1. Vai trò, ý nghĩa của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên Việt Nam (Hội Công chứng viên, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam)
Hoạt động công chứng trong những năm qua đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, ổn định kinh tế - xã hội. Việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển tổ chức và hoạt động của công chứng:
- Góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng từ Trung ương tới địa phương, thực hiện có hiệu quả tốt hơn nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng.
- Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là đầu mối thống nhất đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Hội công chứng viên, các công chứng viên, đặc biệt là góp phần bảo đảm cho công chứng viên thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam sẽ trở thành chỗ dựa tin cậy của các công chứng viên trong phạm vi cả nước. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm phát triển đội ngũ công chứng viên ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, đồng thời, tạo điều kiện cho công chứng viên hành nghề chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.
- Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là cấu nối giữa công chứng viên với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, mở rộng giao lưu giữa công chứng Việt Nam với công chứng của các nước trên thế giới và trong khu vực. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong phạm vi cả nước, có vai trò hỗ trợ chính cho các thành viên của mình trong việc giao lưu, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài.
2. Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên Việt Nam
2.1. Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành - cơ sở pháp lý thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng năm 2014, tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, trong đó quy định tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản được thành lập ở cấp tỉnh và cấp Trung ương để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên. Ngày 15/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (Nghị định số 29/2015/NĐ-CP). Tại Mục 2, Chương IV của Nghị định đã giao “Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và tổ chức thực hiện Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Nghị định này cũng quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
2.2. Xây dựng Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Thi hành Luật Công chứng năm 2014, ngày 02/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam với các mục tiêu xây dựng Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là đầu mối thống nhất về hoạt động tự quản nghề nghiệp của các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi cả nước và thực hiện các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, chất lượng hành nghề công chứng; tạo cơ sở pháp lý để tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát triển nghề công chứng, quản lý tổ chức, hoạt động công chứng trong điều kiện tiếp tục thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, bảo đảm nghề công chứng phát triển ổn định, bền vững và đại diện cho các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi cả nước trong hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định; thông tin, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ trong hành nghề công chứng giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm học hỏi kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh, vai trò của công chứng Việt Nam với bạn bè trong khu vực và quốc tế.
Về địa vị pháp lý, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam, đại diện cho các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP.
Hội viên của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam do Điều lệ Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam quy định.
Hoạt động của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tổ chức, hoạt động hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, để kiện toàn tổ chức, giúp Hiệp hội thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội trong việc đôn đốc thành lập Hội đối với các địa phương chưa thành lập Hội công chứng viên; tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng và sẽ bàn giao lại khi Hiệp hội có đủ khả năng để tự đảm đương.
2.3. Thành lập Hội công chứng viên tại các địa phương
Trên cơ sở các hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc của Bộ Tư pháp, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến nay đã có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước thành lập được Hội công chứng viên. Các Hội công chứng viên đã tích cực trong việc tự quản, tham gia vào những công việc ở địa phương cũng như một số sự kiện lớn của công chứng Việt Nam như gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, đăng cai tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 3 của Liên minh Công chứng Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Hội nghị lần thứ 3 của Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh Công chứng Quốc tế tại tỉnh Quảng Ninh, tham dự các hội nghị của Liên minh Công chứng Quốc tế...1. Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định: “Hội viên của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công chứng viên”. Do vậy, với việc thành lập các Hội công chứng viên tại các địa phương là cơ sở thực tiễn cho việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
3. Một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, ngày 01/8/2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1224/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Theo đó, để bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất và tập trung việc thực hiện các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) bao gồm đại diện Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, các cơ quan, tổ chức có liên quan; Ban vận động thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam để thực hiện các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất (Đại hội thành lập Hiệp hội). Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo lập Ban vận động khẩn trương tiến hành các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội, cụ thể:
Một là, soạn thảo Điều lệ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, văn bản quan trọng điều chỉnh toàn diện các quan hệ của tổ chức công chứng ở Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chế độ tự quản của các Hội công chứng viên, các công chứng viên trong phạm vi cả nước, góp phần xây dựng, phát triển nghề công chứng ở Việt Nam, xây dựng đội ngũ công chứng viên vững mạnh về nghiệp vụ chuyên môn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc soạn thảo Điều lệ, ngay sau khi được thành lập, Ban vận động đã khẩn trương tổ chức việc soạn thảo Điều lệ với tinh thần trách nhiệm cao. Trên cơ sở tập trung trí tuệ của các công chứng viên, Hội công chứng viên trong cả nước tại cuộc họp, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến về những nội dung quan trọng của dự thảo Điều lệ, Ban vận động đã tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Điều lệ báo cáo Ban Chỉ đạo cho ý kiến trước khi trình Đại hội.
Hai là, soạn thảo Báo cáo chính trị: Báo cáo chính trị trình Đại hội gồm các nội dung về quá trình hình thành và phát triển tổ chức, hoạt động công chứng ở Việt Nam; những nét cơ bản về tình hình tổ chức, hoạt động công chứng ở Việt Nam hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổ chức, hoạt động công chứng trong nhiệm kỳ đầu tiên. Báo cáo chính trị cũng đã được đưa ra lấy ý kiến tại các hội thảo, tọa đàm và nhận được ý kiến đóng góp chính thức của các công chứng viên.
Ba là, hướng dẫn các Hội công chứng viên tổ chức bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất, đóng góp ý kiến vào dự thảo Điều lệ và dự thảo Báo cáo chính trị.
Bốn là, công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội được thực hiện kỹ lưỡng trên nguyên tắc tập trung, dân chủ và công khai. Các thành viên Ban vận động đã lựa chọn và giới thiệu các công chứng viên tiêu biểu để tham gia danh sách ứng cử viên của Hội đồng công chứng viên toàn quốc; xây dựng dự thảo Quy chế bầu ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc nhiệm kỳ I, dự thảo Quy chế bầu ủy viên Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo khác của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam nhiệm kỳ I.
Năm là, Ban vận động đã xây dựng Đề án tổ chức Đại hội, Đề án nhân sự, Quy chế bầu ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam; chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức Đại hội; xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền để phục vụ Đại hội.
Hoạt động công chứng trong những năm qua đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, ổn định kinh tế - xã hội. Việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển tổ chức và hoạt động của công chứng:
- Góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng từ Trung ương tới địa phương, thực hiện có hiệu quả tốt hơn nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng.
- Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là đầu mối thống nhất đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Hội công chứng viên, các công chứng viên, đặc biệt là góp phần bảo đảm cho công chứng viên thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam sẽ trở thành chỗ dựa tin cậy của các công chứng viên trong phạm vi cả nước. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm phát triển đội ngũ công chứng viên ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, đồng thời, tạo điều kiện cho công chứng viên hành nghề chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.
- Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là cấu nối giữa công chứng viên với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, mở rộng giao lưu giữa công chứng Việt Nam với công chứng của các nước trên thế giới và trong khu vực. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong phạm vi cả nước, có vai trò hỗ trợ chính cho các thành viên của mình trong việc giao lưu, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài.
2. Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên Việt Nam
2.1. Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành - cơ sở pháp lý thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng năm 2014, tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, trong đó quy định tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản được thành lập ở cấp tỉnh và cấp Trung ương để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên. Ngày 15/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (Nghị định số 29/2015/NĐ-CP). Tại Mục 2, Chương IV của Nghị định đã giao “Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và tổ chức thực hiện Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Nghị định này cũng quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
2.2. Xây dựng Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Thi hành Luật Công chứng năm 2014, ngày 02/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam với các mục tiêu xây dựng Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là đầu mối thống nhất về hoạt động tự quản nghề nghiệp của các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi cả nước và thực hiện các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, chất lượng hành nghề công chứng; tạo cơ sở pháp lý để tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát triển nghề công chứng, quản lý tổ chức, hoạt động công chứng trong điều kiện tiếp tục thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, bảo đảm nghề công chứng phát triển ổn định, bền vững và đại diện cho các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi cả nước trong hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định; thông tin, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ trong hành nghề công chứng giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm học hỏi kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh, vai trò của công chứng Việt Nam với bạn bè trong khu vực và quốc tế.
Về địa vị pháp lý, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam, đại diện cho các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP.
Hội viên của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam do Điều lệ Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam quy định.
Hoạt động của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tổ chức, hoạt động hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, để kiện toàn tổ chức, giúp Hiệp hội thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội trong việc đôn đốc thành lập Hội đối với các địa phương chưa thành lập Hội công chứng viên; tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng và sẽ bàn giao lại khi Hiệp hội có đủ khả năng để tự đảm đương.
2.3. Thành lập Hội công chứng viên tại các địa phương
Trên cơ sở các hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc của Bộ Tư pháp, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến nay đã có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước thành lập được Hội công chứng viên. Các Hội công chứng viên đã tích cực trong việc tự quản, tham gia vào những công việc ở địa phương cũng như một số sự kiện lớn của công chứng Việt Nam như gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, đăng cai tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 3 của Liên minh Công chứng Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Hội nghị lần thứ 3 của Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh Công chứng Quốc tế tại tỉnh Quảng Ninh, tham dự các hội nghị của Liên minh Công chứng Quốc tế...1. Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định: “Hội viên của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công chứng viên”. Do vậy, với việc thành lập các Hội công chứng viên tại các địa phương là cơ sở thực tiễn cho việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
3. Một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, ngày 01/8/2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1224/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Theo đó, để bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất và tập trung việc thực hiện các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) bao gồm đại diện Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, các cơ quan, tổ chức có liên quan; Ban vận động thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam để thực hiện các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất (Đại hội thành lập Hiệp hội). Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo lập Ban vận động khẩn trương tiến hành các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội, cụ thể:
Một là, soạn thảo Điều lệ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, văn bản quan trọng điều chỉnh toàn diện các quan hệ của tổ chức công chứng ở Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chế độ tự quản của các Hội công chứng viên, các công chứng viên trong phạm vi cả nước, góp phần xây dựng, phát triển nghề công chứng ở Việt Nam, xây dựng đội ngũ công chứng viên vững mạnh về nghiệp vụ chuyên môn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc soạn thảo Điều lệ, ngay sau khi được thành lập, Ban vận động đã khẩn trương tổ chức việc soạn thảo Điều lệ với tinh thần trách nhiệm cao. Trên cơ sở tập trung trí tuệ của các công chứng viên, Hội công chứng viên trong cả nước tại cuộc họp, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến về những nội dung quan trọng của dự thảo Điều lệ, Ban vận động đã tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Điều lệ báo cáo Ban Chỉ đạo cho ý kiến trước khi trình Đại hội.
Hai là, soạn thảo Báo cáo chính trị: Báo cáo chính trị trình Đại hội gồm các nội dung về quá trình hình thành và phát triển tổ chức, hoạt động công chứng ở Việt Nam; những nét cơ bản về tình hình tổ chức, hoạt động công chứng ở Việt Nam hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổ chức, hoạt động công chứng trong nhiệm kỳ đầu tiên. Báo cáo chính trị cũng đã được đưa ra lấy ý kiến tại các hội thảo, tọa đàm và nhận được ý kiến đóng góp chính thức của các công chứng viên.
Ba là, hướng dẫn các Hội công chứng viên tổ chức bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất, đóng góp ý kiến vào dự thảo Điều lệ và dự thảo Báo cáo chính trị.
Bốn là, công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội được thực hiện kỹ lưỡng trên nguyên tắc tập trung, dân chủ và công khai. Các thành viên Ban vận động đã lựa chọn và giới thiệu các công chứng viên tiêu biểu để tham gia danh sách ứng cử viên của Hội đồng công chứng viên toàn quốc; xây dựng dự thảo Quy chế bầu ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc nhiệm kỳ I, dự thảo Quy chế bầu ủy viên Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo khác của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam nhiệm kỳ I.
Năm là, Ban vận động đã xây dựng Đề án tổ chức Đại hội, Đề án nhân sự, Quy chế bầu ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam; chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức Đại hội; xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền để phục vụ Đại hội.
Hoàng Ngọc Lan
Cục Bổ trợ tư pháp
Cục Bổ trợ tư pháp
Tài liệu tham khảo:
[1]. Các Hội công chứng viên đã thành lập tính đến hết ngày 30/11/2017: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bắc Kạn, Bình Thuận, Hà Tĩnh, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Quảng Ninh, Nghệ An, Hậu Giang, Bến Tre, Cà Mau, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bình Định, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Hưng Yên, Thái Bình.
[1]. Các Hội công chứng viên đã thành lập tính đến hết ngày 30/11/2017: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bắc Kạn, Bình Thuận, Hà Tĩnh, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Quảng Ninh, Nghệ An, Hậu Giang, Bến Tre, Cà Mau, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bình Định, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Hưng Yên, Thái Bình.