Đây là nguyên tắc hiến định, được ghi nhận chính thức trong Công ước, Bộ luật Tố tụng dân sự (Điều 6 Công ước châu Âu về quyền con người và từ Điều 14 đến Điều 17 Chương 6 Bộ luật Tố tụng dân sự của Pháp), các quy định chuyên biệt khác có liên quan, đặc biệt là án lệ[2]. Đây là nguyên tắc nền tảng trong tố tụng, biểu hiện cụ thể của khái niệm tiếp cận công bằng.
Nguyên tắc này có ý nghĩa rằng, mỗi bên đương sự thực hiện tranh luận về những tình tiết, sự kiện và những công cụ pháp lý mà đối phương của họ dựa vào đó để phản đối họ. Nguyên tắc này cũng được nêu ra bởi một thuật ngữ la tinh Audi alteram partem[3] có nghĩa “miễn là bên kia cũng được biết”.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam đã có quy định về nguyên tắc tranh tụng và việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. Việc sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Tố tụng dân sự như vậy đã thể hiện rõ nét những đặc điểm của mô hình tố tụng “xét hỏi kết hợp tranh tụng”[4], cụ thể hóa Hiến Pháp năm 2013 về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm[5].
Một vài nét giới thiệu sau đây về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự của Pháp sẽ giúp ích phần nào cho việc nghiên cứu, so sánh nguyên tắc tranh tụng trong mô hình tố tụng hỗn hợp - một mô hình đã trở thành xu hướng của nhiều nước trên thế giới được xây dựng trên cơ sở giao thoa, tiếp nhận các yếu tố tích cực giữa các mô hình tố tụng dân sự, đơn giản hóa các thủ tục nhằm đáp ứng đòi hỏi về tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục tố tụng dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa.
1. Nguyên tắc tranh tụng - biểu hiện cụ thể của quyền tiếp cận cân bằng
Công ước châu Âu về quyền con người (hay Công ước châu Âu về nhân quyền) đã khẳng định quyền được xét xử một cách công bằng, công khai bởi Tòa án[6]. Tòa án châu Âu về quyền con người đánh giá rằng, nguyên tắc tranh tụng như một yếu tố cơ bản của “tố tụng cân bằng” và được bảo vệ bởi Điều 6.1 của Công ước. Tòa án này cũng đánh giá rằng, về nguyên tắc, đối với một bên, cần xem xét khả năng nhận biết những lập luận hoặc tài liệu được đưa ra bởi bên kia, cũng như khả năng tranh luận về chúng. Những thẩm phán châu Âu trong từng trường hợp có quyền đánh giá cụ thể về vấn đề tranh tụng, họ nhận định, nếu một quyết định được đưa ra mà một bên không có sự trao đổi những tài liệu chủ yếu thì quyền đối với thủ tục tranh tụng công bằng đã bị vi phạm.
Quyền và tự do được ghi nhận trong Công ước châu Âu về nhân quyền bị vi phạm, thì người bị vi phạm có quyền được khiếu kiện có hiệu lực trước một cơ quan tài phán quốc gia, ngay khi sự vi phạm được thực hiện bởi những người có thẩm quyền khi thi hành những công vụ của họ[7]. Tòa án châu Âu còn tuyên bố rằng, sự tiếp cận tự do đối với những đánh giá và những tài liệu được đưa ra bởi bên kia là một trong những điều kiện của một phiên xét xử tranh tụng.
2. Nguyên tắc tranh tụng - nguyên tắc hiến định
Dưới góc độ Hiến pháp, Hội đồng Bảo hiến đã tuyên bố rằng, nguyên tắc tranh tụng là một “hệ quả của quyền được bảo vệ”, một quyền có giá trị hiến định với tư cách là “quyền cơ bản mang đặc tính Hiến pháp” (Hội đồng Bảo hiến, ngày 13/8/1993). Hội đồng Bảo hiến kiểm duyệt những quy định lập pháp “trái… với quyền được bảo vệ mà xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận bởi các luật của nước cộng hòa” (Hội đồng Bảo hiến, ngày 19-20/01/1981) hoặc kiểm tra những quy tắc về các con đường kháng cáo để xem nếu những quy tắc này không có hiệu lực làm mất đi một sự bảo đảm chủ yếu đối với quyền phòng vệ của đương sự (Hội đồng Bảo hiến, ngày 23/01/1987).
3. Nguyên tắc tranh tụng - nguyên tắc luật quốc nội
Tranh tụng là một trong những nguyên tắc chỉ đạo của tố tụng, được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Pháp. Bộ luật này có những quy định hạn chế chung đối với tất cả cơ quan xét xử và còn áp dụng đối với chính các bên cũng như giữa các bên và thẩm phán.
Đối với đương sự, thì “không đương sự nào có thể bị xét xử nếu trước đó họ không được trình bày ý kiến hoặc không được triệu tập”[8]. Đương sự được lấy lời khai, được triệu tập (được yêu cầu tham gia một cách hợp thức để tự mình trình bày trước thẩm phán về các chứng cứ và lý lẽ nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc làm “sụp đổ” yêu cầu của đối phương). Do đó, bất kỳ bản án nào tuyên đối với người không được triệu tập hợp lệ theo các quy thức luật định đều bị mất giá trị do bị hủy bỏ. Bộ luật còn quy định cụ thể sự trao đổi những tài liệu giữa các bên: “Các bên phải để cho nhau biết trong thời gian hợp lý những nội dung sự việc mà dựa vào đó họ làm căn cứ cho những yêu cầu của mình, những yếu tố bằng chứng được đưa ra và những lập luận về mặt pháp luật mà họ viện dẫn, nhằm mục đích để chính mỗi bên thực hiện việc bảo vệ mình”[9]. Điều này được hiểu là các đương sự không thể bị xét xử mà không được biết về lý do, căn cứ chống lại mình, không được triệu tập đến tòa để bảo vệ mình. Mọi tình tiết trong vụ án, bao gồm tình tiết thực tế và quy định của pháp luật phải là đối tượng tranh luận của các bên. Các bên của vụ kiện được biết những lập luận và những tài liệu mà sẽ được đệ trình tại Tòa án để cho phép Tòa án đưa ra quyết định. Việc áp dụng quy định này đôi khi cũng có ngoại lệ liên quan tới tư liệu cá nhân của mỗi đương sự, đặc biệt là bài biện hộ - kết quả lao động cá nhân của mỗi đương sự, không phải gửi cho các đương sự khác.
Đối với thẩm phán, “trong mọi hoàn cảnh, thẩm phán phải bảo đảm việc tôn trọng và tự mình tôn trọng nguyên tắc tranh tụng. Thẩm phán chỉ xem xét, trong quyết định của mình, những lập luận, giải thích và những tài liệu được viện dẫn hoặc được đưa ra bởi các bên nếu chúng được thảo luận có mặt cả hai bên. Thẩm phán chỉ có thể quyết định trên những lập luận về pháp luật mà thẩm phán đã đưa ra một cách đương nhiên mà không triệu tập các bên trước để trình bày quan điểm của họ”[10]. Chính thẩm phán có trách nhiệm tôn trọng nguyên tắc tranh tụng, ví dụ khi cân nhắc đề cập một cách đương nhiên đến một lập luận về luật, thẩm phán trong trường hợp này phải để cho các bên giải thích về điểm này để xem xét, nếu không thì sẽ không được sử dụng trong quyết định của mình. Đặc tính tranh tụng của thủ tục tố tụng cho phép bảo đảm quyền của mỗi bên. Vậy là, sự không tôn trọng đặc tính này bị xử lý một cách nghiêm khắc. Thẩm phán bỏ ra ngoài cuộc tranh luận những gì mà các đương sự không thông báo hoặc thông báo cho nhau trong thời gian không thích hợp[11]. Trong tố tụng dân sự hiện đại, thẩm phán không phải là một trọng tài bị động nữa. Kể từ thời điểm được chỉ định giải quyết vụ án, thẩm phán có nghĩa vụ duy trì tiến trình tố tụng bình thường, đưa ra sáng kiến[12].
Các phán quyết của Tòa án đã tuyên dựa vào các tình tiết không được tranh luận phù hợp với nguyên tắc tranh tụng đều bị hủy bỏ. Việc hủy phán quyết trong trường hợp này mang tính trật tự công trên cơ sở yêu cầu của đương sự bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm nguyên tắc tranh tụng. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu này thuộc về tòa phúc thẩm hoặc tòa phá án tùy thuộc vào tính chất và hiệu lực của phán quyết - đối tượng cần hủy bỏ.
Trong hệ thống pháp luật của Pháp, sự tôn trọng nguyên tắc tranh tụng cũng được thể hiện trong nghĩa vụ của luật sư. Theo quy tắc nghề nghiệp của luật sư, sự tôn trọng quy tắc này được bảo đảm bởi Liên đoàn luật sư và Chủ tịch Liên đoàn luật sư, thì luật sư phải tuân theo những yêu cầu của thủ tục cân bằng. Luật sư phải hành động một cách trung thực đối với bên đối phương. Luật sư phải tôn trọng quyền bào chữa và nguyên tắc tranh tụng[13]. Nguyên tắc này kéo theo nghĩa vụ tôn trọng trong quan hệ với bên đối phương.
4. Án lệ và nguyên tắc tranh tụng
Án lệ, đặc biệt là án lệ của Tòa án tối cao Pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật.
Mỗi bên thông báo cho nhau trong thời gian hợp lý về những yêu cầu của họ cũng như những lý lẽ về sự việc, lập luận về pháp luật bao gồm cả việc họ trao đổi với nhau những giấy tờ trong thủ tục được viết bởi đại diện bắt buộc của luật sư (lệnh triệu tập, văn bản đề nghị, tài liệu có tại Tòa trong một thời hạn hợp lý). Những sự giám định phải được tự do thảo luận. Dân sự một, ngày 01/02/2012 Kháng cáo số 10-18.853 đã nhắc lại một cách chặt chẽ nguyên tắc này, căn cứ Điều 16 của Bộ luật Tố tụng dân sự về lĩnh vực giám định. Giám định viên phải gửi cho các bên tài liệu đính kèm với báo cáo để cho phép các bên thảo luận mang tính tranh tụng trước giám định viên trước khi giám định viên đệ trình bản báo cáo của mình. Ngày nay, những giám định viên sẽ phải rất cảnh giác về điểm này để những bản báo cáo của họ không bị hủy.
Tuy nhiên, một vài thủ tục tố tụng không diễn ra một cách tranh tụng, ví dụ, trường hợp mà thẩm phán thực hiện một biện pháp hành chính tư pháp (như hoãn phiên tòa hoặc nhập thủ tục tố tụng) hoặc trong những thủ tục tố tụng dân sự theo cách thức thân thiện, bởi vì, về bản chất, nguyên đơn không phải là đối thủ. Tuy nhiên, như trong thủ tục tố tụng tranh chấp, thẩm phán sẽ phải đưa ra đối với nguyên đơn lập luận rằng nguyên đơn biết việc đưa ra một cách đương nhiên.
Như vậy, khái niệm tranh tụng trong tố tụng không phải là vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp lý Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên tắc tranh tụng và nội hàm của nguyên tắc này còn có nhiều quan điểm khác nhau[14]. Hiện nay, nội hàm nguyên tắc này mới được luật hóa trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng của Việt Nam[15]. Dưới góc độ nghiên cứu luật học, đây còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để việc hiểu và áp dụng nguyên tắc được thống nhất. Những thông tin sơ lược về tranh tụng trong tố tụng nêu trên của Pháp, tác giả đưa ra những quy định và thực tiễn ở Pháp như một sự dự báo, một kinh nghiệm để soi chiếu vào áp dụng nguyên tắc mới mẻ này ở Việt Nam.
Nguyên tắc này có ý nghĩa rằng, mỗi bên đương sự thực hiện tranh luận về những tình tiết, sự kiện và những công cụ pháp lý mà đối phương của họ dựa vào đó để phản đối họ. Nguyên tắc này cũng được nêu ra bởi một thuật ngữ la tinh Audi alteram partem[3] có nghĩa “miễn là bên kia cũng được biết”.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam đã có quy định về nguyên tắc tranh tụng và việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. Việc sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Tố tụng dân sự như vậy đã thể hiện rõ nét những đặc điểm của mô hình tố tụng “xét hỏi kết hợp tranh tụng”[4], cụ thể hóa Hiến Pháp năm 2013 về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm[5].
Một vài nét giới thiệu sau đây về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự của Pháp sẽ giúp ích phần nào cho việc nghiên cứu, so sánh nguyên tắc tranh tụng trong mô hình tố tụng hỗn hợp - một mô hình đã trở thành xu hướng của nhiều nước trên thế giới được xây dựng trên cơ sở giao thoa, tiếp nhận các yếu tố tích cực giữa các mô hình tố tụng dân sự, đơn giản hóa các thủ tục nhằm đáp ứng đòi hỏi về tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục tố tụng dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa.
1. Nguyên tắc tranh tụng - biểu hiện cụ thể của quyền tiếp cận cân bằng
Công ước châu Âu về quyền con người (hay Công ước châu Âu về nhân quyền) đã khẳng định quyền được xét xử một cách công bằng, công khai bởi Tòa án[6]. Tòa án châu Âu về quyền con người đánh giá rằng, nguyên tắc tranh tụng như một yếu tố cơ bản của “tố tụng cân bằng” và được bảo vệ bởi Điều 6.1 của Công ước. Tòa án này cũng đánh giá rằng, về nguyên tắc, đối với một bên, cần xem xét khả năng nhận biết những lập luận hoặc tài liệu được đưa ra bởi bên kia, cũng như khả năng tranh luận về chúng. Những thẩm phán châu Âu trong từng trường hợp có quyền đánh giá cụ thể về vấn đề tranh tụng, họ nhận định, nếu một quyết định được đưa ra mà một bên không có sự trao đổi những tài liệu chủ yếu thì quyền đối với thủ tục tranh tụng công bằng đã bị vi phạm.
Quyền và tự do được ghi nhận trong Công ước châu Âu về nhân quyền bị vi phạm, thì người bị vi phạm có quyền được khiếu kiện có hiệu lực trước một cơ quan tài phán quốc gia, ngay khi sự vi phạm được thực hiện bởi những người có thẩm quyền khi thi hành những công vụ của họ[7]. Tòa án châu Âu còn tuyên bố rằng, sự tiếp cận tự do đối với những đánh giá và những tài liệu được đưa ra bởi bên kia là một trong những điều kiện của một phiên xét xử tranh tụng.
2. Nguyên tắc tranh tụng - nguyên tắc hiến định
Dưới góc độ Hiến pháp, Hội đồng Bảo hiến đã tuyên bố rằng, nguyên tắc tranh tụng là một “hệ quả của quyền được bảo vệ”, một quyền có giá trị hiến định với tư cách là “quyền cơ bản mang đặc tính Hiến pháp” (Hội đồng Bảo hiến, ngày 13/8/1993). Hội đồng Bảo hiến kiểm duyệt những quy định lập pháp “trái… với quyền được bảo vệ mà xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận bởi các luật của nước cộng hòa” (Hội đồng Bảo hiến, ngày 19-20/01/1981) hoặc kiểm tra những quy tắc về các con đường kháng cáo để xem nếu những quy tắc này không có hiệu lực làm mất đi một sự bảo đảm chủ yếu đối với quyền phòng vệ của đương sự (Hội đồng Bảo hiến, ngày 23/01/1987).
3. Nguyên tắc tranh tụng - nguyên tắc luật quốc nội
Tranh tụng là một trong những nguyên tắc chỉ đạo của tố tụng, được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Pháp. Bộ luật này có những quy định hạn chế chung đối với tất cả cơ quan xét xử và còn áp dụng đối với chính các bên cũng như giữa các bên và thẩm phán.
Đối với đương sự, thì “không đương sự nào có thể bị xét xử nếu trước đó họ không được trình bày ý kiến hoặc không được triệu tập”[8]. Đương sự được lấy lời khai, được triệu tập (được yêu cầu tham gia một cách hợp thức để tự mình trình bày trước thẩm phán về các chứng cứ và lý lẽ nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc làm “sụp đổ” yêu cầu của đối phương). Do đó, bất kỳ bản án nào tuyên đối với người không được triệu tập hợp lệ theo các quy thức luật định đều bị mất giá trị do bị hủy bỏ. Bộ luật còn quy định cụ thể sự trao đổi những tài liệu giữa các bên: “Các bên phải để cho nhau biết trong thời gian hợp lý những nội dung sự việc mà dựa vào đó họ làm căn cứ cho những yêu cầu của mình, những yếu tố bằng chứng được đưa ra và những lập luận về mặt pháp luật mà họ viện dẫn, nhằm mục đích để chính mỗi bên thực hiện việc bảo vệ mình”[9]. Điều này được hiểu là các đương sự không thể bị xét xử mà không được biết về lý do, căn cứ chống lại mình, không được triệu tập đến tòa để bảo vệ mình. Mọi tình tiết trong vụ án, bao gồm tình tiết thực tế và quy định của pháp luật phải là đối tượng tranh luận của các bên. Các bên của vụ kiện được biết những lập luận và những tài liệu mà sẽ được đệ trình tại Tòa án để cho phép Tòa án đưa ra quyết định. Việc áp dụng quy định này đôi khi cũng có ngoại lệ liên quan tới tư liệu cá nhân của mỗi đương sự, đặc biệt là bài biện hộ - kết quả lao động cá nhân của mỗi đương sự, không phải gửi cho các đương sự khác.
Đối với thẩm phán, “trong mọi hoàn cảnh, thẩm phán phải bảo đảm việc tôn trọng và tự mình tôn trọng nguyên tắc tranh tụng. Thẩm phán chỉ xem xét, trong quyết định của mình, những lập luận, giải thích và những tài liệu được viện dẫn hoặc được đưa ra bởi các bên nếu chúng được thảo luận có mặt cả hai bên. Thẩm phán chỉ có thể quyết định trên những lập luận về pháp luật mà thẩm phán đã đưa ra một cách đương nhiên mà không triệu tập các bên trước để trình bày quan điểm của họ”[10]. Chính thẩm phán có trách nhiệm tôn trọng nguyên tắc tranh tụng, ví dụ khi cân nhắc đề cập một cách đương nhiên đến một lập luận về luật, thẩm phán trong trường hợp này phải để cho các bên giải thích về điểm này để xem xét, nếu không thì sẽ không được sử dụng trong quyết định của mình. Đặc tính tranh tụng của thủ tục tố tụng cho phép bảo đảm quyền của mỗi bên. Vậy là, sự không tôn trọng đặc tính này bị xử lý một cách nghiêm khắc. Thẩm phán bỏ ra ngoài cuộc tranh luận những gì mà các đương sự không thông báo hoặc thông báo cho nhau trong thời gian không thích hợp[11]. Trong tố tụng dân sự hiện đại, thẩm phán không phải là một trọng tài bị động nữa. Kể từ thời điểm được chỉ định giải quyết vụ án, thẩm phán có nghĩa vụ duy trì tiến trình tố tụng bình thường, đưa ra sáng kiến[12].
Các phán quyết của Tòa án đã tuyên dựa vào các tình tiết không được tranh luận phù hợp với nguyên tắc tranh tụng đều bị hủy bỏ. Việc hủy phán quyết trong trường hợp này mang tính trật tự công trên cơ sở yêu cầu của đương sự bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm nguyên tắc tranh tụng. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu này thuộc về tòa phúc thẩm hoặc tòa phá án tùy thuộc vào tính chất và hiệu lực của phán quyết - đối tượng cần hủy bỏ.
Trong hệ thống pháp luật của Pháp, sự tôn trọng nguyên tắc tranh tụng cũng được thể hiện trong nghĩa vụ của luật sư. Theo quy tắc nghề nghiệp của luật sư, sự tôn trọng quy tắc này được bảo đảm bởi Liên đoàn luật sư và Chủ tịch Liên đoàn luật sư, thì luật sư phải tuân theo những yêu cầu của thủ tục cân bằng. Luật sư phải hành động một cách trung thực đối với bên đối phương. Luật sư phải tôn trọng quyền bào chữa và nguyên tắc tranh tụng[13]. Nguyên tắc này kéo theo nghĩa vụ tôn trọng trong quan hệ với bên đối phương.
4. Án lệ và nguyên tắc tranh tụng
Án lệ, đặc biệt là án lệ của Tòa án tối cao Pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật.
Mỗi bên thông báo cho nhau trong thời gian hợp lý về những yêu cầu của họ cũng như những lý lẽ về sự việc, lập luận về pháp luật bao gồm cả việc họ trao đổi với nhau những giấy tờ trong thủ tục được viết bởi đại diện bắt buộc của luật sư (lệnh triệu tập, văn bản đề nghị, tài liệu có tại Tòa trong một thời hạn hợp lý). Những sự giám định phải được tự do thảo luận. Dân sự một, ngày 01/02/2012 Kháng cáo số 10-18.853 đã nhắc lại một cách chặt chẽ nguyên tắc này, căn cứ Điều 16 của Bộ luật Tố tụng dân sự về lĩnh vực giám định. Giám định viên phải gửi cho các bên tài liệu đính kèm với báo cáo để cho phép các bên thảo luận mang tính tranh tụng trước giám định viên trước khi giám định viên đệ trình bản báo cáo của mình. Ngày nay, những giám định viên sẽ phải rất cảnh giác về điểm này để những bản báo cáo của họ không bị hủy.
Tuy nhiên, một vài thủ tục tố tụng không diễn ra một cách tranh tụng, ví dụ, trường hợp mà thẩm phán thực hiện một biện pháp hành chính tư pháp (như hoãn phiên tòa hoặc nhập thủ tục tố tụng) hoặc trong những thủ tục tố tụng dân sự theo cách thức thân thiện, bởi vì, về bản chất, nguyên đơn không phải là đối thủ. Tuy nhiên, như trong thủ tục tố tụng tranh chấp, thẩm phán sẽ phải đưa ra đối với nguyên đơn lập luận rằng nguyên đơn biết việc đưa ra một cách đương nhiên.
Như vậy, khái niệm tranh tụng trong tố tụng không phải là vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp lý Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên tắc tranh tụng và nội hàm của nguyên tắc này còn có nhiều quan điểm khác nhau[14]. Hiện nay, nội hàm nguyên tắc này mới được luật hóa trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng của Việt Nam[15]. Dưới góc độ nghiên cứu luật học, đây còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để việc hiểu và áp dụng nguyên tắc được thống nhất. Những thông tin sơ lược về tranh tụng trong tố tụng nêu trên của Pháp, tác giả đưa ra những quy định và thực tiễn ở Pháp như một sự dự báo, một kinh nghiệm để soi chiếu vào áp dụng nguyên tắc mới mẻ này ở Việt Nam.
ThS. Phan Thị Thu Hà
Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao
Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao
[1] Tòa án nhân dân tối cao, “Đề án mô hình tố tụng dân sự Việt Nam”, Báo cáo trang 13.
[2] ThS. Phạm Như Hưng, “Nguyên tắc tranh tụng trong luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp”.
[3] ThS. Phạm Như Hưng, “Nguyên tắc tranh tụng, công cụ bảo đảm cho việc xét xử công bằng trong tố tụng dân sự”, Tài liệu Hội thảo góp ý Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự, Học viện Tư pháp.
[4] Tòa án nhân dân tối cao, “Nội dung mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”, Tài liệu Hội nghị triển khai các bộ luật, luật sửa đổi, tr. 13.
[5] Điều 24 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
[6] Khoản 1 Điều 6 Công ước châu Âu về nhân quyền.
[7] Điều 13 Công ước châu Âu về nhân quyền.
[8] Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự mới của Pháp.
[9] Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự mới của Pháp.
[10] Điều 16 Bộ luật Tố tụng dân sự mới của Pháp.
[11] Điều 135 Bộ luật Tố tụng dân sự mới của Pháp.
[12] Điều 3 , Điều 7 và Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự mới của Pháp.
[13] Điều 5 Luật về quy chế của luật sư của Pháp.
[14] Nguyễn Thị Thu Hà (2002), Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học.
[15] Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, Điều 18 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 về bảo đảm tranh tụng trong xét xử.