của Đề cương Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), AmCham đề xuất giữ nguyên các quy định hiện tại, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng tiên tiến. Về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng tại Điều 14 của Đề cương yêu cầu thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng thực hành sản xuất tốt GMP là chưa hợp lý. Vì vậy AmCham đề xuất chấp nhận GMP hoặc là Giấy chứng nhận tương đương đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Liên quan đến thực phẩm bổ sung không cần thiết phải yêu cầu thực phẩm bổ sung phải đáp ứng HACCP hoặc ISO 22000 bởi vì chưa áp dụng biện pháp quản lý rủi ro và gây ra tốn kém đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.

Thay mặt cho Hội đồng thẩm định, đại diện Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, hoàn thiện về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời cân nhắc, tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng thẩm định để bổ sung vào Đề cương Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi). Bên cạnh đó, cần làm rõ báo cáo đánh giá tác động chính sách để sớm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi) trình Chính phủ cho ý kiến./.

Hoàng Trung

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) ngày 09/6/2025. Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình đồng chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Ngày 09/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về Đề án “Nghiên cứu xây dựng chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội thảo. Đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.
Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, thuận lợi, khả thi đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, thuận lợi, khả thi đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 06/6/2025. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Soạn thảo và đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Thường trực đồng chủ trì cuộc họp.
Phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam

Phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam

Ngày 06/6/2025, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì buổi làm việc với các đơn vị về công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì buổi làm việc.
​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáng 05/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.
Nâng cao hiệu quả công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Nâng cao hiệu quả công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Ngày 04/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm việc với Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và các đơn vị có liên quan về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định quy định chi tiết

Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định quy định chi tiết

Ngày 04/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm việc với Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính về một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định quy định chi tiết.
Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Hướng xử lý văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 03/6/2025, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (dự thảo Nghị định).
Triển khai toàn quốc các hoạt động nghiệp vụ thi hành án trên nền tảng số, điện tử đáp ứng yêu cầu sắp xếp bộ máy

Triển khai toàn quốc các hoạt động nghiệp vụ thi hành án trên nền tảng số, điện tử đáp ứng yêu cầu sắp xếp bộ máy

Đây là nội dung buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi với Tổng cục Thi hành án dân sự và các Cục Thi hành án dân sự về Kế hoạch triển khai toàn quốc việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thi hành án trên nền tảng số, điện tử đáp ứng yêu cầu sắp xếp bộ máy vào ngày 03/6/2025.
Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Phát triển trợ giúp viên pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc tại buổi Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý” ngày 03/6/2025. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đồng chủ trì.
Tập đoàn FPT quyết tâm đồng hành cùng Bộ Tư pháp trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số

Tập đoàn FPT quyết tâm đồng hành cùng Bộ Tư pháp trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số

Đây là cam kết của Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình tại buổi làm việc giữa Bộ Tư pháp và Tập đoàn FPT ngày 02/6/2025 nhằm tiếp tục triển khai các giải pháp để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 57-NQ/TW). Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 chủ trì buổi làm việc.
Cổng Pháp luật quốc gia phải trở thành nền tảng kết nối giữa Nhà nước pháp quyền và người dân trong kỷ nguyên số

Cổng Pháp luật quốc gia phải trở thành nền tảng kết nối giữa Nhà nước pháp quyền và người dân trong kỷ nguyên số

Chiều 02/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh chủ trì buổi làm việc với các đơn vị về hoàn thiện Cổng Pháp luật quốc gia. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì buổi làm việc.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm