Thứ bảy 21/06/2025 06:15
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Một số kinh nghiệm của thế giới về hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư

Ngày 13/12/2024, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nghiên cứu, cập nhật xu hướng hoàn thiện pháp luật, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới năm 2024. Tọa đàm được tổ chức nhằm cung cấp nguồn tham khảo cho các đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp, các viện, các trường trong quá trình đề xuất chính sách, pháp luật.

Toàn cảnh Tọa đàm

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, đồng chí Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý cho biết, năm 2024 là năm đầu tiên Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được giao nhiệm vụ thực hiện việc nghiên cứu, cập nhật các xu hướng liên quan đến hoàn thiện pháp luật, cải cách pháp luật và cải tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới. Theo đó, việc cập nhật xu hướng sẽ được chia thành 05 lĩnh vực nghiên cứu và gắn với các ban nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý như: Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế trong lĩnh vực pháp luật quốc tế; Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - Nhà nước trong lĩnh vực hành chính công/quản trị công, tố tụng hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách pháp luật, cải cách hành chính; Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự và cải cách tư pháp trong lĩnh vực pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, tổ chức hệ thống tư pháp; Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế về hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư, xu thế bảo vệ người lao động, xu thế bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, sử dụng các nguồn năng lượng mới, xu thế bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0, về bảo vệ nhân thân; Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý ngành trong lĩnh vực xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý ngành nhằm mục đích cung cấp nguồn tham khảo cho các đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp, các viện, các trường trong quá trình đề xuất chính sách, pháp luật.

Đồng chí Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phát biểu khai mạc Tọa đàm

Trao đổi về xu hướng hợp tác quốc tế về pháp luật, ký kết và thực thi các hiệp định tại Nhật Bản, đại diện Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế cho biết, Nhật Bản cam kết mạnh mẽ với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực luật về bảo vệ môi trường, luật biển và các chính sách giảm phát thải carbon. Giai đoạn 2023 - 2024, Nhật Bản tập trung thúc đẩy các sáng kiến giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tuần hoàn, giúp đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Cụ thể, Nhật Bản đã ký kết nhiều hiệp định và cam kết với các đối tác quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á để hỗ trợ các dự án môi trường và giảm phát thải carbon. Nhật Bản đã ban hành trái phiếu chuyển đổi khí hậu thể hiện cam kết của Nhật Bản về tính trung hòa carbon.

Trung Quốc đã sửa đổi một số nội dung quan trọng về hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư, về nội dung này, đại diện Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế cho biết, trong năm 2024, Luật Công ty được sửa đổi với một số thay đổi quan trọng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, có thể kể đến một số nội dung như: giảm vốn đăng ký tối thiểu, quy định về đại diện pháp lý, cải thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp, nâng cao quyền lợi cổ đông nhỏ, yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc về bảo vệ môi trường và lao động, quản lý minh bạch tài chính…

Đại diện Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự và cải cách tư pháp cho biết, năm 2021, Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga được sửa đổi theo hướng bổ sung chương riêng biệt là chương 14 của Bộ luật về trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Sửa đổi này nhằm xác định rõ hơn các biện pháp áp dụng riêng biệt cho người dưới 18 tuổi phạm tội với đường lối xử lý khoan hồng và nhân đạo hơn so với người đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được áp dụng các biện pháp giáo dục cưỡng chế hoặc hình phạt phù hợp tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hình vi phạm tội. Một số sửa đổi khác trong năm 2021 cũng tập trung vào việc điều chỉnh các quy định liên quan đến tội phạm kinh tế, tội phạm công nghệ thông tin và các hành vi phạm tội mới xuất hiện trong bối cảnh xã hội hiện đại. Những thay đổi này nhằm tăng cường hiệu quả của pháp luật hình sự, bảo đảm tính công bằng và phù hợp với thực tiễn.

Đại diện Ban nghiên cứu phát biểu tại Tọa đàm

Về công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật, đại diện Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý ngành cho biết, năm 2018, Chính phủ Pháp đã thông qua chương trình chuyển đổi số của Bộ Tư pháp giai đoạn 2018 - 2022 với ngân sách là 530 triệu euro để tạo ra một hệ thống tư pháp dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn và hiệu quả hơn. Trong việc ứng dụng công nghệ, Bộ Tư pháp Pháp đã tỏ ra chậm trễ hơn so với các quốc gia châu Âu khác như Vương quốc Anh, Estonia, Bồ Đào Nha. Phần cứng lỗi thời với số lượng hạn chế; phần mềm tương tác giữa Bộ Tư pháp và các chức danh tư pháp đã cũ; mức độ bảo vệ của hệ thống thông tin thấp.

Đại diện Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - Nhà nước cho biết, về pháp luật bầu cử, Hoa Kỳ mở rộng quy định pháp luật về việc cấm người không phải công dân được tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tiểu bang. Trong năm 2024, 08 tiểu bang của Hoa Kỳ đã sửa đổi Hiến pháp tiểu bang để cấm người không phải công dân được tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tiểu bang. Những người không phải công dân tham gia bỏ phiếu sẽ bị truy tố hình sự. Các tu chính án Hiến pháp tiểu bang đều thống nhất cách sửa đổi về mặt ngôn ngữ. Do đó, khi đề cập đến chủ thể có quyền bầu cử, cụm từ “chỉ công dân” sẽ được sử dụng thay cho cụm từ “mọi công dân” hoặc “tất cả công dân”.

Trên cơ sở các nội dung được đưa ra tại Tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và làm rõ hơn các vấn đề được nghiên cứu, cập nhật trong hoàn thiện pháp luật, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới năm 2024.

Thùy Dung

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/6/2025, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW). Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp dự và chỉ đạo Hội nghị.
Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Ngày 19/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW), Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) và Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật (Nghị quyết số 140/NQ-CP).
Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Chiều ngày 19/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác truyền thông, báo chí. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chủ trì Tọa đàm.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Sáng 16/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đồng chủ trì phiên họp.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 12/6/2025, đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đối thoại với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên quan về các quy định pháp luật có vướng mắc, bất cập và kiến nghị xử lý nhằm tháo gỡ “nút thắt” thể chế cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính đồng chủ trì Hội thảo.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Chiều ngày 12/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm