Luật Lý lịch tư pháp đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Sau 10 năm thi hành, Luật Lý lịch tư pháp đã thực sự đi vào cuộc sống, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế.
1. Những thành tựu đã đạt được trong công tác lý lịch tư pháp
1.1. Kết quả triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
- Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp: Để triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 01 nghị định, 01 thông tư liên tịch, và 05 thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp.
- Về tổ chức triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp: Sau khi Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội thông qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp[1]. Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành có liên quan và UBND hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã ban hành văn bản để triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp tại các bộ, ngành, địa phương. Nhiều văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cũng đã được Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị ban hành. Để triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp, cũng như kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật này, Bộ Tư pháp đã có nhiều văn bản đề nghị các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp triển khai và chỉ đạo triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp[2] và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp. Bên cạnh đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật[3]. Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng chủ trì tổ chức cuộc họp liên ngành với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để kịp thời có giải pháp tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác LLTP; 63/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã kịp thời ban hành kế hoạch, chỉ thị, quyết định, công văn hoặc đề án thi hành Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về LLTP đã được Bộ Tư pháp và một số bộ, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thông qua, đó nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác LLTP, người dân đã được nâng lên.
- Tổ chức, bộ máy, nhân lực làm công tác LLTP đã từng bước được kiện toàn: Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã từng bước được kiện toàn về tổ chức bộ máy với 03 biên chế quản lý hành chính và 40 biên chế sự nghiệp. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu công việc, Trung tâm cũng đã chủ động báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp, tự cân đối nguồn kinh phí để ký 15 hợp đồng lao động. Tại các địa phương, 05 Phòng Lý lịch tư pháp thuộc Sở Tư pháp 05 thành phố trực thuộc trung ương đã được thành lập với đầy đủ số lượng biên chế theo quy định. Tại các tỉnh, đa phần các Sở Tư pháp đã kiện toàn bộ phận LLTP tại Phòng Hành chính tư pháp, Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý LLTP. Thời gian đầu thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, biên chế làm công tác LLTP tại các Sở Tư pháp còn hết sức khó khăn, rất ít Sở Tư pháp được bố trí biên chế. Đến ngày 30/6/2020, tình hình bố trí biên chế và số lượng biên chế làm công tác LLTP đã được cải thiện đáng kể với 70 biên chế được 27/63 UBND tỉnh, thành phố phân bổ theo Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP” (Quyết định số 2369/QĐ-TTg); 57 biên chế do 30/63 Sở Tư pháp chủ động điều chuyển từ nguồn biên chế hành chính và sự nghiệp của Sở Tư pháp; 117 biên chế kiêm nhiệm; 35 hợp đồng lao động.
- Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý LLTP: Việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý LLTP đã từng bước được Bộ Tư pháp, các bộ, ngành có liên quan và nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm. Tại địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị riêng hoặc cấp kinh phí mua sắm trong kinh phí hành chính hàng năm cho Sở Tư pháp. Tuy nhiên, việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị tại các Sở Tư pháp không đồng đều tùy thuộc vào tình hình của mỗi địa phương. Hiện nay, 62/63 Sở Tư pháp đã được trang bị máy móc, thiết bị, chỗ làm việc, văn phòng phẩm, bìa hồ sơ lưu trữ và các trang thiết bị khác cho công tác LLTP[4]; 42/63 Sở Tư pháp đã bố trí được kho, phòng lưu trữ hồ sơ LLTP riêng[5]; 20 Sở Tư pháp chưa được bố trí kho, phòng lưu trữ hồ sơ LLTP riêng hoặc là phải dùng chung với các bộ phận khác.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP: Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp đã xây dựng giáo trình đào tạo nghiệp vụ LLTP riêng cho cán bộ làm công tác LLTP. Giáo trình được biên tập, chỉnh lý cho từng lớp đào tạo, bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ LLTP tại thời điểm giảng dạy. Tính đến 30/6/2020, Bộ Tư pháp đã tổ chức 04 lớp đào tạo nghiệp vụ LLTP cho công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp trên toàn quốc với hơn 150 học viên. Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã tổ chức 08 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ LLTP, 06 lớp tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý LLTP cho công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp, đảm bảo cán bộ làm công tác LLTP được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về LLTP.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác LLTP: Tháng 9/2012, Bộ Tư pháp đã thực hiện triển khai phần mềm quản lý LLTP dùng chung cho các Sở Tư pháp. Đến tháng 11/2013, trước yêu cầu đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp đã tiếp tục xây dựng, triển khai phần mềm quản lý LLTP phiên bản cho Trung tâm và chuyển đổi dữ liệu LLTP từ phần mềm công cụ mà Trung tâm đang sử dụng sang phần mềm phiên bản mới. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp đã sử dụng các phần mềm nói trên để hỗ trợ cho công tác xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cấp phiếu LLTP, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu. Bên cạnh việc sử dụng phần mềm quản lý LLTP do Cục Công nghệ thông tin xây dựng, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin khác vào hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP như “Giải pháp tự động hóa công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu” nhằm giải quyết cơ bản khó khăn về nguồn nhân lực xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và chất lượng thông tin LLTP. Hiện nay, phần mềm này đang được thử nghiệm tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh.
Tại địa phương, bên cạnh việc 63/63 Sở Tư pháp đang sử dụng phần mềm quản lý LLTP dùng chung, một số Sở Tư pháp đã áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin khác như: Thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ “Một cửa điện tử”, bao gồm có hồ sơ cấp phiếu LLTP (Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh); mở thêm tài khoản đường truyền nội bộ (VIC) kết nối phục vụ cho công tác trao đổi hồ sơ giữa Sở Tư pháp với cơ quan công an trong việc tra cứu thông tin về án tích để cấp phiếu LLTP (Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau); xây dựng Đề án và thực hiện mua sắm thiết bị, phần mềm thuộc dự án ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó tạo điều kiện cho việc kết nối, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP giữa Sở Tư pháp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp khác được nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, giảm thời gian xử lý thông tin (Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang); ứng dụng phân hệ đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến trong công tác cấp phiếu LLTP, đồng thời, tích hợp với dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua bưu chính (Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa); thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh với phần mềm quản lý LLTP (Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai)…
1.2. Về công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thống nhất việc quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP theo hướng hiện đại, hiệu quả: Trên cơ sở quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, ngày 24/6/2014, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã ký Quyết định số 42/QĐ-TTLLTPQG ban hành quy chế về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Quyết định số 43/QĐ-TTLLTPQG ban hành quy chế mẫu về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại Sở Tư pháp. Trên cơ sở quy chế mẫu, đến ngày 30/6/2020, đã có 32/63 Sở Tư pháp ban hành quy chế quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại Sở Tư pháp.
- Việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP: Thực hiện nhiệm vụ phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, từ ngày 01/7/2010 đến 30/6/2020, Tòa án nhân dân các cấp cung cấp 1.911.073 thông tin[6], Tòa án Quân sự trung ương cung cấp 12.786 thông tin LLTP; cơ quan thi hành án dân sự cung cấp 1.136.831 thông tin[7].
- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP: Với nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước, tính đến ngày 30/6/2020, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã nhận được 2.117.293 thông tin LLTP do các cơ quan liên quan và Sở Tư pháp cung cấp. Trung tâm đã tiến hành xử lý 1.107.024 thông tin LLTP bằng giấy và 65.099 thông tin LLTP điện tử; cung cấp cho các Sở Tư pháp 547.391 thông tin LLTP. Tại địa phương, các Sở Tư pháp đã nhận được 6.502.317 thông tin LLTP; kiểm tra, phân loại 5.941.782 thông tin; lập LLTP và cập nhật thông tin LLTP bổ sung 3.838.442 thông tin; cung cấp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp khác 1.045.147 thông tin LLTP bằng giấy và điện tử theo quy định.
1.3. Công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp
Công tác cấp phiếu LLTP về cơ bản đáp ứng yêu cầu của người dân và thể hiện vai trò quan trọng của phiếu LLTP trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, trong hơn 10 năm qua, tính đến ngày 30/6/2020, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cấp 33.626 phiếu LLTP (bao gồm 16.381 phiếu LLTP số 1, 17.245 phiếu LLTP số 2), các Sở Tư pháp cấp 3.630.079 phiếu LLTP (bao gồm 2.457.731 phiếu LLTP số 1; 1.172.348 phiếu LLTP số 2). Số lượng phiếu LLTP cấp trong những năm gần đây ngày một tăng (năm 2019 gấp 05 lần so với năm 2011, gấp 2.5 lần so với năm 2015).
Sau hơn 05 năm thực hiện Đề án thí điểm cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến (được phê duyệt theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ), tính đến ngày 30/6/2020, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và 61/63 Sở Tư pháp đã triển khai phương thức cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính với 845.281 trường hợp; 55 Sở Tư pháp đã triển khai tiếp nhận hồ sơ trực tuyến với 268.739 trường hợp đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến; phương thức kết hợp đăng ký cấp phiếu trực tuyến, gửi hồ sơ và nhận phiếu qua bưu chính với 197.967 trường hợp. Đặc biệt, đã có 19 Sở Tư pháp[8] triển khai cho phép người dân nộp phí thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng theo Đề án. Việc triển khai các phương thức cấp phiếu mới theo Đề án trên đã giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại của người dân, đặc biệt là đối với những người dân ở cách xa trung tâm tỉnh hoặc đang ở nước ngoài, qua đó tạo ra sự thuận lợi cho người có yêu cầu cấp phiếu, góp phần cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Kể từ ngày 05/8/2020, việc thí điểm cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến theo Đề án trên sẽ kết thúc theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Công văn số 6417/VPCP-PL của Văn phòng Chính phủ. Việc cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính sẽ được thực hiện theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; việc đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến sẽ được thực hiện theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
1.4. Hỗ trợ tra cứu, xác minh thông tin cho Sở Tư pháp để cấp phiếu lý lịch tư pháp
Trước thực trạng chậm thời hạn cấp phiếu LLTP vẫn còn diễn ra phổ biến và chiếm tỷ lệ cao tại hầu hết các Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia[9], Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời để khắc phục tình trạng chậm cấp phiếu tại Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, từ ngày 01/7/2014, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát - Bộ Công an (C53) nghiên cứu, thử nghiệm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP (gọi tắt là giải pháp “kiềng ba chân”) tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp. Ngay sau khi áp dụng giải pháp “kiềng ba chân”, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã giải quyết triệt để tình trạng chậm thời hạn cấp phiếu LLTP. Đối với các Sở Tư pháp, tính đến ngày 31/3/2019, đã có 45/63 Sở Tư pháp thực hiện giải pháp “kiềng ba chân” với 412.659 hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP được tra cứu, xác minh bằng giải pháp này.
Sau khi tiến hành sơ kết Quy chế số 01/QCPH-TTLLTPQG-C53, nhận thấy Sở Tư pháp hoàn toàn căn cứ vào tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP để xác định trường hợp nào cư trú tại 01 nơi, trường hợp nào cư trú tại nhiều nơi để hẹn trả kết quả cấp phiếu LLTP đồng thời phân loại để gửi Trung tâm và Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06) tra cứu. Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp khi làm tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP không ghi hoặc che dấu những nơi từng cư trú nhằm mục đích được cấp phiếu nhanh hơn hoặc che dấu quá trình tra cứu, xác minh của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi phạm tội ở nơi khác. Nhiều trường hợp tra cứu tại địa phương không có hồ sơ, tài liệu nhưng khi tra cứu tại Cục V06, Trung tâm Lý lịch tư pháp thì có tài liệu phạm tội ở nơi khác. Vì vậy, ngày 29/6/2018, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Cục V06 đã ký Quy chế số 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 nhằm thực hiện giải pháp “Xây dựng giải pháp kỹ thuật thực hiện Quy chế phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP” (Quy chế số 02). Tính từ ngày 01/4/2019 đến ngày 30/6/2020, toàn bộ 63/63 Sở Tư pháp đã triển khai Quy chế số 02. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh đã hỗ trợ tra cứu được 762.793 trường hợp, tăng tỷ lệ sớm hạn, đúng hạn trong cấp phiếu LLTP tại các Sở Tư pháp lên tới 97-98%. Việc triển khai Quy chế số 02 đã mang lại hiệu quả tích cực cho các Sở Tư pháp, thời hạn cấp phiếu LLTP được rút ngắn và chính xác, được các địa phương hoan nghênh, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước.
2. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp
2.1. Nguồn nhân lực đảm bảo hiệu quả hoạt động về lý lịch tư pháp còn thiếu và yếu về số lượng và chất lượng
Tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, cơ cấu tổ chức và biên chế được dự kiến cho hoạt động xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP tại Trung tâm. Chính vì vậy, các công việc quản lý nhà nước về LLTP giao cho Trung tâm đều được thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm, dẫn tới tình trạng quá tải về công việc, đặc biệt hiện nay Trung tâm còn đang thực hiện hỗ trợ tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP cho cả nước, với trung bình khoảng 2.700 thông tin/ngày. Tại nhiều Sở Tư pháp, bên cạnh việc thực hiện công tác LLTP, số biên chế này còn phải kiêm nhiệm nhiệm vụ của Phòng Hành chính tư pháp/Hành chính và Bổ trợ tư pháp. Tính đến ngày 30/6/2020, chỉ có 27/63 Sở Tư pháp có biên chế chuyên trách theo Quyết định số 2369/QĐ-TTg, 48/63 Sở Tư pháp sử dụng biên chế kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ. Chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP tại các địa phương chưa chuyên nghiệp, chưa có trình độ chuyên môn sâu do nhiều công chức, viên chức chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ LLTP. Một số địa phương chưa được bố trí chuyên trách làm công tác này, do vậy, việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ LLTP rất khó khăn. Trong đó, có địa phương thực tế sau khi cử người tham gia khóa đào tạo về nghiệp vụ LLTP, khi trở lại địa phương công tác thì không được bố trí làm công tác LLTP mà lại điều chuyển sang làm công việc khác do yêu cầu của thực tiễn công tác tư pháp tại địa phương. Hiện nay, cán bộ làm công tác LLTP của 18/63 Sở Tư pháp chưa qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ LLTP. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Tại các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Quốc phòng..., chưa có cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin nên việc thực hiện nhiệm vụ còn nhiều lúng túng.
2.2. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật Lý lịch tư pháp
Hiện nay, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP tại hầu hết các địa phương đã được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, đối với một số địa phương có lượng thông tin do các cơ quan cung cấp nhiều, số lượng biên chế có hạn nên vẫn để xảy ra tình trạng thông tin LLTP tồn đọng lớn. Tính đến ngày 30/6/2020, vẫn còn 168.528 thông tin LLTP chưa được tiếp nhận của 15 Sở Tư pháp, trong đó có 06 Sở Tư pháp[10] có lượng tồn đọng cao (chiếm tỷ lệ 90% so với số lượng tồn đọng của cả nước); 465.287 thông tin LLTP đã được tiếp nhận nhưng Sở Tư pháp chưa tiến hành lập LLTP, cập nhật thông tin LLTP bổ sung, trong đó có 11 Sở Tư pháp[11] chưa xử lý chiếm tỷ lệ cao (khoảng 86% so với số lượng tồn đọng của cả nước).
2.3. Công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp
Việc lạm dụng yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2 ngày càng tăng, chưa đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp và bí mật đời tư của cá nhân, ảnh hưởng đến tái hòa nhập cộng đồng của cá nhân. Các cơ quan như cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài yêu cầu phiếu LLTP số 2 khi xin thị thực nhập cảnh hoặc làm một số thủ tục khác tại cơ quan đại diện; một số cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và doanh nghiệp cũng yêu cầu cá nhân nộp phiếu LLTP số 2 để xin giấy phép an ninh hàng không, chứng khoán, xin việc làm... dẫn đến số lượng hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2 gia tăng. Nếu như thời gian đầu triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp hầu hết cá nhân chỉ yêu cầu cấp phiếu LLTP số 1 thì những năm gần đây, cá nhân yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2 ngày càng tăng (từ năm 2015 trở về trước, tỷ lệ phiếu LLTP số 2 chỉ chiếm 1/5 so với phiếu LLTP số 1 thì những năm 2018, 2019, 2020 tỷ lệ phiếu LLTP số 2 đã chiếm tỷ lệ 1/2 so với phiếu LLTP số 1). Điều này đã ảnh hưởng tới quyền được pháp luật bảo đảm bí mật cá nhân (được quy định tại Hiến pháp năm 2013) và chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án, đặc biệt là những người đã được xóa án tích, gây khó khăn cho cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp lý.
Những trường hợp chậm thời hạn cấp phiếu LLTP chủ yếu rơi vào hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP để xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hiện nay, ngoài việc xác minh về tình trạng thi hành án, cơ quan cấp phiếu LLTP phải có trách nhiệm xác minh hành vi phạm tội mới, trong khi đó hầu hết các trường hợp này thường xác minh nhiều nơi, thời hạn xác minh kéo dài; cơ quan phối hợp tra cứu, xác minh thông tin không trả lời hoặc trả lời không có thông tin.
2.4. Sự phối hợp trong việc cung cấp, trao đổi, xác minh, tra cứu thông tin lý lịch tư pháp giữa các cơ quan xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ quan liên quan chưa hiệu quả
Hiện nay, việc cung cấp, trao đổi, tra cứu, xác minh thông tin về LLTP giữa các cơ quan quản lý dữ liệu LLTP và các cơ quan liên quan được thực hiện bằng phương thức gửi các bản sao hoặc bản gốc các quyết định, bản án, giấy chứng nhận chứa thông tin LLTP qua đường bưu điện hoặc bản scan các tài liệu trên qua mạng máy tính. Tuy nhiên, tại hầu hết các địa phương, việc cung cấp, trao đổi thông tin LLTP vẫn được thực hiện bằng phương pháp gửi giấy thủ công qua đường bưu điện. Việc cung cấp, cập nhật, xây dựng, bảo quản thông tin LLTP bằng giấy thủ công đã gây ra những trở ngại, khó khăn không nhỏ trong việc lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin LLTP. Bên cạnh đó, việc này cũng gây tốn kém không ít về mặt kinh phí và thời gian khi các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hoặc các cơ quan liên quan cung cấp thông tin cho nhau bằng cách gửi những giấy tờ này qua đường bưu điện. Ngoài ra, việc gửi các thông tin và lưu trữ thông tin bằng giấy có thể dẫn đến việc các loại giấy tờ này bị mất hoặc thất lạc, từ đó dẫn đến việc cơ sở dữ liệu LLTP thiếu sót, không được đầy đủ, qua đó, không đảm bảo được sự tối đa trong việc trợ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra, xét xử.
2.5. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp còn hạn chế
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại một số địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu về việc trao đổi, cung cấp thông tin LLTP điện tử. Các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin LLTP hầu hết chưa được ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Hiện nay, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thi hành án dân sự thực hiện cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hầu như dưới hình thức thủ công, dưới dạng văn bản giấy. Vì vậy, khi thông tin LLTP được gửi đến, Sở Tư pháp phải tiếp nhận, xử lý thông tin dưới dạng văn bản giấy, xử lý, cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP điện tử và sắp xếp, lưu trữ các văn bản là nguồn thông tin để tạo lập cơ sở dữ liệu LLTP bằng giấy. Phần mềm quản lý LLTP vẫn phải thường xuyên nâng cấp, chỉnh sửa để phù hợp với các yêu cầu về quản lý chuyên môn nghiệp vụ LLTP.
3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác lý lịch tư pháp
3.1. Tăng cường hiệu quả của cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác lý lịch tư pháp
- Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Lý lịch tư pháp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP; đồng thời, đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị liên quan tại địa phương có sự quan tâm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động cung cấp thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp tại các địa phương để kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động LLTP, từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức trong triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp; kịp thời phát hiện những bất cập trong hoạt động LLTP và có giải pháp để khắc phục.
3.2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, biên chế của cơ quan quản lý lý lịch tư pháp từ trung ương đến địa phương; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp và công chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại các cơ quan có liên quan
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, bổ sung biên chế chuyên trách còn thiếu so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg hoặc có giải pháp nhằm bảo đảm đủ nhân lực thực hiện có hiệu quả công tác LLTP.
- Các Sở Tư pháp cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất chủ trương nhằm: Tăng cường nguồn nhân lực từ hợp đồng lao động hoặc điều chuyển cán bộ từ các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP; hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí nguồn nhân lực đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn sâu về LLTP.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Sở Tư pháp và tại các cơ quan, đơn vị phối hợp tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin LLTP.
3.3. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tại Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và địa phương
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP.
- Các bộ, ngành có liên quan chủ trì xây dựng các đề án về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, Quốc phòng nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP.
- Các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất đầu tư kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP từ hệ thống Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, Quốc phòng, Thi hành án dân sự… phục vụ hoạt động xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP.
3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
- Xây dựng và triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP để khắc phục tình trạng tồn đọng thông tin LLTP, hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP ngày càng hoàn thiện, góp phần thực hiện có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về LLTP.
- Cần xúc tiến thiết lập đồng bộ hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin LLTP giữa các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin và cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trên môi trường mạng, hướng tới thông tin LLTP được chính thức trao đổi giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, các Sở Tư pháp với các cơ quan có liên quan được thực hiện dưới dạng điện tử.
- Thiết lập và thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu LLTP với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan (cơ sở dữ liệu của Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án dân sự, Thi hành án hình sự, hộ tịch)...
[1]. Quyết định số 1532/QĐ-TTg ngày 23/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp.
[2]. Như: Công văn số 1959/BTP-HCTP ngày 30/6/2010 của Bộ Tư pháp về việc áp dụng quy định pháp luật liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp.
[3]. Công văn số 35-CV/BCS ngày 06/5/2011 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
[4]. Riêng tỉnh Sóc Trăng chưa có trang thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ công tác LLTP.
[5]. Bình Phước, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cà Mau, Bắc Giang Lạng Sơn, Long An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Bình, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Yên Bái, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Đồng Nai, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hậu Giang, Khánh Hòa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Kon Tum, Đồng Nai, Hà Nội.
[6]. Bao gồm 128.915 bản án, trích lục bản án có hiệu lực trước ngày 01/7/2010; 694.776 bản án, trích lục bản án có hiệu lực sau ngày 01/7/2010; 1.086.999 quyết định, giấy chứng nhận liên quan đến thi hành án và 383 quyết định tuyên bố phá sản.
[7]. Bao gồm giấy xác nhận kết quả thi hành án 174.878 thông tin, văn bản thông báo kết thúc thi hành án 132.843 thông tin; quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí… quyết định đình chỉ thi hành án 829.110 thông tin.
[8]. Bắc Kạn, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ, Đắk Nông, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lai Châu, Long An, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh.
[9]. Ngoài Cao Bằng, Hà Nam không chậm thời hạn cấp phiếu LLTP; Hà Tĩnh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Lai Châu và Nghệ An có tỷ lệ chậm dưới 1% thì các Sở Tư pháp còn lại đều bị chậm thời hạn cấp phiếu LLTP, cá biệt có 07 Sở Tư pháp có tỷ lệ chậm cao: Kon Tum: 62%; Nam Định: 39,2%; Ninh Thuận: 40,2%; Phú Yên: 41%; Quảng Ngãi: 59%; Tây Ninh: 39%; Thanh Hóa: 48,2%.
[10]. Đồng Nai: 30.000 thông tin; Hà Nội: 35.000 thông tin; Kiên Giang: 35.500 thông tin; Phú Thọ: 11.119 thông tin; Thái Nguyên: 23.354 thông tin; Thanh Hóa: 17.500 thông tin.
[11]. Bắc Giang: 32.863 thông tin; Gia Lai: 35.845 thông tin; Khánh Hòa: 39.776 thông tin; Kiên Giang: 34.431 thông tin; Lâm Đồng: 12.655 thông tin; Nghệ An: 25.534 thông tin; Phú Thọ: 11.171 thông tin; Thái Bình: 14.963 thông tin; Hồ Chí Minh: 142.518 thông tin (chiếm gần 1/3 so với cả nước); Vĩnh Long: 16.284 thông tin; Vĩnh Phúc: 20.864 thông tin.
1. Những thành tựu đã đạt được trong công tác lý lịch tư pháp
1.1. Kết quả triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
- Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp: Để triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 01 nghị định, 01 thông tư liên tịch, và 05 thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp.
- Về tổ chức triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp: Sau khi Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội thông qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp[1]. Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành có liên quan và UBND hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã ban hành văn bản để triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp tại các bộ, ngành, địa phương. Nhiều văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cũng đã được Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị ban hành. Để triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp, cũng như kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật này, Bộ Tư pháp đã có nhiều văn bản đề nghị các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp triển khai và chỉ đạo triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp[2] và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp. Bên cạnh đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật[3]. Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng chủ trì tổ chức cuộc họp liên ngành với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để kịp thời có giải pháp tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác LLTP; 63/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã kịp thời ban hành kế hoạch, chỉ thị, quyết định, công văn hoặc đề án thi hành Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về LLTP đã được Bộ Tư pháp và một số bộ, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thông qua, đó nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác LLTP, người dân đã được nâng lên.
- Tổ chức, bộ máy, nhân lực làm công tác LLTP đã từng bước được kiện toàn: Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã từng bước được kiện toàn về tổ chức bộ máy với 03 biên chế quản lý hành chính và 40 biên chế sự nghiệp. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu công việc, Trung tâm cũng đã chủ động báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp, tự cân đối nguồn kinh phí để ký 15 hợp đồng lao động. Tại các địa phương, 05 Phòng Lý lịch tư pháp thuộc Sở Tư pháp 05 thành phố trực thuộc trung ương đã được thành lập với đầy đủ số lượng biên chế theo quy định. Tại các tỉnh, đa phần các Sở Tư pháp đã kiện toàn bộ phận LLTP tại Phòng Hành chính tư pháp, Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý LLTP. Thời gian đầu thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, biên chế làm công tác LLTP tại các Sở Tư pháp còn hết sức khó khăn, rất ít Sở Tư pháp được bố trí biên chế. Đến ngày 30/6/2020, tình hình bố trí biên chế và số lượng biên chế làm công tác LLTP đã được cải thiện đáng kể với 70 biên chế được 27/63 UBND tỉnh, thành phố phân bổ theo Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP” (Quyết định số 2369/QĐ-TTg); 57 biên chế do 30/63 Sở Tư pháp chủ động điều chuyển từ nguồn biên chế hành chính và sự nghiệp của Sở Tư pháp; 117 biên chế kiêm nhiệm; 35 hợp đồng lao động.
- Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý LLTP: Việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý LLTP đã từng bước được Bộ Tư pháp, các bộ, ngành có liên quan và nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm. Tại địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị riêng hoặc cấp kinh phí mua sắm trong kinh phí hành chính hàng năm cho Sở Tư pháp. Tuy nhiên, việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị tại các Sở Tư pháp không đồng đều tùy thuộc vào tình hình của mỗi địa phương. Hiện nay, 62/63 Sở Tư pháp đã được trang bị máy móc, thiết bị, chỗ làm việc, văn phòng phẩm, bìa hồ sơ lưu trữ và các trang thiết bị khác cho công tác LLTP[4]; 42/63 Sở Tư pháp đã bố trí được kho, phòng lưu trữ hồ sơ LLTP riêng[5]; 20 Sở Tư pháp chưa được bố trí kho, phòng lưu trữ hồ sơ LLTP riêng hoặc là phải dùng chung với các bộ phận khác.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP: Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp đã xây dựng giáo trình đào tạo nghiệp vụ LLTP riêng cho cán bộ làm công tác LLTP. Giáo trình được biên tập, chỉnh lý cho từng lớp đào tạo, bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ LLTP tại thời điểm giảng dạy. Tính đến 30/6/2020, Bộ Tư pháp đã tổ chức 04 lớp đào tạo nghiệp vụ LLTP cho công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp trên toàn quốc với hơn 150 học viên. Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã tổ chức 08 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ LLTP, 06 lớp tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý LLTP cho công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp, đảm bảo cán bộ làm công tác LLTP được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về LLTP.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác LLTP: Tháng 9/2012, Bộ Tư pháp đã thực hiện triển khai phần mềm quản lý LLTP dùng chung cho các Sở Tư pháp. Đến tháng 11/2013, trước yêu cầu đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp đã tiếp tục xây dựng, triển khai phần mềm quản lý LLTP phiên bản cho Trung tâm và chuyển đổi dữ liệu LLTP từ phần mềm công cụ mà Trung tâm đang sử dụng sang phần mềm phiên bản mới. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp đã sử dụng các phần mềm nói trên để hỗ trợ cho công tác xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cấp phiếu LLTP, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu. Bên cạnh việc sử dụng phần mềm quản lý LLTP do Cục Công nghệ thông tin xây dựng, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin khác vào hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP như “Giải pháp tự động hóa công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu” nhằm giải quyết cơ bản khó khăn về nguồn nhân lực xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và chất lượng thông tin LLTP. Hiện nay, phần mềm này đang được thử nghiệm tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh.
Tại địa phương, bên cạnh việc 63/63 Sở Tư pháp đang sử dụng phần mềm quản lý LLTP dùng chung, một số Sở Tư pháp đã áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin khác như: Thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ “Một cửa điện tử”, bao gồm có hồ sơ cấp phiếu LLTP (Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh); mở thêm tài khoản đường truyền nội bộ (VIC) kết nối phục vụ cho công tác trao đổi hồ sơ giữa Sở Tư pháp với cơ quan công an trong việc tra cứu thông tin về án tích để cấp phiếu LLTP (Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau); xây dựng Đề án và thực hiện mua sắm thiết bị, phần mềm thuộc dự án ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó tạo điều kiện cho việc kết nối, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP giữa Sở Tư pháp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp khác được nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, giảm thời gian xử lý thông tin (Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang); ứng dụng phân hệ đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến trong công tác cấp phiếu LLTP, đồng thời, tích hợp với dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua bưu chính (Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa); thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh với phần mềm quản lý LLTP (Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai)…
1.2. Về công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thống nhất việc quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP theo hướng hiện đại, hiệu quả: Trên cơ sở quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, ngày 24/6/2014, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã ký Quyết định số 42/QĐ-TTLLTPQG ban hành quy chế về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Quyết định số 43/QĐ-TTLLTPQG ban hành quy chế mẫu về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại Sở Tư pháp. Trên cơ sở quy chế mẫu, đến ngày 30/6/2020, đã có 32/63 Sở Tư pháp ban hành quy chế quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại Sở Tư pháp.
- Việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP: Thực hiện nhiệm vụ phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, từ ngày 01/7/2010 đến 30/6/2020, Tòa án nhân dân các cấp cung cấp 1.911.073 thông tin[6], Tòa án Quân sự trung ương cung cấp 12.786 thông tin LLTP; cơ quan thi hành án dân sự cung cấp 1.136.831 thông tin[7].
- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP: Với nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước, tính đến ngày 30/6/2020, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã nhận được 2.117.293 thông tin LLTP do các cơ quan liên quan và Sở Tư pháp cung cấp. Trung tâm đã tiến hành xử lý 1.107.024 thông tin LLTP bằng giấy và 65.099 thông tin LLTP điện tử; cung cấp cho các Sở Tư pháp 547.391 thông tin LLTP. Tại địa phương, các Sở Tư pháp đã nhận được 6.502.317 thông tin LLTP; kiểm tra, phân loại 5.941.782 thông tin; lập LLTP và cập nhật thông tin LLTP bổ sung 3.838.442 thông tin; cung cấp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp khác 1.045.147 thông tin LLTP bằng giấy và điện tử theo quy định.
1.3. Công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp
Công tác cấp phiếu LLTP về cơ bản đáp ứng yêu cầu của người dân và thể hiện vai trò quan trọng của phiếu LLTP trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, trong hơn 10 năm qua, tính đến ngày 30/6/2020, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cấp 33.626 phiếu LLTP (bao gồm 16.381 phiếu LLTP số 1, 17.245 phiếu LLTP số 2), các Sở Tư pháp cấp 3.630.079 phiếu LLTP (bao gồm 2.457.731 phiếu LLTP số 1; 1.172.348 phiếu LLTP số 2). Số lượng phiếu LLTP cấp trong những năm gần đây ngày một tăng (năm 2019 gấp 05 lần so với năm 2011, gấp 2.5 lần so với năm 2015).
Sau hơn 05 năm thực hiện Đề án thí điểm cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến (được phê duyệt theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ), tính đến ngày 30/6/2020, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và 61/63 Sở Tư pháp đã triển khai phương thức cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính với 845.281 trường hợp; 55 Sở Tư pháp đã triển khai tiếp nhận hồ sơ trực tuyến với 268.739 trường hợp đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến; phương thức kết hợp đăng ký cấp phiếu trực tuyến, gửi hồ sơ và nhận phiếu qua bưu chính với 197.967 trường hợp. Đặc biệt, đã có 19 Sở Tư pháp[8] triển khai cho phép người dân nộp phí thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng theo Đề án. Việc triển khai các phương thức cấp phiếu mới theo Đề án trên đã giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại của người dân, đặc biệt là đối với những người dân ở cách xa trung tâm tỉnh hoặc đang ở nước ngoài, qua đó tạo ra sự thuận lợi cho người có yêu cầu cấp phiếu, góp phần cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Kể từ ngày 05/8/2020, việc thí điểm cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến theo Đề án trên sẽ kết thúc theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Công văn số 6417/VPCP-PL của Văn phòng Chính phủ. Việc cấp phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính sẽ được thực hiện theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; việc đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến sẽ được thực hiện theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
1.4. Hỗ trợ tra cứu, xác minh thông tin cho Sở Tư pháp để cấp phiếu lý lịch tư pháp
Trước thực trạng chậm thời hạn cấp phiếu LLTP vẫn còn diễn ra phổ biến và chiếm tỷ lệ cao tại hầu hết các Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia[9], Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời để khắc phục tình trạng chậm cấp phiếu tại Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, từ ngày 01/7/2014, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát - Bộ Công an (C53) nghiên cứu, thử nghiệm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP (gọi tắt là giải pháp “kiềng ba chân”) tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp. Ngay sau khi áp dụng giải pháp “kiềng ba chân”, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã giải quyết triệt để tình trạng chậm thời hạn cấp phiếu LLTP. Đối với các Sở Tư pháp, tính đến ngày 31/3/2019, đã có 45/63 Sở Tư pháp thực hiện giải pháp “kiềng ba chân” với 412.659 hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP được tra cứu, xác minh bằng giải pháp này.
Sau khi tiến hành sơ kết Quy chế số 01/QCPH-TTLLTPQG-C53, nhận thấy Sở Tư pháp hoàn toàn căn cứ vào tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP để xác định trường hợp nào cư trú tại 01 nơi, trường hợp nào cư trú tại nhiều nơi để hẹn trả kết quả cấp phiếu LLTP đồng thời phân loại để gửi Trung tâm và Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06) tra cứu. Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp khi làm tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP không ghi hoặc che dấu những nơi từng cư trú nhằm mục đích được cấp phiếu nhanh hơn hoặc che dấu quá trình tra cứu, xác minh của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi phạm tội ở nơi khác. Nhiều trường hợp tra cứu tại địa phương không có hồ sơ, tài liệu nhưng khi tra cứu tại Cục V06, Trung tâm Lý lịch tư pháp thì có tài liệu phạm tội ở nơi khác. Vì vậy, ngày 29/6/2018, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Cục V06 đã ký Quy chế số 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 nhằm thực hiện giải pháp “Xây dựng giải pháp kỹ thuật thực hiện Quy chế phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP” (Quy chế số 02). Tính từ ngày 01/4/2019 đến ngày 30/6/2020, toàn bộ 63/63 Sở Tư pháp đã triển khai Quy chế số 02. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh đã hỗ trợ tra cứu được 762.793 trường hợp, tăng tỷ lệ sớm hạn, đúng hạn trong cấp phiếu LLTP tại các Sở Tư pháp lên tới 97-98%. Việc triển khai Quy chế số 02 đã mang lại hiệu quả tích cực cho các Sở Tư pháp, thời hạn cấp phiếu LLTP được rút ngắn và chính xác, được các địa phương hoan nghênh, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước.
2. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp
2.1. Nguồn nhân lực đảm bảo hiệu quả hoạt động về lý lịch tư pháp còn thiếu và yếu về số lượng và chất lượng
Tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, cơ cấu tổ chức và biên chế được dự kiến cho hoạt động xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP tại Trung tâm. Chính vì vậy, các công việc quản lý nhà nước về LLTP giao cho Trung tâm đều được thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm, dẫn tới tình trạng quá tải về công việc, đặc biệt hiện nay Trung tâm còn đang thực hiện hỗ trợ tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP cho cả nước, với trung bình khoảng 2.700 thông tin/ngày. Tại nhiều Sở Tư pháp, bên cạnh việc thực hiện công tác LLTP, số biên chế này còn phải kiêm nhiệm nhiệm vụ của Phòng Hành chính tư pháp/Hành chính và Bổ trợ tư pháp. Tính đến ngày 30/6/2020, chỉ có 27/63 Sở Tư pháp có biên chế chuyên trách theo Quyết định số 2369/QĐ-TTg, 48/63 Sở Tư pháp sử dụng biên chế kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ. Chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP tại các địa phương chưa chuyên nghiệp, chưa có trình độ chuyên môn sâu do nhiều công chức, viên chức chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ LLTP. Một số địa phương chưa được bố trí chuyên trách làm công tác này, do vậy, việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ LLTP rất khó khăn. Trong đó, có địa phương thực tế sau khi cử người tham gia khóa đào tạo về nghiệp vụ LLTP, khi trở lại địa phương công tác thì không được bố trí làm công tác LLTP mà lại điều chuyển sang làm công việc khác do yêu cầu của thực tiễn công tác tư pháp tại địa phương. Hiện nay, cán bộ làm công tác LLTP của 18/63 Sở Tư pháp chưa qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ LLTP. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Tại các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Quốc phòng..., chưa có cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin nên việc thực hiện nhiệm vụ còn nhiều lúng túng.
2.2. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật Lý lịch tư pháp
Hiện nay, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP tại hầu hết các địa phương đã được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, đối với một số địa phương có lượng thông tin do các cơ quan cung cấp nhiều, số lượng biên chế có hạn nên vẫn để xảy ra tình trạng thông tin LLTP tồn đọng lớn. Tính đến ngày 30/6/2020, vẫn còn 168.528 thông tin LLTP chưa được tiếp nhận của 15 Sở Tư pháp, trong đó có 06 Sở Tư pháp[10] có lượng tồn đọng cao (chiếm tỷ lệ 90% so với số lượng tồn đọng của cả nước); 465.287 thông tin LLTP đã được tiếp nhận nhưng Sở Tư pháp chưa tiến hành lập LLTP, cập nhật thông tin LLTP bổ sung, trong đó có 11 Sở Tư pháp[11] chưa xử lý chiếm tỷ lệ cao (khoảng 86% so với số lượng tồn đọng của cả nước).
2.3. Công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp
Việc lạm dụng yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2 ngày càng tăng, chưa đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp và bí mật đời tư của cá nhân, ảnh hưởng đến tái hòa nhập cộng đồng của cá nhân. Các cơ quan như cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài yêu cầu phiếu LLTP số 2 khi xin thị thực nhập cảnh hoặc làm một số thủ tục khác tại cơ quan đại diện; một số cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và doanh nghiệp cũng yêu cầu cá nhân nộp phiếu LLTP số 2 để xin giấy phép an ninh hàng không, chứng khoán, xin việc làm... dẫn đến số lượng hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2 gia tăng. Nếu như thời gian đầu triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp hầu hết cá nhân chỉ yêu cầu cấp phiếu LLTP số 1 thì những năm gần đây, cá nhân yêu cầu cấp phiếu LLTP số 2 ngày càng tăng (từ năm 2015 trở về trước, tỷ lệ phiếu LLTP số 2 chỉ chiếm 1/5 so với phiếu LLTP số 1 thì những năm 2018, 2019, 2020 tỷ lệ phiếu LLTP số 2 đã chiếm tỷ lệ 1/2 so với phiếu LLTP số 1). Điều này đã ảnh hưởng tới quyền được pháp luật bảo đảm bí mật cá nhân (được quy định tại Hiến pháp năm 2013) và chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án, đặc biệt là những người đã được xóa án tích, gây khó khăn cho cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp lý.
Những trường hợp chậm thời hạn cấp phiếu LLTP chủ yếu rơi vào hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP để xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hiện nay, ngoài việc xác minh về tình trạng thi hành án, cơ quan cấp phiếu LLTP phải có trách nhiệm xác minh hành vi phạm tội mới, trong khi đó hầu hết các trường hợp này thường xác minh nhiều nơi, thời hạn xác minh kéo dài; cơ quan phối hợp tra cứu, xác minh thông tin không trả lời hoặc trả lời không có thông tin.
2.4. Sự phối hợp trong việc cung cấp, trao đổi, xác minh, tra cứu thông tin lý lịch tư pháp giữa các cơ quan xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ quan liên quan chưa hiệu quả
Hiện nay, việc cung cấp, trao đổi, tra cứu, xác minh thông tin về LLTP giữa các cơ quan quản lý dữ liệu LLTP và các cơ quan liên quan được thực hiện bằng phương thức gửi các bản sao hoặc bản gốc các quyết định, bản án, giấy chứng nhận chứa thông tin LLTP qua đường bưu điện hoặc bản scan các tài liệu trên qua mạng máy tính. Tuy nhiên, tại hầu hết các địa phương, việc cung cấp, trao đổi thông tin LLTP vẫn được thực hiện bằng phương pháp gửi giấy thủ công qua đường bưu điện. Việc cung cấp, cập nhật, xây dựng, bảo quản thông tin LLTP bằng giấy thủ công đã gây ra những trở ngại, khó khăn không nhỏ trong việc lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin LLTP. Bên cạnh đó, việc này cũng gây tốn kém không ít về mặt kinh phí và thời gian khi các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hoặc các cơ quan liên quan cung cấp thông tin cho nhau bằng cách gửi những giấy tờ này qua đường bưu điện. Ngoài ra, việc gửi các thông tin và lưu trữ thông tin bằng giấy có thể dẫn đến việc các loại giấy tờ này bị mất hoặc thất lạc, từ đó dẫn đến việc cơ sở dữ liệu LLTP thiếu sót, không được đầy đủ, qua đó, không đảm bảo được sự tối đa trong việc trợ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra, xét xử.
2.5. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp còn hạn chế
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại một số địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu về việc trao đổi, cung cấp thông tin LLTP điện tử. Các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin LLTP hầu hết chưa được ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Hiện nay, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thi hành án dân sự thực hiện cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hầu như dưới hình thức thủ công, dưới dạng văn bản giấy. Vì vậy, khi thông tin LLTP được gửi đến, Sở Tư pháp phải tiếp nhận, xử lý thông tin dưới dạng văn bản giấy, xử lý, cập nhật vào cơ sở dữ liệu LLTP điện tử và sắp xếp, lưu trữ các văn bản là nguồn thông tin để tạo lập cơ sở dữ liệu LLTP bằng giấy. Phần mềm quản lý LLTP vẫn phải thường xuyên nâng cấp, chỉnh sửa để phù hợp với các yêu cầu về quản lý chuyên môn nghiệp vụ LLTP.
3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác lý lịch tư pháp
3.1. Tăng cường hiệu quả của cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác lý lịch tư pháp
- Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Lý lịch tư pháp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP; đồng thời, đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị liên quan tại địa phương có sự quan tâm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động cung cấp thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp tại các địa phương để kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động LLTP, từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức trong triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp; kịp thời phát hiện những bất cập trong hoạt động LLTP và có giải pháp để khắc phục.
3.2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, biên chế của cơ quan quản lý lý lịch tư pháp từ trung ương đến địa phương; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp và công chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại các cơ quan có liên quan
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, bổ sung biên chế chuyên trách còn thiếu so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg hoặc có giải pháp nhằm bảo đảm đủ nhân lực thực hiện có hiệu quả công tác LLTP.
- Các Sở Tư pháp cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất chủ trương nhằm: Tăng cường nguồn nhân lực từ hợp đồng lao động hoặc điều chuyển cán bộ từ các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP; hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí nguồn nhân lực đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn sâu về LLTP.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP tại Sở Tư pháp và tại các cơ quan, đơn vị phối hợp tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin LLTP.
3.3. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tại Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và địa phương
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP.
- Các bộ, ngành có liên quan chủ trì xây dựng các đề án về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, Quốc phòng nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP.
- Các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất đầu tư kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP từ hệ thống Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, Quốc phòng, Thi hành án dân sự… phục vụ hoạt động xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP.
3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
- Xây dựng và triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP để khắc phục tình trạng tồn đọng thông tin LLTP, hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP ngày càng hoàn thiện, góp phần thực hiện có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về LLTP.
- Cần xúc tiến thiết lập đồng bộ hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin LLTP giữa các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin và cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trên môi trường mạng, hướng tới thông tin LLTP được chính thức trao đổi giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, các Sở Tư pháp với các cơ quan có liên quan được thực hiện dưới dạng điện tử.
- Thiết lập và thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu LLTP với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan (cơ sở dữ liệu của Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án dân sự, Thi hành án hình sự, hộ tịch)...
TS. Hoàng Quốc Hùng
Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia
Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia
[1]. Quyết định số 1532/QĐ-TTg ngày 23/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp.
[2]. Như: Công văn số 1959/BTP-HCTP ngày 30/6/2010 của Bộ Tư pháp về việc áp dụng quy định pháp luật liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp.
[3]. Công văn số 35-CV/BCS ngày 06/5/2011 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
[4]. Riêng tỉnh Sóc Trăng chưa có trang thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ công tác LLTP.
[5]. Bình Phước, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cà Mau, Bắc Giang Lạng Sơn, Long An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Bình, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Yên Bái, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Đồng Nai, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hậu Giang, Khánh Hòa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Kon Tum, Đồng Nai, Hà Nội.
[6]. Bao gồm 128.915 bản án, trích lục bản án có hiệu lực trước ngày 01/7/2010; 694.776 bản án, trích lục bản án có hiệu lực sau ngày 01/7/2010; 1.086.999 quyết định, giấy chứng nhận liên quan đến thi hành án và 383 quyết định tuyên bố phá sản.
[7]. Bao gồm giấy xác nhận kết quả thi hành án 174.878 thông tin, văn bản thông báo kết thúc thi hành án 132.843 thông tin; quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí… quyết định đình chỉ thi hành án 829.110 thông tin.
[8]. Bắc Kạn, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ, Đắk Nông, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lai Châu, Long An, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh.
[9]. Ngoài Cao Bằng, Hà Nam không chậm thời hạn cấp phiếu LLTP; Hà Tĩnh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Lai Châu và Nghệ An có tỷ lệ chậm dưới 1% thì các Sở Tư pháp còn lại đều bị chậm thời hạn cấp phiếu LLTP, cá biệt có 07 Sở Tư pháp có tỷ lệ chậm cao: Kon Tum: 62%; Nam Định: 39,2%; Ninh Thuận: 40,2%; Phú Yên: 41%; Quảng Ngãi: 59%; Tây Ninh: 39%; Thanh Hóa: 48,2%.
[10]. Đồng Nai: 30.000 thông tin; Hà Nội: 35.000 thông tin; Kiên Giang: 35.500 thông tin; Phú Thọ: 11.119 thông tin; Thái Nguyên: 23.354 thông tin; Thanh Hóa: 17.500 thông tin.
[11]. Bắc Giang: 32.863 thông tin; Gia Lai: 35.845 thông tin; Khánh Hòa: 39.776 thông tin; Kiên Giang: 34.431 thông tin; Lâm Đồng: 12.655 thông tin; Nghệ An: 25.534 thông tin; Phú Thọ: 11.171 thông tin; Thái Bình: 14.963 thông tin; Hồ Chí Minh: 142.518 thông tin (chiếm gần 1/3 so với cả nước); Vĩnh Long: 16.284 thông tin; Vĩnh Phúc: 20.864 thông tin.