Thứ bảy 21/06/2025 14:42
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Ra mắt Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Sáng ngày 22/04/2022, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIART)

Sáng ngày 22/04/2022, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIART)

Tại buổi lễ, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VIAC, đã chính thức công bố Quyết định thành lập VIART, đồng thời bổ nhiệm PGS.TS Phạm Duy Nghĩa giữ chức Viện trưởng và GS.TS Đỗ Văn Đại giữ chức Phó Viện trưởng.

VIART được thành lập theo Quyết định 79/QĐ-VIAC ngày 30/7/2021, là đơn vị trực thuộc VIAC. Thông qua hoạt động nghiên cứu và đào tạo VIART mong muốn phổ cập kiến thức trọng tài, tập trung phát triển yếu tố con người nhằm xây dựng một cộng đồng người sử dụng và hành nghề trọng tài chuyên nghiệp, qua đó hướng tới định hướng xu thế phát triển thị trường trọng tài nói riêng và giải quyết tranh chấp thay thế nói riêng.

Chủ tịch VIAC cho biết, lĩnh vực hoạt động của VIART sẽ bao phủ một phạm vi rộng, đa dạng với nhiều cấp độ khác nhau các hoạt động nghiên cứu và đào tạo từ lý thuyết đến ứng dụng, từ cơ bản đến nâng cao, từ khung khổ pháp lý chung đến những vấn đề chính sách và chuyên môn nghiệp vụ cho những người hành nghề trọng tài, các luật sư, chuyên gia pháp lý, những nhà kinh doanh muốn lựa chọn trọng tài, hoà giải cho những tranh chấp của mình. Và thậm chí xa hơn cho cả mục tiêu quản trị rủi ro, phòng ngừa tranh chấp cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Viện cũng là kênh giao lưu quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo trọng tài.

“Với những hoạt động cốt lõi “dài hạn” như thế nhưng được cụ thể hoá thành các kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, tôi kỳ vọng VIART sẽ cùng các đơn vị chuyên môn của VIAC và các tổ chức trọng tài, hoà giải các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp … sẽ phấn đấu đóng góp vào sự nghiệp phát triển nghề trọng tài chuyên nghiệp ở Việt Nam, phát triển phương thức trọng tài thương mại ở Việt Nam, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đồng thời đưa Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy trong giải quyết tranh chấp quốc tế…”- TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Chia sẻ về tên gọi của VIART- Viện nghiên cứu và đào tạo trọng tài Quốc tế Việt Nam. Chủ tịch VIAC cho rằng, cũng như VIAC, tên của VIART hàm nghĩa cam kết đạt tới chuẩn mực quốc tế. “Đó là hướng đi không thể nào khác được!”- Chủ tịch VIAC nhấn mạnh.



Cùng với chương trình Lễ ra mắt VIART đã diễn ta Tọa đàm trao đổi
về Hoạt động đào tạo trọng tài thương mại tại Việt Nam

Phát biểu chào mừng tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Tú Anh - Phó trưởng phòng, Cục Bổ trợ Tư pháp - Bộ Tư pháp cho biết, hiện cả nước có có 35 trung tâm trọng tài, 1 tổ chức trọng tài nước ngoài và có gần 600 trọng tài viên, số vụ giải quyết bằng trọng tài đã tăng dần qua các năm và lĩnh vực giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng.

“Việc thành lập VIART sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng giải quyết tranh chấp cho đội ngũ trọng tài viên. Qua đó sẽ góp phần vào đào tạo cho đội ngũ trọng tài viên chuyên sâu về những lĩnh vực như đầu tư, thương mại, tài chính, ngân hàng bảo hiểm … để nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử trọng tài đảm bảo đúng quy định pháp luật…”- Đại diện Bộ Tư pháp kỳ vọng.

Cũng theo đại diện Bộ Tư pháp VIAC là Trung tâm trọng tài hàng đầu Việt Nam, nhưng nhìn xa hơn, ngay trong khu vực Châu Á thì vẫn chưa có bóng dáng cỉa VIAC. Do vậy, mong muốn VIAC xây dựng chương trình nâng cao chất lượng đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ. kinh nghiệm giải quyết tranh chấp, nhất là tranh chấp quốc tế, đề từ đó giảm thiểu các phán quyết bị hủy, tăng niềm tin của doanh nghiệp, khách hàng; Đồng thời VIAC cũng cần thiết có các giải pháp thu hút các chuyên gia, luật sư giỏi trong nước và quốc tế để nâng căng năng lực và uy tín trong ku vực và thế giới.

Cũng tại Lễ ra mắt, VIAC đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân và Học viện tư pháp làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu và đào tạo nói trên một cách hiệu quả, nhanh chóng. VIAC cũng có dự định sẽ tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác với các cơ sở đầo tạo khác tại Việt Nam và trên thế giới trong thời gian sắp tới.
Hướng tới xây dựng một cộng đồng những người sử dụng và hành nghề trọng tài chuyên nghiệp

Trong phát biểu tại buổi lễ ra mắt VIART, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Viện trưởng VIART khẳng định, sự ra đời của VIART là một dấu mốc đặc biệt quan trọng và là một bước phát triển trong kế hoạch đẩy mạnh lĩnh vực giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) ở Việt Nam và xây dựng một cộng đồng những người sử dụng và hành nghề trọng tài chuyên nghiệp.

Ông nhấn mạnh, với sứ mệnh chủ động định hướng cho sự phát triển của lĩnh vực trọng tài tại Việt Nam và tầm nhìn vươn ra thị trường quốc tế, VIART chú trọng cả hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Cụ thể, ở phương diện nghiên cứu, VIART tập trung nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu các vấn đề tố tụng và nội dung trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng các phương thức thay thế, làm tiền đề xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng nghiên cứu và thực hành ADR. Đồng thời, VIART cũng hướng tới nghiên cứu và góp ý xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật chuyên ngành nói riêng, đặc biệt là những lĩnh vực phát sinh tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài.

Ở phương diện đào tạo, qua việc tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức và kĩ năng trong trọng tài cho nhiều đối tượng, kèm theo gợi ý về lộ trình phát triển nghề nghiệp, VIART tập trung phát triển yếu tố con người với mục tiêu đầu tiên là phổ cập kiến thức trọng tài, từ đó hướng tới xây dựng một cộng đồng những người sử dụng và hành nghề trọng tài chuyên nghiệp với những chuẩn mực hành nghề phù hợp với thị trường Việt Nam và tiệm cận với thị trường quốc tế.

Thời gian tới, VIART sẽ tổ chức những khóa học đầu tiên về trọng tài với chương trình học cung cấp kiến thức và kĩ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về trọng tài với thời gian học tập linh hoạt dành cho nhiều đối tượng. Với đội ngũ giảng viên là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự đồng hành của nhiều đối tác là các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế, VIART tin tưởng sẽ mang đến cho học viên không chỉ là kiến thức, kinh nghiệm mà còn là sự đồng hành, sự kết nối với cộng đồng trọng tài, và nhiều quyền lợi đặc biệt khác.

Thanh Thanh

(Theo Báo pháp luật Việt Nam điện tử)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành động lực và giải pháp để cán bộ, đảng viên Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/6/2025, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW). Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp dự và chỉ đạo Hội nghị.
Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Tư pháp quán triệt chuyên sâu các nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Ngày 19/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết số 66-NQ/TW), Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15) và Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật (Nghị quyết số 140/NQ-CP).
Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Tăng cường công tác truyền thông, báo chí trong bối cảnh mới

Chiều ngày 19/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác truyền thông, báo chí. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chủ trì Tọa đàm.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Sáng 16/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đồng chủ trì phiên họp.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 12/6/2025, đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đối thoại với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên quan về các quy định pháp luật có vướng mắc, bất cập và kiến nghị xử lý nhằm tháo gỡ “nút thắt” thể chế cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính đồng chủ trì Hội thảo.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Chiều ngày 12/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm