Việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực cũng như thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định 04 trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần, bao gồm: “1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
Trên thực tế, có rất nhiều tình huống khi áp dụng quy định tại Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì người/cơ quan áp dụng pháp luật không tránh khỏi sự lúng túng, khó khăn trong việc xác định văn bản hết hiệu lực thuộc trường hợp nào. Cụ thể trong một số trường hợp điển hình sau đây:
1. Đối với trường hợp hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản
Không có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể thời hạn hết hiệu lực trong văn bản mà phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn việc xác định thời điểm (ngày) có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, lại chưa có quy định cụ thể để xác định thời điểm (ngày) hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để xác định trường hợp nào là “hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản” cũng không phải là vấn đề đơn giản.
Ví dụ như, ngày 01/02/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh A ban hành Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh A; ngày 01/12/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh A ban hành Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND quy định giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh A. Cả hai trường hợp này, tại điều khoản về hiệu lực thi hành của văn bản chỉ quy định thời điểm có hiệu lực của văn không có nội dung quy định về thời điểm hết hiệu lực của văn bản. Trong quá trình áp dụng, việc xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản có hai luồng quan điểm như sau: (i) Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, thời điểm hết hiệu lực của văn bản trong hai trường hợp này đã được xác định ngay trong văn bản, cụ thể đối với Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND, văn bản này chỉ áp dụng trong giai đoạn 2016 – 2018, do đó, văn bản này chỉ có hiệu lực đến ngày 31/12/2018; đối với Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND, văn bản này quy định giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2019, do đó, văn bản này chỉ có hiệu lực đến ngày 31/12/2019; (ii) Luồng quan điểm thứ hai cho rằng, hiệu lực thi hành của văn bản phải được xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực của văn bản, cho nên, trường hợp “hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản” thì trong văn bản phải quy định cụ thể ngày, tháng, năm hết hiệu lực của văn bản.
2. Đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực
Tình huống thứ nhất, ngày 10/8/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 71/2018/TT-BTC quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018 và Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Tại Điều 33 Thông tư số 71/2018/TT-BTC quy định, tiếp tục giao cho Hội đổng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước của địa phương. Tuy nhiên, phần lớn ở các địa phương, kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh diễn ra vào khoảng nửa đầu tháng 12/2018, do đó, một số địa phương “không kịp” xây dựng và trình Hội đồng nhân dân tại kỳ họp này thông qua nghị quyết quy định chi tiết mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước của địa phương. Trên thực tế, ở địa phương vẫn xác định trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định chế độ chi tiêu (mức chi cụ thể) đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn của địa phương - Nghị quyết quy định chi tiết Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thì Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018 (áp dụng quy định khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản), nếu địa phương chưa kịp ban hành nghị quyết mới quy định chi tiết Thông tư số 71/2018/TT-BTC, thì sẽ áp dụng mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước của địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư số 71/2018/TT-BTC.
Tình huống thứ hai, ngày 26/7/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 61/2018/TT-BTC quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao, Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2018 và thay thế Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 07/11/2011 của liên Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao.
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 61/2018/TT-BTC quy định “Căn cứ mức chi quy định tại Thông tư này và khả năng cân đối nguồn ngân sách của địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thuộc địa phương quản lý (trong đó bao gồm cả đội tuyển cấp huyện) phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và đảm bảo theo quy định hiện hành”. Tuy nhiên, Thông tư này lại không có quy định hướng dẫn đối với trường hợp địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể theo quy định về nội dung và mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC thì thực hiện như thế nào. Trên thực tế áp dụng văn bản, có hai luồng quan điểm: (i) Luồng quan điểm thứ nhất, kể từ ngày 15/8/2018, văn bản quy phạm pháp luật của địa phương quy định chi tiết Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL sẽ hết hiệu đồng thời với Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL, trường hợp địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể theo quy định về nội dung và mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC thì sẽ áp dụng trực tiếp quy định về nội dung chi, mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC; (ii) Luồng quan điểm thứ hai lại cho rằng, Thông tư số 61/2018/TT-BTC giao cho địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết mức chi áp dụng tại địa phương, do đó, trường hợp địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể theo quy định về nội dung và mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC thì địa phương vẫn sẽ áp dụng văn bản của địa phương quy định chi tiết Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL, văn bản của địa phương quy định chi tiết Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL sẽ không hết hiệu lực đồng thời với Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì phải trên cơ sở quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì hiện nay, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể trong việc xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong một số lĩnh vực cụ thể việc hướng dẫn áp dụng văn bản pháp luật khác nhau, chẳng hạn như trường hợp quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC và Thông tư số 61/2018/TT-BTC nói trên; hoặc trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;… dẫn đến việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật nói chung cũng như việc xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật nói riêng vẫn chưa có sự thống nhất. Hy vọng rằng, quá trình hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ khắc phục được vấn đề này.
Trên thực tế, có rất nhiều tình huống khi áp dụng quy định tại Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì người/cơ quan áp dụng pháp luật không tránh khỏi sự lúng túng, khó khăn trong việc xác định văn bản hết hiệu lực thuộc trường hợp nào. Cụ thể trong một số trường hợp điển hình sau đây:
1. Đối với trường hợp hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản
Không có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể thời hạn hết hiệu lực trong văn bản mà phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn việc xác định thời điểm (ngày) có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, lại chưa có quy định cụ thể để xác định thời điểm (ngày) hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để xác định trường hợp nào là “hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản” cũng không phải là vấn đề đơn giản.
Ví dụ như, ngày 01/02/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh A ban hành Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh A; ngày 01/12/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh A ban hành Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND quy định giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh A. Cả hai trường hợp này, tại điều khoản về hiệu lực thi hành của văn bản chỉ quy định thời điểm có hiệu lực của văn không có nội dung quy định về thời điểm hết hiệu lực của văn bản. Trong quá trình áp dụng, việc xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản có hai luồng quan điểm như sau: (i) Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, thời điểm hết hiệu lực của văn bản trong hai trường hợp này đã được xác định ngay trong văn bản, cụ thể đối với Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND, văn bản này chỉ áp dụng trong giai đoạn 2016 – 2018, do đó, văn bản này chỉ có hiệu lực đến ngày 31/12/2018; đối với Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND, văn bản này quy định giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2019, do đó, văn bản này chỉ có hiệu lực đến ngày 31/12/2019; (ii) Luồng quan điểm thứ hai cho rằng, hiệu lực thi hành của văn bản phải được xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực của văn bản, cho nên, trường hợp “hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản” thì trong văn bản phải quy định cụ thể ngày, tháng, năm hết hiệu lực của văn bản.
2. Đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực
Tình huống thứ nhất, ngày 10/8/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 71/2018/TT-BTC quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018 và Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Tại Điều 33 Thông tư số 71/2018/TT-BTC quy định, tiếp tục giao cho Hội đổng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước của địa phương. Tuy nhiên, phần lớn ở các địa phương, kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh diễn ra vào khoảng nửa đầu tháng 12/2018, do đó, một số địa phương “không kịp” xây dựng và trình Hội đồng nhân dân tại kỳ họp này thông qua nghị quyết quy định chi tiết mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước của địa phương. Trên thực tế, ở địa phương vẫn xác định trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định chế độ chi tiêu (mức chi cụ thể) đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn của địa phương - Nghị quyết quy định chi tiết Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thì Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018 (áp dụng quy định khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản), nếu địa phương chưa kịp ban hành nghị quyết mới quy định chi tiết Thông tư số 71/2018/TT-BTC, thì sẽ áp dụng mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước của địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư số 71/2018/TT-BTC.
Tình huống thứ hai, ngày 26/7/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 61/2018/TT-BTC quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao, Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2018 và thay thế Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 07/11/2011 của liên Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao.
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 61/2018/TT-BTC quy định “Căn cứ mức chi quy định tại Thông tư này và khả năng cân đối nguồn ngân sách của địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thuộc địa phương quản lý (trong đó bao gồm cả đội tuyển cấp huyện) phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và đảm bảo theo quy định hiện hành”. Tuy nhiên, Thông tư này lại không có quy định hướng dẫn đối với trường hợp địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể theo quy định về nội dung và mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC thì thực hiện như thế nào. Trên thực tế áp dụng văn bản, có hai luồng quan điểm: (i) Luồng quan điểm thứ nhất, kể từ ngày 15/8/2018, văn bản quy phạm pháp luật của địa phương quy định chi tiết Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL sẽ hết hiệu đồng thời với Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL, trường hợp địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể theo quy định về nội dung và mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC thì sẽ áp dụng trực tiếp quy định về nội dung chi, mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC; (ii) Luồng quan điểm thứ hai lại cho rằng, Thông tư số 61/2018/TT-BTC giao cho địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết mức chi áp dụng tại địa phương, do đó, trường hợp địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể theo quy định về nội dung và mức chi tại Thông tư số 61/2018/TT-BTC thì địa phương vẫn sẽ áp dụng văn bản của địa phương quy định chi tiết Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL, văn bản của địa phương quy định chi tiết Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL sẽ không hết hiệu lực đồng thời với Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì phải trên cơ sở quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì hiện nay, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể trong việc xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong một số lĩnh vực cụ thể việc hướng dẫn áp dụng văn bản pháp luật khác nhau, chẳng hạn như trường hợp quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC và Thông tư số 61/2018/TT-BTC nói trên; hoặc trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;… dẫn đến việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật nói chung cũng như việc xác định thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật nói riêng vẫn chưa có sự thống nhất. Hy vọng rằng, quá trình hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ khắc phục được vấn đề này.
Lương Thị Thảo
Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai
Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai