Thứ năm 19/06/2025 10:59
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Tư pháp các tỉnh phía Nam: Tích cực phối hợp triển khai Đề án 06

Về việc thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), các Sở Tư pháp đã tích cực cùng cơ quan Công an tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được các Sở Tư pháp khu vực phía Nam chủ động hướng dẫn thực hiện thống nhất, đảm bảo quy định pháp luật.

Hiệu quả của công tác phối hợp

Về việc thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), các Sở Tư pháp đã tích cực cùng cơ quan Công an tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Tại Kiên Giang, Sở Tư pháp cũng chủ động phối hợp với cơ quan Công an trong việc xử lý một số vướng mắc trong tiếp nhận số định danh cá nhân khi cập nhật dữ liệu khai sinh vào Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử như: xử lý sai lệch thông tin giữa Giấy khai sinh và thông tin của cư dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đăng ký cư trú đối với những trường hợp Giấy khai sinh chưa có số định danh cá nhân.

Tương tự, ở Vĩnh Long, Sở Tư pháp cũng phối hợp với Công an tỉnh tham gia góp ý dự thảo Quy chế hoạt động Tổ Công tác thực hiện Đề án 06. Theo dự thảo Quy chế hoạt động Tổ Công tác, các thành viên Tổ có trách nhiệm tham mưu giúp Tổ trưởng về các nhiệm vụ tại Đề án phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh…

Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, số hoá Sổ hộ tịch và việc sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp. Sở Tư pháp cũng đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai và vận hành việc kết nối giữa Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đối với Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp trong giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử và đăng ký kết hôn.

Ở Khánh Hoà, hiện nay tỉnh cũng đã thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với 03 thủ tục: đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, Liên thông đăng ký khai sinh đăng ký thường trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế chi trẻ em dưới 6 tuổi. Đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh (nhưng chưa tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia) đối với thủ tục Liên thông đăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí.

Việc sử dụng, khai thác hệ thống thông tin hộ tịch hiện nay đã đi vào ổn định; góp phần đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lý tránh trùng lắp trong việc đăng ký các sự kiện hộ tịch. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin hộ tịch còn giúp các cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện việc thống kế số liệu một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ thông tin.

Kết quả, trong 03 tháng đầu năm 2022, các cơ quan tư pháp trong khu vực đã thực hiện đăng ký khai sinh 266.848 trường hợp, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài 680 trường hợp; đăng ký khai tử 87.503 trường hợp, đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài 122 trường hợp; đăng ký kết hôn 73.543 cặp và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.140 cặp.

Về quốc tịch, các Sở Tư pháp tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong quý I, có 7 địa phương đã tiếp nhận, phối hợp tra cứu và trả kết quả yêu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam cho 53 hồ sơ, 05 địa phương đã tiến hành ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh việc thôi quốc tịch Việt Nam cho 108 trường hợp; 7 tỉnh giáp với biên giới khu vực phía Nam đã thực hiện rà soát người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam.

Về chứng thực, các địa phương đã triển khai Thông tư 01/2020/TT-BTP, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức tư pháp cơ sở. Một số Sở Tư pháp có video hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nói chung và thủ tục cấp bản sao điện tử từ bản chính nói riêng.

Cung cấp dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch

Bên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiện vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện, cập nhật đầy đủ, kết nối liên thông đồng bộ trên toàn quốc, để chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. Trong khu vực có TP Hồ Chí Minh đã số hoá được 100% khối lượng tài liệu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ… cập nhật được trên 80% của giai đoạn 3. Các địa phương khác như Kiên Giang, Ninh Thuận, Bến Tre kết quả đạt được còn hạn chế do kinh phí được cấp chưa đủ, chưa triển khai được.

Việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch được Sở Tư pháp các địa phương quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi số; tính chuyên môn hoá chưa cao, trình độ năng lực và chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; công chức thiếu tính ổn định, thường xuyên thay đổi và kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến tình trạng công việc bị “quá tải”, tồn đọng nhiều dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả giải quyết công việc. Cán bộ thực hiện hỗ trợ kết nối giữa Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh với Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp còn nhiều lúng túng.

Ngoài ra, trang bị máy vi tính, kết nối mạng Internet, máy in, máy scan phục vụ riêng cho công tác hộ tịch được quan tâm thực hiện nhưng từng lúc, từng nơi vẫn chưa đảm bảo; việc kết nối mạng Internet tại các địa phương đã được thực hiện nhưng đôi lúc đường truyền bị hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Việc đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân cũng gặp không ít khó khăn do đường truyền kết nối giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an thường xuyên bị lỗi, mất kết nối nên chưa lấy được số định danh cá nhân cho trẻ em tại thời điểm đăng ký khai sinh.

Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh việc tích hợp, chia sẻ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến dân cư phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, ngành Tư pháp cũng như các bộ, ngành, địa phương cần chủ động và tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp; bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong việc đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân của công dân.

Sở Tư pháp các địa phương tiếp tục chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan hoàn thành triển khai dịch vụ công thiết yếu các thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh. Thực hiện số hoá và tái sử dụng kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giiar quyết thủ tục hành chính.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đề án 06; nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết kịp thời những vấn đề mới, phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ nhằm kịp thời trao đổi, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, từ đó có hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới được tốt hơn.

Bộ Tư pháp cần thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ phần mềm hộ tịch cho đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch; quan tâm bố trí ổn định đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch đạt chuẩn về trình độ chuyên môn cũng như quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Tư pháp – Hộ tịch tại các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn hiện nay, nhằm mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 – 2030.

P.Mai
(Theo Báo pháp luật Việt Nam điện tử)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

​Tổng Bí thư ký ban hành QĐ chức năng, nhiệm vụ... của BCĐ TW về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Quyết định 197 của Bộ Chính trị, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất”, các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thông cáo báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam

Thông cáo báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, Hội Luật gia Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm để ôn lại truyền thống vẻ vang và chặng đường xây dựng và trưởng thành đáng tự hào của Hội.
Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại Trường Trung học cơ sở Độc Lập: Kết nối và phát huy tinh thần đoàn kết

Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại Trường Trung học cơ sở Độc Lập: Kết nối và phát huy tinh thần đoàn kết

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng ngày 24/3/2025, Trường Trung học cơ sở Độc Lập, thành phố Thái Nguyên đã tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”.
HỘI THẢO KHOA HỌC “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định” - Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025)

HỘI THẢO KHOA HỌC “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định” - Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025)

Nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre, ngày 15/3/2025, tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”.
Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện sinh hoạt chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025)

Công đoàn Bộ Tư pháp thực hiện sinh hoạt chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025)

Nhân kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025), Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Thi hành án dân sự và Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên đề giáo dục truyền thống và dâng hương tại chuỗi di tích lịch sử của tỉnh Hưng Yên.
Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho đoàn viên công đoàn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho đoàn viên công đoàn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thực hiện chủ trương chung của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Bộ Tư pháp về việc chăm lo tết cho đoàn viên, nhằm động viên đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tư pháp nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ và theo Kế hoạch số 151/KH-CĐBTP ngày 12/11/2024 của Công đoàn Bộ Tư pháp, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” gặp mặt đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức khó khăn nhân dịp Tết Ất Tỵ và tròn 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025).
10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

Ngày 31/12/2024, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2596/QĐ-BTP về việc phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học

Sáng 30/12, dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Gặp mặt trí thức, nhà khoa học năm 2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới.
“Gặp gỡ người lính giữa đời thường”

“Gặp gỡ người lính giữa đời thường”

Hình ảnh người lính Quân đội nhân dân Việt Nam từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự anh dũng, gan dạ, mưu trí, luôn sẵn sàng “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Trong thời bình, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” lại hiện lên như tấm gương cho những con người mới có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những giá trị nhân văn sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong di chúc của Người.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh y lỗi lạc trong nền y học dân tộc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh y lỗi lạc trong nền y học dân tộc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là Đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về y đức. Tư tưởng Lê Hữu Trác không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nền y học cổ truyền Việt Nam mà còn tiếp tục có giá trị trong cả y học hiện đại ngày nay. Những triết lý của ông về y đức, y lý, y thuật không chỉ là kim chỉ nam cho ngành y cổ truyền mà còn là những nguyên tắc cốt lõi mà y học hiện đại đang hướng tới. Những tác phẩm của ông không chỉ là tài liệu y học quý giá mà còn là những giá trị, bài học về đạo đức, trách nhiệm và lòng nhân ái của người thầy thuốc.
34 tác phẩm xuất sắc được trao giải Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

34 tác phẩm xuất sắc được trao giải Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Ngày 11/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - Lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5600/VPCP-KGVX ngày 06/7/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án Giải thưởng Sách Quốc gia và quyết định triển khai Giải thưởng Sách Quốc gia từ năm 2017. Qua sáu lần tổ chức, đến nay, Giải thưởng Sách Quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao, góp phần quan trọng đưa sách đến được với bạn đọc, lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, những giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo

Sáng 9/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi)
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tiên phong phát triển Dự án hệ thống giám sát bằng trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tiên phong phát triển Dự án hệ thống giám sát bằng trí tuệ nhân tạo

Trong bối cảnh hiện nay, khi an ninh và quản lý trở thành yếu tố then chốt tại các cơ sở giáo dục, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hệ thống giám sát. Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2024, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã hợp tác với Turbo Solutions để triển khai Hệ thống giám sát bằng trí tuệ nhân tạo trong khuôn viên trường, nâng cao khả năng giám sát, quản lý với độ chính xác và hiệu quả vượt trội. Hệ thống giám sát bằng trí tuệ nhân tạo không chỉ là một bước tiến trong việc bảo vệ an ninh trường học mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong việc chuyển đổi số toàn diện.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm