Công tác quản lý vật chứng có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong những năm qua, công tác quản lý vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự đã có những chuyển biến tích cực; đặc biệt là công tác kiểm kê định kỳ, phân loại, xử lý vật chứng và việc phối hợp giữa chấp hành viên, kế toán nghiệp vụ và thủ kho cơ quan thi hành án dân sự ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự cũng còn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc nhất định như: Nhiều cơ quan thi hành án dân sự chưa có kho vật chứng hay nhiều kho vật chứng chưa đáp ứng được yêu cầu nên đã xảy ra tình trạng thất thoát vật chứng, vật chứng bị mất trộm, không xác định rõ vật chứng theo các vụ án, các việc thi hành án; thủ kho vật chứng của nhiều cơ quan thi hành án dân sự được bố trí chủ yếu là kiêm nhiệm, hầu hết các thủ kho vật chứng chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý kho vật chứng; thủ tục giao nhận vật chứng còn phức tạp, bao gồm nhiều thủ tục, phương thức khác nhau; số lượng vật chứng mà cơ quan thi hành án dân sự phải tiếp nhận ngày càng nhiều, trong khi việc xét xử trong nhiều vụ án kéo dài dẫn đến nhiều vật chứng mất giá trị sử dụng, phát sinh nhiều chi phí bảo quản, xử lý vật chứng; ở một số nơi, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, thủ kho vật chứng, kế toán nghiệp vụ, bảo vệ kho vật chứng chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao…
Như vậy, với những tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên thì đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để khắc phục hạn chế cũng như bảo đảm việc quản lý vật chứng theo đúng quy định pháp luật trong thời gian tới? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết “Quản lý vật chứng trong thi hành án dân sự - Thực trạng và giải pháp” của ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay” xuất bản năm 2020.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Một số vấn đề về Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú
Hiện nay, công tác tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành tạm...
Một số bất cập về tham gia, hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm năm 2013 và kiến nghị hoàn thiện
Bài viết phân tích một số hạn chế, bất cập trong quy định của Luật Việc làm năm 2013 về việc tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Xây dựng quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong kỷ nguyên mới của đất nước
Bài viết tập trung làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn xây dựng quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay, từ đó, đề xuất khung quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp - Thách thức đặt ra và một số giải pháp thực hiện
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực có kỹ năng nghề phải đáp ứng yêu cầu, đòi...
Đơn giản hóa trình tự, thủ tục và đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài
Đây là chủ trương đã được luật hóa trong Luật Đầu tư công năm 2024 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA.