Thứ năm 19/06/2025 11:33
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Truyền thông và tội phạm

Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra một cách chính xác, truyền thông tác động thế nào đến tội phạm, tích cực hay tiêu cực, tác dụng răn đe, phòng ngừa hay khuyến khích và cung cấp các thủ đoạn phạm tội.

Có thể truyền thông là con dao hai lưỡi, phụ thuộc vào cách tiếp cận và diễn giải vấn đề, nhân văn, hướng thiện hay giật gân câu khách. Có một thực tế rằng, thế giới tội phạm luôn luôn là chủ đề nóng bỏng của truyền thông, khai thác mãi mà không hề vơi cạn. Nó “hot” đến nỗi, đưa tin, viết bài, bình luận,… các vụ án vừa xảy ra còn nóng hổi đã đành, mà các nhân vật “cộm cán giang hồ” mồ đã xanh cỏ từ lâu vẫn bị (hay được) báo chí tiếp tục khai quật, làm sống lại thời oanh liệt của những tên trùm tội phạm.

Một sự kiện vừa xảy ra thu hút hầu hết các tờ báo lao vào săn tin. Đó là vụ hơn trăm cảnh sát vây bắt hai trùm giang hồ đất Kinh Bắc khoác áo doanh nhân. Điều đáng nói và đáng quan tâm là, hai nghi can bị bắt bởi có những hành vi xã hội đen có tổ chức là “cưỡng đoạt tài sản” và “tàng trữ vũ khí trái phép” này không phải là những người xa lạ với giới truyền thông, thậm chí còn gần gũi, quen thuộc và không ít lần báo chí đã đánh bóng tên tuổi cho họ. Chính nhờ truyền thông, họ đã nổi tiếng trước khi các hành vi phạm pháp bị phanh phui và họ càng nổi tiếng hơn sau khi bị bắt cũng nhờ truyền thông.

Trường hợp của Hưng “sóc” từ lâu đã được tạo dựng thành hình ảnh đáng khâm phục của một tội phạm hoàn lương. Đã có hàng trăm bài báo của các tờ báo khác nhau ca ngợi hành động, nghĩa cử của vị Trưởng thôn xuất thân trộm cắp, nay đã “rửa tay gác kiếm” biết làm giàu cho bản thân, sống có ích cho xã hội, là công dân mẫu mực, người có nhiều cống hiến cho cộng đồng, một tấm gương về lòng thiện nguyện, đóng góp công sức, tiền của xây chùa tích đức,… Rất nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp chính quyền, đoàn thể càng làm cho cánh nhà báo yên tâm mà ca ngợi vì đã có “chứng chỉ” bảo lãnh. Và như một hiệu ứng qua lại, báo chí viết bài vinh danh thì lại là cơ sở cho các cấp chính quyền, đoàn thể tiếp tục khen tặng, ghi công trên cơ sở của các… bài báo. Điển hình và là đỉnh điểm cho sự tác động qua lại của truyền thông và danh hiệu là việc Nguyễn Thành Hưng được nhận danh hiệu: “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo Trung ương trao tặng vào năm 2013. Khởi thủy việc này là cuộc thi viết về nhân tố mới do truyền thông phát động, kết thúc cuộc thi thì không những tác giả được trao giải, mà nhân vật trong tác phẩm của họ cũng được vinh danh. Từ một cuộc thi với chủ đề “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” đã trở thành một danh hiệu phong cho một con người cụ thể chỉ trong thời gian rất ngắn, vượt khỏi giới hạn, khuôn khổ của một cuộc thi, một danh hiệu rất to tát, mang tầm cả một thời đại nghiễm nhiên “trình làng” mà không cần đến các thang bậc danh hiệu chính thức được Nhà nước công nhận. Vinh danh rồi, “nhân tố mới” thực chất là một tên trùm xã hội đen, làm thế nào bây giờ?! Trách nhiệm của những người vinh danh “xã hội đen” đến đâu, pháp luật điều chỉnh hành vi này như thế nào ?

Tương tự như chiến hữu Hưng “sóc”, đại ca Minh cũng không ít lần được vinh danh, Công ty Đại An của ông ta từng được công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc”, bản thân ông cũng nhận được nhiều sự tưởng thưởng xứng đáng với sự đóng góp cho Ngành Thuế cũng như phát triển môn võ ngay tại công ty cho công nhân của mình và quan chức ở ngoài thụ giáo. Ông ta cũng biết làm tốt công tác truyền thông để làm bình phong che chắn cho những tội ác của mình. Liệu nhị vị đại ca xứ Kinh Bắc này lộ diện là những trùm giang hồ thứ thiệt có gây ra một cuộc khủng hoảng truyền thông như trước đây Trương Văn Cam đã gây ra cho giới báo chí, làm tổn thất đáng kể cho danh dự, uy tín của báo chí khi trót bảo vệ và tôn vinh tội phạm. Thậm chí, còn đẩy vị trưởng thượng của làng báo Việt Nam vào tình trạng thân bại danh liệt, chịu án tù đầy!

Hiện tượng hành xử theo kiểu giang hồ, hoạt động theo băng nhóm xã hội đen có tổ chức đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong thời gian gần đây. Những vụ đã lộ ra ánh sáng như vụ giết người trên xe ô tô, cạnh trụ sở Bộ Công an, trên đường Phạm Văn Đồng có sự tham gia của Phó Ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy; vụ bảo kê cho lữ đoàn xe tải trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai mà Bộ trưởng Bộ Giao thông gọi đích danh là hành vi xã hội đen; vụ giang hồ đất Cảng trỗi dậy với những vụ thanh toán đẫm máu; các thế lực đằng sau việc khai thác cát, khoáng sản; các vụ bắt cóc, tống tiền, đòi nợ thuê,… của những băng nhóm chuyên nghiệp,… là một thực tế khiến nhiều người lo ngại, đe dọa trực tiếp đến trật tự trị an xã hội và cuộc sống yên lành của người dân.

Vai trò và trách nhiệm của truyền thông là cảnh báo tội phạm, lên án cái ác, phanh phui các hành vi sai trái, khơi gợi cái thiện, kêu gọi mọi người đồng lòng chống lại sự đen tối, bất công,… chứ không phải thích thú với các tình tiết thú tính nảy nở trong tế bào tội phạm rồi truyền bá cho đồng bào thích thú theo. Cái vụ Lê Văn Luyện được báo chí phản ánh chi tiết đến mức xuất hiện nhiều trẻ vị thành niên tự hào khoe mình là “đàn em Lê Văn Luyện”. Chỉ nội việc này thôi cũng đủ để có một cái nhìn xác đáng về mối quan hệ giữa truyền thông và tội phạm đang diễn biến như thế nào!

Bình Sơn

Ảnh: ST

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Triển khai tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ

Đây là một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại phiên họp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai Thông báo kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Ngày 17/6/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP

Sáng 16/6, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06/CP chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đồng chủ trì phiên họp.
Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại Đại hội Chi bộ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức ngày 16/6/2025.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Sáng ngày 14/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tháo gỡ "nút thắt" về thể chế mở đường cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 12/6/2025, đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đối thoại với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên quan về các quy định pháp luật có vướng mắc, bất cập và kiến nghị xử lý nhằm tháo gỡ “nút thắt” thể chế cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính và đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính đồng chủ trì Hội thảo.
Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Đại hội Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm

Chiều 12/6/2025, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bộ Tư pháp triển khai xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Chiều ngày 12/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với các đơn vị có liên quan về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197/2025/QH15).
Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Cần điều chỉnh những tiêu chí để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm bảo mật thông tin về cá nhân

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 11/6/2025.
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 11/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Thiết lập cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Ngày 10/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì phiên họp.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sản phẩm báo chí trên không gian mạng

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) ngày 09/6/2025. Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình đồng chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị

Ngày 09/6/2025, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về Đề án “Nghiên cứu xây dựng chế định luật sư công trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội thảo. Đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.
Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, thuận lợi, khả thi đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, thuận lợi, khả thi đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Đây là một trong những nội dung được trao đổi, thảo luận tại cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 06/6/2025. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Soạn thảo và đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Thường trực đồng chủ trì cuộc họp.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm