Luật Hộ tịch được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực ngày 01/01/2016, cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công chức làm công tác đăng ký hộ tịch đã tạo điều kiện thuận lợi thực hiện quyền đăng ký hộ tịch của người dân, tăng cường hiệu quả, chất lượng đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, theo thống kê của Ngành Tư pháp, số lượng yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch trong những năm gần đây vẫn có chiều hướng tăng, thậm chí có giai đoạn, có nơi còn tăng đột biến. Ngoài yếu tố lịch sử[1] thì các sai sót dẫn đến phải thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch phần lớn là do nhiều người tự ý thêm bớt, sửa chữa thông tin cá nhân trên giấy tờ hộ tịch (kể cả giấy khai sinh); sử dụng tùy tiện chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của mình, sử dụng bản sao giấy tờ hộ tịch được cấp không đúng quy định. Bên cạnh đó, do quy định pháp luật có tính cải cách, đơn giản hóa nên qua kiểm tra, thanh tra đã phát hiện nhiều trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện thay đổi, cải chính hộ tịch chưa chặt chẽ, thiếu giấy tờ, tài liệu làm cơ sở chứng minh việc có sai sót khi đăng ký hộ tịch; cho phép thay đổi/cải chính hộ tịch nhằm mục đích hợp lý hóa hồ sơ, giấy tờ cá nhân...
Bài viết này, tác giả mong muốn tập trung làm rõ một số vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành để làm cơ sở đánh giá, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật hộ tịch, bảo đảm ở mức cao nhất quyền nhân thân của công dân, đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người dân và cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc thực hiện các yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch trong thời gian tới.
1. Pháp luật về cải chính hộ tịch chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, dễ xảy ra tình trạng giải quyết không thống nhất giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân
Thứ nhất, về căn cứ cải chính hộ tịch
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch năm 2014 thì cải chính hộ tịch là việc “chỉnh sửa thông tin cá nhân trong sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”.
Như vậy, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ thực hiện cải chính hộ tịch khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch. Sai sót có thể của người yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc của công chức làm công tác hộ tịch do cung cấp thông tin, ghi thông tin trong giấy tờ, sổ hộ tịch; có thể là sai sót về thông tin của chính người được cấp giấy tờ hộ tịch, cũng có thể là sai sót về thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký hộ tịch... Tuy nhiên, Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa có quy định cụ thể về “sai sót” được xác định là căn cứ để thực hiện cải chính hộ tịch, nên khi tiếp nhận yêu cầu cải chính hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch lúng túng vì phải chủ động xác định giấy tờ, tài liệu nào là căn cứ để cải chính hộ tịch, nhiều trường hợp phải tiến hành kiểm tra, xác minh trước khi giải quyết yêu cầu của người dân.
Thứ hai, việc thay đổi quy định pháp luật qua các thời kỳ dẫn đến tình trạng quê quán của con không trùng với quê quán của cha hoặc mẹ nhưng không có cơ sở để cải chính
Trong giai đoạn 1999 - 2006, theo hướng dẫn tại mẫu giấy tờ hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì mục quê quán trong giấy khai sinh, sổ đăng ký khai sinh được ghi theo nơi sinh trưởng của cha đẻ, nếu không rõ cha đẻ là ai thì theo nơi sinh trưởng của mẹ đẻ. Quy định pháp luật trong giai đoạn này dẫn đến nhiều trường hợp con và cha, mẹ không cùng quê quán với nhau, con sinh ra và lớn lên ở chính nơi là quê quán của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nhưng quê quán được ghi trong giấy tờ hộ tịch lại là một nơi hoàn toàn khác (do cha đẻ/mẹ đẻ có quê quán và nơi sinh khác nhau). Ví dụ: Quê quán của cha là Hà Tĩnh, con sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, nhưng thông tin quê quán ghi trên giấy khai sinh là “Quảng Bình”.
Đối với những trường hợp xác định quê quán theo nguyên tắc nêu trên, vấn đề phát sinh ở thời điểm hiện nay là, khi công dân có yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân, cơ quan công an đề nghị phải thực hiện cải chính thông tin quê quán trên giấy khai sinh để đảm bảo thống nhất với quê quán của cha, mẹ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014[2]. Như vậy, về nguyên tắc việc đăng ký khai sinh, xác định quê quán của con theo nơi sinh trưởng của cha là đúng hướng dẫn tại thời điểm đăng ký nên xác định là không có sai sót, không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính hộ tịch. Tuy nhiên, nếu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối cải chính cho những trường hợp này thì dẫn đến quê quán của con khác với quê quán của cha, mẹ; anh, chị, em cùng cha mẹ lại có quê quán khác nhau, gây khó khăn cho người dân khi sử dụng giấy tờ. Do đó, để bảo đảm thống nhất, thuận lợi cho người dân, trong thời gian tới cần xem xét bổ sung quy định hướng dẫn việc điều chỉnh (cải chính) quê quán theo hướng xác định thống nhất theo nguyên tắc xác định quê quán của Luật Hộ tịch.
Thứ ba, chưa có hướng dẫn về việc giải quyết yêu cầu cải chính thông tin trong giấy tờ hộ tịch của người chết
Hiện nay, trong nhiều quan hệ dân sự, đặc biệt là trong việc phân chia di sản thừa kế, nhiều người dân gặp khó khăn khi thông tin trên giấy khai sinh của người chết - người để lại di sản thừa kế có “sai lệch” so với các giấy tờ, hồ sơ cá nhân và giấy tờ liên quan đến tài sản, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định tài sản của người để lại di sản thừa kế cũng như quyền lợi của những người có liên quan (vợ/chồng/con/cha, mẹ đẻ). Trong khi đó, hiện nay pháp luật hộ tịch chưa có hướng dẫn về việc có được giải quyết yêu cầu cải chính thông tin trong giấy tờ hộ tịch của người chết hay không?.
Theo tinh thần Luật Hộ tịch năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành[3] thì người yêu cầu giải quyết các việc hộ tịch, trong đó có yêu cầu cải chính hộ tịch, được hiểu là người còn sống, quyền yêu cầu cải chính thông tin trong các giấy tờ hộ tịch là quyền nhân thân của cá nhân, vì vậy phải do chính cá nhân đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự. Như vậy, nếu theo đúng tinh thần như trên thì yêu cầu cải chính thông tin trên giấy tờ hộ tịch của người đã chết không có cơ sở thực hiện. Tuy nhiên, việc cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết yêu cầu đối với những trường hợp này ảnh hưởng đến việc xác định tài sản trong trường hợp người chết là chủ sở hữu, xác định mối quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người thừa kế, xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan... đặc biệt là phân chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất.
2. Nhiều nội dung có yêu cầu thay đổi hộ tịch nhưng chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết hoặc quy định về việc thay đổi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em
Một là, yêu cầu thay đổi quê quán
Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch bao gồm: Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự; thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hộ tịch thì những thông tin mà cha, mẹ thỏa thuận lựa chọn cho con khi đăng ký khai sinh như họ, chữ đệm, tên, dân tộc thì pháp luật đều có quy định cho phép thay đổi/xác định lại (trừ thông tin về quốc tịch chỉ có thể thay đổi theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam). Trong khi đó, thông tin về quê quán cũng là một trong những thông tin cá nhân mà Luật Hộ tịch cho phép cha, mẹ được thỏa thuận lựa chọn cho con khi đăng ký khai sinh nhưng Bộ luật Dân sự và Luật Hộ tịch không có quy định cho phép thay đổi, điều này là chưa hợp lý, chưa bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.
Do đó, đối với trường hợp người dân có yêu cầu thay đổi quê quán từ quê mẹ sang quê cha hoặc ngược lại để phù hợp phong tục, tập quán, tránh mâu thuẫn giữa cha, mẹ, gia đình hai bên (đặc biệt là trường hợp con không lấy quê quán của cha); thuận lợi cho việc đi học, lao động (một số doanh nghiệp không tuyển dụng lao động có quê tại một số tỉnh); không rõ nguồn gốc do gia đình đã thoát ly nhiều đời (đặc biệt là trường hợp có quê quán Trung Quốc); con ngoài giá thú đăng ký khai sinh xác định theo quê quán của mẹ, nay cha nhận con, muốn thay đổi quê quán của con theo quê quán của cha, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.
Hai là, việc thay đổi hộ tịch trên giấy khai sinh của con nuôi chưa thực sự bảo đảm quyền lợi của trẻ được cho làm con nuôi
Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, nếu có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 09 tuổi trở lên thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh (ĐKKS) cho trẻ em thu hồi giấy khai sinh và thực hiện lại việc ĐKKS với các thông tin mới về cha mẹ nuôi cho trẻ em; tại cột ghi chú của sổ ĐKKS phải ghi rõ là cha mẹ nuôi. Quy định này đáp ứng được yêu cầu về việc bảo đảm quyền lợi của trẻ em được xác định cha mẹ, đồng thời, cũng bảo vệ được bí mật trong quan hệ nhận nuôi con nuôi.
Tuy nhiên, pháp luật hộ tịch hiện hành không quy định việc thu hồi lại giấy khai sinh cũ và thực hiện việc ĐKKS lại với sự thay đổi phần khai về cha, mẹ của trẻ em (theo cha, mẹ nuôi). Trường hợp cha mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi phần khai về cha mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký thì thực hiện theo trình tự, thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch[4]. Sau khi thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch và được cấp trích lục thay đổi hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ ghi những nội dung thay đổi vào mặt sau giấy khai sinh[5]. Việc thực hiện quy định này có bất lợi là không bảo đảm giữ bí mật thông tin đối với trẻ em được nhận làm con nuôi, khi sử dụng bản chính giấy khai sinh với những thông tin về cha mẹ đẻ ghi ở mặt trước, thông tin về cha mẹ nuôi ghi ở mặt sau dễ dẫn đến tâm lý mặc cảm, tự ti của trẻ.
Ba là, quy định pháp luật hộ tịch và pháp luật dân sự chưa “theo kịp” để giải quyết nhu cầu chuyển đổi giới tính của cá nhân
Hiện nay, cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận nhiều yêu cầu thay đổi thông tin “Giới tính” trên giấy tờ hộ tịch (do công dân đã xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính). Tuy nhiên, Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về việc xác định lại giới tính không quy định việc chuyển đổi giới tính mà chỉ quy định việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác[6]. Trên cơ sở giấy chứng nhận y tế do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, xác nhận đương sự thuộc trường hợp xác định lại giới tính thì cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tiếp nhận và thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch việc xác định lại giới tính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014.
Trường hợp không phải xác định lại giới tính (không được cấp giấy chứng nhận y tế phù hợp), mà là chuyển đổi giới tính, thì sẽ chỉ được đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, “việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật”. Nhưng hiện nay, luật về chuyển đổi giới tính chưa được ban hành nên chưa có cơ sở pháp lý để công nhận và thực hiện việc chuyển đổi giới tính và đăng ký thay đổi hộ tịch. Do đó, trên thực tế những yêu cầu thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết.
Bốn là, không ít cơ quan, đơn vị có liên quan hiểu chưa đúng quy định pháp luật hộ tịch, yêu cầu cá nhân phải cải chính thông tin về quê quán trên giấy khai sinh do có sự điều chỉnh địa giới hành chính
Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: tại thời điểm đăng ký hộ tịch, nếu có sự thay đổi về địa danh hành chính thì phần ghi địa danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch được ghi theo địa danh hành chính đã được thay đổi; khi cấp bản sao trích lục hộ tịch, phần ghi địa danh hành chính trong bản sao trích lục hộ tịch phải theo đúng địa danh hành chính đã đăng ký trước đây. Trường hợp đăng ký lại khai sinh, tại thời điểm đăng ký lại, nếu địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây, thì xác định và ghi theo địa danh hành chính đã được thay đổi; việc thay đổi địa danh hành chính được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong sổ đăng ký khai sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi công dân yêu cầu cơ quan Công an điều chỉnh thông tin về quê quán trong chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu từ địa danh hành chính cũ trước đây thành địa danh hành chính hiện nay (Ví dụ: Vĩnh Phú thành Vĩnh Phúc hoặc Phú Thọ), thì cơ quan Công an không thực hiện mà yêu cầu công dân phải làm thủ tục cải chính thông tin về “quê quán” trong giấy khai sinh. Như vậy, theo quy định pháp luật hộ tịch, những trường hợp này cơ quan đăng ký hộ tịch không có cơ sở để tiếp nhận, giải quyết, do việc thay đổi địa danh hành chính là khách quan, không phải là sai sót khi đăng ký hộ tịch. Về nguyên tắc, cơ quan Công an có thẩm quyền căn cứ vào địa danh hành chính đã thay đổi trên thực tế để điều chỉnh thông tin về “quê quán” trong sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân theo nguyện vọng của công dân.
Năm là, quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người có yêu cầu
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch năm 2014 thì UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết việc bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (không phân biệt độ tuổi); đối với thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, UBND cấp xã chỉ giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi, UBND cấp huyện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước. Việc quy định thẩm quyền như trên căn cứ vào đối tượng, tính chất phức tạp của từng loại việc. Bổ sung hộ tịch là thủ tục đơn giản, chỉ căn cứ vào các giấy tờ của đương sự xuất trình để ghi bổ sung những thông tin còn thiếu vào mục tương ứng vào sổ, giấy tờ hộ tịch nên Luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Thực tế phát sinh trường hợp công dân trên 14 tuổi yêu cầu thực hiện đồng thời cả 03 thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch và theo đúng quy định thì họ sẽ thực hiện thủ tục thay đổi, cải chính tại UBND cấp huyện, thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch tại UBND cấp xã. Nhiều ý kiến cho rằng quy định trên chưa cải cách thủ tục hành chính, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, do vậy, cần bổ sung quy định UBND cấp huyện sẽ giải quyết cả 03 thủ tục trong trường hợp này.
Có thể thấy rằng, để hạn chế tình trạng yêu cầu cải chính, thay đổi hộ tịch gây ra sự xáo trộn về dữ liệu về hộ tịch, đã đến lúc mỗi công dân cần phải nhìn nhận vai trò quan trọng của những dữ liệu về hộ tịch để có ý thức ngay từ khi thiết lập các giấy tờ liên quan đến bản thân. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, nghiên cứu những bất cập, vướng mắc trên thực tế để có giải pháp phù hợp vừa đảm bảo nguyên tắc “giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc”, vừa đảm bảo tính lịch sử trong việc thiết lập các giấy tờ, thông tin hộ tịch trong thời kỳ trước.
[1]. Việc thiết lập thông tin hộ tịch giai đoạn trước đây do hạn chế về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, trình độ cán bộ làm công tác hộ tịch nên nhiều lúc, nhiều nơi còn có sự tùy tiện, để xảy ra sai sót.
[2]. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
[3]. Khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
[4]. Khoản 2 Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014.
[5]. Khoản 2 Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014
[6]. Điều 12 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định: Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.
Bài viết này, tác giả mong muốn tập trung làm rõ một số vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành để làm cơ sở đánh giá, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật hộ tịch, bảo đảm ở mức cao nhất quyền nhân thân của công dân, đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người dân và cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc thực hiện các yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch trong thời gian tới.
1. Pháp luật về cải chính hộ tịch chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, dễ xảy ra tình trạng giải quyết không thống nhất giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân
Thứ nhất, về căn cứ cải chính hộ tịch
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch năm 2014 thì cải chính hộ tịch là việc “chỉnh sửa thông tin cá nhân trong sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”.
Như vậy, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ thực hiện cải chính hộ tịch khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch. Sai sót có thể của người yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc của công chức làm công tác hộ tịch do cung cấp thông tin, ghi thông tin trong giấy tờ, sổ hộ tịch; có thể là sai sót về thông tin của chính người được cấp giấy tờ hộ tịch, cũng có thể là sai sót về thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký hộ tịch... Tuy nhiên, Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa có quy định cụ thể về “sai sót” được xác định là căn cứ để thực hiện cải chính hộ tịch, nên khi tiếp nhận yêu cầu cải chính hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch lúng túng vì phải chủ động xác định giấy tờ, tài liệu nào là căn cứ để cải chính hộ tịch, nhiều trường hợp phải tiến hành kiểm tra, xác minh trước khi giải quyết yêu cầu của người dân.
Thứ hai, việc thay đổi quy định pháp luật qua các thời kỳ dẫn đến tình trạng quê quán của con không trùng với quê quán của cha hoặc mẹ nhưng không có cơ sở để cải chính
Trong giai đoạn 1999 - 2006, theo hướng dẫn tại mẫu giấy tờ hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì mục quê quán trong giấy khai sinh, sổ đăng ký khai sinh được ghi theo nơi sinh trưởng của cha đẻ, nếu không rõ cha đẻ là ai thì theo nơi sinh trưởng của mẹ đẻ. Quy định pháp luật trong giai đoạn này dẫn đến nhiều trường hợp con và cha, mẹ không cùng quê quán với nhau, con sinh ra và lớn lên ở chính nơi là quê quán của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nhưng quê quán được ghi trong giấy tờ hộ tịch lại là một nơi hoàn toàn khác (do cha đẻ/mẹ đẻ có quê quán và nơi sinh khác nhau). Ví dụ: Quê quán của cha là Hà Tĩnh, con sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, nhưng thông tin quê quán ghi trên giấy khai sinh là “Quảng Bình”.
Đối với những trường hợp xác định quê quán theo nguyên tắc nêu trên, vấn đề phát sinh ở thời điểm hiện nay là, khi công dân có yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân, cơ quan công an đề nghị phải thực hiện cải chính thông tin quê quán trên giấy khai sinh để đảm bảo thống nhất với quê quán của cha, mẹ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014[2]. Như vậy, về nguyên tắc việc đăng ký khai sinh, xác định quê quán của con theo nơi sinh trưởng của cha là đúng hướng dẫn tại thời điểm đăng ký nên xác định là không có sai sót, không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính hộ tịch. Tuy nhiên, nếu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối cải chính cho những trường hợp này thì dẫn đến quê quán của con khác với quê quán của cha, mẹ; anh, chị, em cùng cha mẹ lại có quê quán khác nhau, gây khó khăn cho người dân khi sử dụng giấy tờ. Do đó, để bảo đảm thống nhất, thuận lợi cho người dân, trong thời gian tới cần xem xét bổ sung quy định hướng dẫn việc điều chỉnh (cải chính) quê quán theo hướng xác định thống nhất theo nguyên tắc xác định quê quán của Luật Hộ tịch.
Thứ ba, chưa có hướng dẫn về việc giải quyết yêu cầu cải chính thông tin trong giấy tờ hộ tịch của người chết
Hiện nay, trong nhiều quan hệ dân sự, đặc biệt là trong việc phân chia di sản thừa kế, nhiều người dân gặp khó khăn khi thông tin trên giấy khai sinh của người chết - người để lại di sản thừa kế có “sai lệch” so với các giấy tờ, hồ sơ cá nhân và giấy tờ liên quan đến tài sản, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định tài sản của người để lại di sản thừa kế cũng như quyền lợi của những người có liên quan (vợ/chồng/con/cha, mẹ đẻ). Trong khi đó, hiện nay pháp luật hộ tịch chưa có hướng dẫn về việc có được giải quyết yêu cầu cải chính thông tin trong giấy tờ hộ tịch của người chết hay không?.
Theo tinh thần Luật Hộ tịch năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành[3] thì người yêu cầu giải quyết các việc hộ tịch, trong đó có yêu cầu cải chính hộ tịch, được hiểu là người còn sống, quyền yêu cầu cải chính thông tin trong các giấy tờ hộ tịch là quyền nhân thân của cá nhân, vì vậy phải do chính cá nhân đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự. Như vậy, nếu theo đúng tinh thần như trên thì yêu cầu cải chính thông tin trên giấy tờ hộ tịch của người đã chết không có cơ sở thực hiện. Tuy nhiên, việc cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết yêu cầu đối với những trường hợp này ảnh hưởng đến việc xác định tài sản trong trường hợp người chết là chủ sở hữu, xác định mối quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người thừa kế, xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan... đặc biệt là phân chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất.
2. Nhiều nội dung có yêu cầu thay đổi hộ tịch nhưng chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết hoặc quy định về việc thay đổi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em
Một là, yêu cầu thay đổi quê quán
Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch bao gồm: Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự; thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hộ tịch thì những thông tin mà cha, mẹ thỏa thuận lựa chọn cho con khi đăng ký khai sinh như họ, chữ đệm, tên, dân tộc thì pháp luật đều có quy định cho phép thay đổi/xác định lại (trừ thông tin về quốc tịch chỉ có thể thay đổi theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam). Trong khi đó, thông tin về quê quán cũng là một trong những thông tin cá nhân mà Luật Hộ tịch cho phép cha, mẹ được thỏa thuận lựa chọn cho con khi đăng ký khai sinh nhưng Bộ luật Dân sự và Luật Hộ tịch không có quy định cho phép thay đổi, điều này là chưa hợp lý, chưa bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.
Do đó, đối với trường hợp người dân có yêu cầu thay đổi quê quán từ quê mẹ sang quê cha hoặc ngược lại để phù hợp phong tục, tập quán, tránh mâu thuẫn giữa cha, mẹ, gia đình hai bên (đặc biệt là trường hợp con không lấy quê quán của cha); thuận lợi cho việc đi học, lao động (một số doanh nghiệp không tuyển dụng lao động có quê tại một số tỉnh); không rõ nguồn gốc do gia đình đã thoát ly nhiều đời (đặc biệt là trường hợp có quê quán Trung Quốc); con ngoài giá thú đăng ký khai sinh xác định theo quê quán của mẹ, nay cha nhận con, muốn thay đổi quê quán của con theo quê quán của cha, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.
Hai là, việc thay đổi hộ tịch trên giấy khai sinh của con nuôi chưa thực sự bảo đảm quyền lợi của trẻ được cho làm con nuôi
Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, nếu có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 09 tuổi trở lên thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh (ĐKKS) cho trẻ em thu hồi giấy khai sinh và thực hiện lại việc ĐKKS với các thông tin mới về cha mẹ nuôi cho trẻ em; tại cột ghi chú của sổ ĐKKS phải ghi rõ là cha mẹ nuôi. Quy định này đáp ứng được yêu cầu về việc bảo đảm quyền lợi của trẻ em được xác định cha mẹ, đồng thời, cũng bảo vệ được bí mật trong quan hệ nhận nuôi con nuôi.
Tuy nhiên, pháp luật hộ tịch hiện hành không quy định việc thu hồi lại giấy khai sinh cũ và thực hiện việc ĐKKS lại với sự thay đổi phần khai về cha, mẹ của trẻ em (theo cha, mẹ nuôi). Trường hợp cha mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi phần khai về cha mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký thì thực hiện theo trình tự, thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch[4]. Sau khi thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch và được cấp trích lục thay đổi hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ ghi những nội dung thay đổi vào mặt sau giấy khai sinh[5]. Việc thực hiện quy định này có bất lợi là không bảo đảm giữ bí mật thông tin đối với trẻ em được nhận làm con nuôi, khi sử dụng bản chính giấy khai sinh với những thông tin về cha mẹ đẻ ghi ở mặt trước, thông tin về cha mẹ nuôi ghi ở mặt sau dễ dẫn đến tâm lý mặc cảm, tự ti của trẻ.
Ba là, quy định pháp luật hộ tịch và pháp luật dân sự chưa “theo kịp” để giải quyết nhu cầu chuyển đổi giới tính của cá nhân
Hiện nay, cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận nhiều yêu cầu thay đổi thông tin “Giới tính” trên giấy tờ hộ tịch (do công dân đã xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính). Tuy nhiên, Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về việc xác định lại giới tính không quy định việc chuyển đổi giới tính mà chỉ quy định việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác[6]. Trên cơ sở giấy chứng nhận y tế do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, xác nhận đương sự thuộc trường hợp xác định lại giới tính thì cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tiếp nhận và thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch việc xác định lại giới tính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014.
Trường hợp không phải xác định lại giới tính (không được cấp giấy chứng nhận y tế phù hợp), mà là chuyển đổi giới tính, thì sẽ chỉ được đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, “việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật”. Nhưng hiện nay, luật về chuyển đổi giới tính chưa được ban hành nên chưa có cơ sở pháp lý để công nhận và thực hiện việc chuyển đổi giới tính và đăng ký thay đổi hộ tịch. Do đó, trên thực tế những yêu cầu thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết.
Bốn là, không ít cơ quan, đơn vị có liên quan hiểu chưa đúng quy định pháp luật hộ tịch, yêu cầu cá nhân phải cải chính thông tin về quê quán trên giấy khai sinh do có sự điều chỉnh địa giới hành chính
Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: tại thời điểm đăng ký hộ tịch, nếu có sự thay đổi về địa danh hành chính thì phần ghi địa danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch được ghi theo địa danh hành chính đã được thay đổi; khi cấp bản sao trích lục hộ tịch, phần ghi địa danh hành chính trong bản sao trích lục hộ tịch phải theo đúng địa danh hành chính đã đăng ký trước đây. Trường hợp đăng ký lại khai sinh, tại thời điểm đăng ký lại, nếu địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây, thì xác định và ghi theo địa danh hành chính đã được thay đổi; việc thay đổi địa danh hành chính được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong sổ đăng ký khai sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi công dân yêu cầu cơ quan Công an điều chỉnh thông tin về quê quán trong chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu từ địa danh hành chính cũ trước đây thành địa danh hành chính hiện nay (Ví dụ: Vĩnh Phú thành Vĩnh Phúc hoặc Phú Thọ), thì cơ quan Công an không thực hiện mà yêu cầu công dân phải làm thủ tục cải chính thông tin về “quê quán” trong giấy khai sinh. Như vậy, theo quy định pháp luật hộ tịch, những trường hợp này cơ quan đăng ký hộ tịch không có cơ sở để tiếp nhận, giải quyết, do việc thay đổi địa danh hành chính là khách quan, không phải là sai sót khi đăng ký hộ tịch. Về nguyên tắc, cơ quan Công an có thẩm quyền căn cứ vào địa danh hành chính đã thay đổi trên thực tế để điều chỉnh thông tin về “quê quán” trong sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân theo nguyện vọng của công dân.
Năm là, quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người có yêu cầu
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch năm 2014 thì UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết việc bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (không phân biệt độ tuổi); đối với thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, UBND cấp xã chỉ giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi, UBND cấp huyện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước. Việc quy định thẩm quyền như trên căn cứ vào đối tượng, tính chất phức tạp của từng loại việc. Bổ sung hộ tịch là thủ tục đơn giản, chỉ căn cứ vào các giấy tờ của đương sự xuất trình để ghi bổ sung những thông tin còn thiếu vào mục tương ứng vào sổ, giấy tờ hộ tịch nên Luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Thực tế phát sinh trường hợp công dân trên 14 tuổi yêu cầu thực hiện đồng thời cả 03 thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch và theo đúng quy định thì họ sẽ thực hiện thủ tục thay đổi, cải chính tại UBND cấp huyện, thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch tại UBND cấp xã. Nhiều ý kiến cho rằng quy định trên chưa cải cách thủ tục hành chính, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, do vậy, cần bổ sung quy định UBND cấp huyện sẽ giải quyết cả 03 thủ tục trong trường hợp này.
Có thể thấy rằng, để hạn chế tình trạng yêu cầu cải chính, thay đổi hộ tịch gây ra sự xáo trộn về dữ liệu về hộ tịch, đã đến lúc mỗi công dân cần phải nhìn nhận vai trò quan trọng của những dữ liệu về hộ tịch để có ý thức ngay từ khi thiết lập các giấy tờ liên quan đến bản thân. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, nghiên cứu những bất cập, vướng mắc trên thực tế để có giải pháp phù hợp vừa đảm bảo nguyên tắc “giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc”, vừa đảm bảo tính lịch sử trong việc thiết lập các giấy tờ, thông tin hộ tịch trong thời kỳ trước.
ThS. Võ Thị Hạnh
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp
[1]. Việc thiết lập thông tin hộ tịch giai đoạn trước đây do hạn chế về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, trình độ cán bộ làm công tác hộ tịch nên nhiều lúc, nhiều nơi còn có sự tùy tiện, để xảy ra sai sót.
[2]. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
[3]. Khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
[4]. Khoản 2 Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014.
[5]. Khoản 2 Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014
[6]. Điều 12 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định: Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.