1. Sự tham gia của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật
Một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của Bộ Tư pháp là thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật[1]. Bên cạnh việc chủ trì xây dựng những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được phân công và ban hành thông tư theo thẩm quyền, Bộ Tư pháp còn thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Công chức trẻ Bộ Tư pháp, nhất là công chức của những đơn vị xây dựng pháp luật (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật) có nhiều cơ hội tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, góp ý, thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Các công chức trẻ có thể được phân công thực hiện nhiều hoạt động, công việc như:
Một là, tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nghiên cứu, tham mưu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà đơn vị công tác được phân công chủ trì thực hiện.
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo (ví dụ như: Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Luật sư, Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng, Luật Giám định tư pháp, Luật Thi hành án dân sự, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Thủ đô, Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật… và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành), các công chức trẻ thường được tham gia vào quá trình xây dựng văn bản từ giai đoạn “phôi thai” - nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản, đến các công đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Trong những công đoạn của quy trình xây dựng văn bản, công chức trẻ có thể được giao nghiên cứu những vấn đề bất cập thực tiễn để phát hiện những vướng mắc pháp lý cần giải quyết; rà soát quy định pháp luật có liên quan để phát hiện quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc khoảng trống pháp lý; nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật nước ngoài; tham gia tổ chức khảo sát thực tiễn, hội thảo, tọa đàm, cuộc họp cho ý kiến về nội dung dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
Hai là, tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị ý kiến góp ý, thẩm định đối với các hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Đây là hoạt động thường xuyên và trọng tâm của Bộ Tư pháp, trong đó, chức năng thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thẩm định và các tiêu chí thẩm định được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020). Số lượng các văn bản thẩm định hàng năm của Bộ Tư pháp là rất lớn, trách nhiệm thẩm định ngày càng nặng nề. Từ năm 2021 đến ngày 31/5/2023, Bộ Tư pháp đã thẩm định 533 dự án, dự thảo và 71 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật[2]. Công chức trẻ được giao tổ chức các cuộc họp hội đồng thẩm định hoặc hội đồng tư vấn thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến thẩm định, xây dựng dự thảo báo cáo thẩm định…
Ba là, công chức trẻ cũng được giao tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị ý kiến đối với các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương (ví dụ như: Nghiên cứu, tham mưu giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình phòng, chống đại dịch Covid-19); rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đề xuất các giải pháp, giải quyết vướng mắc, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật (ví dụ như: Tham gia giúp việc cho Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật; rà soát quy định pháp luật liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030).
Bên cạnh những nỗ lực, phấn đấu hàng ngày trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng công chức trẻ, Ban chấp hành Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để huy động sự tham gia và trí tuệ của công chức trẻ vào các sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước (như hoạt động tổ chức nghiên cứu, góp ý dự thảo Hiến pháp sửa đổi) và đóng góp ý kiến vào các dự án luật quan trọng, ví dụ như tổ chức diễn đàn “Phổ biến, lấy ý kiến thanh niên về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)[3], diễn đàn “Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi)”[4]… Những hoạt động mang tính chất chuyên môn của thanh niên Bộ Tư pháp cũng là một kênh hiệu quả để công chức trẻ được trau dồi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn, huy động sự tham gia của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong các sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước.
2. Một số nhận xét
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp nói chung và của từng đơn vị nói riêng, công chức trẻ Bộ Tư pháp có điều kiện tham gia nhiều hoạt động xây dựng pháp luật. Tùy theo năng lực, kinh nghiệm công tác mà công chức trẻ được phân công những nhiệm vụ, công việc phù hợp.
Các công việc chủ yếu mà công chức trẻ thường được giao là: Nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề cần giải quyết và nội dung chính sách được đề xuất; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về các vấn đề có liên quan; tham gia xây dựng một số văn bản trong hồ sơ văn bản (như tờ trình, báo cáo đánh giá tác động chính sách, báo cáo thực trạng pháp luật và thực tiễn, báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan…), tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm... Đối với những văn bản khó, phức tạp, công chức trẻ thường được giao chuẩn bị nội dung sơ thảo trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên hoặc của công chức có nhiều năm kinh nghiệm hơn. Đối với những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác chủ trì, công chức trẻ có thể được Bộ Tư pháp cử tham gia với vai trò là thành viên tổ biên tập (ví dụ như: Tổ biên tập xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
Quá trình tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là quá trình các công chức trẻ được trau dồi tư duy pháp lý, kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích, đánh giá tác động chính sách, kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng tổ chức cuộc họp, làm việc nhóm… Về cơ bản, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp rất quan tâm, chú trọng và tạo điều kiện để công chức trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ công chức trẻ đã có đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cơ quan, đơn vị, phối hợp và hỗ trợ hiệu quả trong việc triển khai các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị, của Bộ và Ngành Tư pháp, nhất là nhiệm vụ xây dựng, góp ý, thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Đội ngũ công chức trẻ có ưu điểm và lợi thế là năng động, sáng tạo; được tiếp cận với nguồn thông tin đa chiều; ham học hỏi; có nhiều cơ hội học tập, trau dồi, rèn luyện. Tuy nhiên, xuất phát từ tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên công chức trẻ có những hạn chế nhất định, ví dụ như: Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức thực tiễn, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được giao phụ trách, theo dõi; tầm nhìn thiếu bao quát, vĩ mô; khả năng phân tích, đánh giá tác động chính sách đôi khi chưa toàn diện và sâu sắc.
3. Kiến nghị giải pháp nhằm phát huy vai trò của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật
Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra mục tiêu xây dựng “hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán”. Ngày 14/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, trong đó nhấn mạnh quan điểm “siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Ban chấp hành Trung ương quy định về tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng và thi hành pháp luật.
Bối cảnh và yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đội ngũ công chức trẻ Bộ Tư pháp. Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, phát huy được thế mạnh của đội ngũ công chức trẻ, góp phần xây dựng nền tảng cho một thế hệ công chức bản lĩnh và trình độ cao của Bộ Tư pháp trong tương lai thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tác giả đề xuất 03 giải pháp chính sau đây:
Thứ nhất, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị của các công chức trẻ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức trẻ, phát huy truyền thống “truyền nghề” giữa các thế hệ cán bộ, công chức của Bộ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc sử dụng công chức trẻ, tạo điều kiện để công chức trẻ học hỏi qua thực tiễn công việc và phát huy được năng lực, sở trường; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, dân chủ, công bằng, văn minh, hiệu quả.
Thứ hai, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới phương pháp, nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Về vấn đề này, có thể nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để thiết kế các chương trình bồi dưỡng hiệu quả, thiết thực, có tính thực hành và ứng dụng cao. Ví dụ như: Tại Nhật Bản, Học viện Hành chính quốc gia có tổ chức khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho công chức lãnh đạo cấp phòng, trong đó nội dung trọng tâm là thực hành việc tổ chức thảo luận, thuyết trình về vấn đề chính sách và giải pháp hoàn thiện pháp luật; mỗi người tham gia cần chuẩn bị 03 vấn đề chính sách, với mỗi vấn đề cần xác định rõ bất cập thực tiễn, giải pháp chính sách và đánh giá tác động của các giải pháp để lựa chọn phương án tối ưu; trong mỗi phiên thảo luận, người tham gia phải thuyết trình về vấn đề của mình và lắng nghe ý kiến phản biện của những người tham gia. Quá trình này giúp rèn luyện tư duy và kỹ năng phân tích, phản biện chính sách của những người tham gia khóa bồi dưỡng.
Thứ ba, bản thân mỗi công chức trẻ cần nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hóa trong xây dựng pháp luật. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là những văn kiện có tính chiến lược (như Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết đại hội Đảng, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương) và các văn kiện mới ban hành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực pháp luật được giao phụ trách, theo dõi sẽ giúp công chức trẻ nâng cao chất lượng tham mưu, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, công chức trẻ cần lưu ý tiếp cận các thông tin chính thống và bảo đảm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bên cạnh đó, công chức trẻ cần không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện lời dạy của Bác về nêu cao gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”; thay đổi lề lối làm việc, bảo đảm khoa học, chuyên nghiệp, trách nhiệm; chủ động trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn; tích cực tham gia các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm trong quá trình theo dõi việc xây dựng, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tiếp cận đầy đủ, đa dạng các nguồn thông tin, kiến thức liên quan đến lĩnh vực pháp luật nói chung và văn bản cụ thể nói riêng… Quá trình tham mưu, chuẩn bị các ý kiến, văn bản để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, công chức trẻ cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, bám sát các nguyên tắc cơ bản của xây dựng pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.
Quá trình học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm là quá trình tích lũy bền bỉ, lâu dài, do đó, các công chức trẻ Bộ Tư pháp cần có quyết tâm cao, vượt qua những thử thách và áp lực công việc để đóng góp vào sự nghiệp chung của Bộ, Ngành Tư pháp, “góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn. Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn”[5].
ThS. Đỗ Thị Huệ
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp
[1]. Điều 1 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 29/11/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
[2]. Theo Báo cáo số 255/BC-BTP ngày 10/8/2023 của Bộ Tư pháp khái quát một số nội dung cơ bản về các nhóm vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
[3]. Huy động trí tuệ, đề cao trách nhiệm của thanh niên vào việc xây dựng dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=2366, truy cập ngày 10/10/2023.
[4]. Diễn đàn “Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi)”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-cac-to-chuc-chinh-tri-xh.aspx?ItemID=1506, truy cập ngày 10/10/2023.
[5]. Tạ Tự Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ngành Tư pháp Việt Nam, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=634, truy cập ngày 10/10/2023.
(Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Kỳ 2 (Số 391), tháng 10/2023)
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã đánh giá: “Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ bản; vai trò của pháp luật và việc thực thi pháp luật được chú trọng trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xã hội”, tuy nhiên, “hệ thống pháp luật còn một số bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra là “nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật”. Bài viết khái quát về sự tham gia của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong bối cảnh hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
1. Sự tham gia của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật
Một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của Bộ Tư pháp là thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật[1]. Bên cạnh việc chủ trì xây dựng những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được phân công và ban hành thông tư theo thẩm quyền, Bộ Tư pháp còn thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Công chức trẻ Bộ Tư pháp, nhất là công chức của những đơn vị xây dựng pháp luật (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật) có nhiều cơ hội tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, góp ý, thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Các công chức trẻ có thể được phân công thực hiện nhiều hoạt động, công việc như:
Một là, tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nghiên cứu, tham mưu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà đơn vị công tác được phân công chủ trì thực hiện.
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo (ví dụ như: Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Luật sư, Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng, Luật Giám định tư pháp, Luật Thi hành án dân sự, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Thủ đô, Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật… và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành), các công chức trẻ thường được tham gia vào quá trình xây dựng văn bản từ giai đoạn “phôi thai” - nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản, đến các công đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Trong những công đoạn của quy trình xây dựng văn bản, công chức trẻ có thể được giao nghiên cứu những vấn đề bất cập thực tiễn để phát hiện những vướng mắc pháp lý cần giải quyết; rà soát quy định pháp luật có liên quan để phát hiện quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc khoảng trống pháp lý; nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật nước ngoài; tham gia tổ chức khảo sát thực tiễn, hội thảo, tọa đàm, cuộc họp cho ý kiến về nội dung dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
Hai là, tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị ý kiến góp ý, thẩm định đối với các hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Đây là hoạt động thường xuyên và trọng tâm của Bộ Tư pháp, trong đó, chức năng thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thẩm định và các tiêu chí thẩm định được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020). Số lượng các văn bản thẩm định hàng năm của Bộ Tư pháp là rất lớn, trách nhiệm thẩm định ngày càng nặng nề. Từ năm 2021 đến ngày 31/5/2023, Bộ Tư pháp đã thẩm định 533 dự án, dự thảo và 71 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật[2]. Công chức trẻ được giao tổ chức các cuộc họp hội đồng thẩm định hoặc hội đồng tư vấn thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến thẩm định, xây dựng dự thảo báo cáo thẩm định…
Ba là, công chức trẻ cũng được giao tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị ý kiến đối với các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương (ví dụ như: Nghiên cứu, tham mưu giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình phòng, chống đại dịch Covid-19); rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đề xuất các giải pháp, giải quyết vướng mắc, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật (ví dụ như: Tham gia giúp việc cho Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật; rà soát quy định pháp luật liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030).
Bên cạnh những nỗ lực, phấn đấu hàng ngày trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng công chức trẻ, Ban chấp hành Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để huy động sự tham gia và trí tuệ của công chức trẻ vào các sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước (như hoạt động tổ chức nghiên cứu, góp ý dự thảo Hiến pháp sửa đổi) và đóng góp ý kiến vào các dự án luật quan trọng, ví dụ như tổ chức diễn đàn “Phổ biến, lấy ý kiến thanh niên về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)[3], diễn đàn “Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi)”[4]… Những hoạt động mang tính chất chuyên môn của thanh niên Bộ Tư pháp cũng là một kênh hiệu quả để công chức trẻ được trau dồi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn, huy động sự tham gia của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong các sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước.
2. Một số nhận xét
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp nói chung và của từng đơn vị nói riêng, công chức trẻ Bộ Tư pháp có điều kiện tham gia nhiều hoạt động xây dựng pháp luật. Tùy theo năng lực, kinh nghiệm công tác mà công chức trẻ được phân công những nhiệm vụ, công việc phù hợp.
Các công việc chủ yếu mà công chức trẻ thường được giao là: Nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề cần giải quyết và nội dung chính sách được đề xuất; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về các vấn đề có liên quan; tham gia xây dựng một số văn bản trong hồ sơ văn bản (như tờ trình, báo cáo đánh giá tác động chính sách, báo cáo thực trạng pháp luật và thực tiễn, báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan…), tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm... Đối với những văn bản khó, phức tạp, công chức trẻ thường được giao chuẩn bị nội dung sơ thảo trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên hoặc của công chức có nhiều năm kinh nghiệm hơn. Đối với những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác chủ trì, công chức trẻ có thể được Bộ Tư pháp cử tham gia với vai trò là thành viên tổ biên tập (ví dụ như: Tổ biên tập xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
Quá trình tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là quá trình các công chức trẻ được trau dồi tư duy pháp lý, kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích, đánh giá tác động chính sách, kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng tổ chức cuộc họp, làm việc nhóm… Về cơ bản, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp rất quan tâm, chú trọng và tạo điều kiện để công chức trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ công chức trẻ đã có đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cơ quan, đơn vị, phối hợp và hỗ trợ hiệu quả trong việc triển khai các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị, của Bộ và Ngành Tư pháp, nhất là nhiệm vụ xây dựng, góp ý, thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Đội ngũ công chức trẻ có ưu điểm và lợi thế là năng động, sáng tạo; được tiếp cận với nguồn thông tin đa chiều; ham học hỏi; có nhiều cơ hội học tập, trau dồi, rèn luyện. Tuy nhiên, xuất phát từ tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên công chức trẻ có những hạn chế nhất định, ví dụ như: Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức thực tiễn, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được giao phụ trách, theo dõi; tầm nhìn thiếu bao quát, vĩ mô; khả năng phân tích, đánh giá tác động chính sách đôi khi chưa toàn diện và sâu sắc.
3. Kiến nghị giải pháp nhằm phát huy vai trò của công chức trẻ Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật
Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra mục tiêu xây dựng “hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán”. Ngày 14/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, trong đó nhấn mạnh quan điểm “siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Ban chấp hành Trung ương quy định về tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng và thi hành pháp luật.
Bối cảnh và yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đội ngũ công chức trẻ Bộ Tư pháp. Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, phát huy được thế mạnh của đội ngũ công chức trẻ, góp phần xây dựng nền tảng cho một thế hệ công chức bản lĩnh và trình độ cao của Bộ Tư pháp trong tương lai thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tác giả đề xuất 03 giải pháp chính sau đây:
Thứ nhất, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị của các công chức trẻ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức trẻ, phát huy truyền thống “truyền nghề” giữa các thế hệ cán bộ, công chức của Bộ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc sử dụng công chức trẻ, tạo điều kiện để công chức trẻ học hỏi qua thực tiễn công việc và phát huy được năng lực, sở trường; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, dân chủ, công bằng, văn minh, hiệu quả.
Thứ hai, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới phương pháp, nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Về vấn đề này, có thể nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để thiết kế các chương trình bồi dưỡng hiệu quả, thiết thực, có tính thực hành và ứng dụng cao. Ví dụ như: Tại Nhật Bản, Học viện Hành chính quốc gia có tổ chức khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho công chức lãnh đạo cấp phòng, trong đó nội dung trọng tâm là thực hành việc tổ chức thảo luận, thuyết trình về vấn đề chính sách và giải pháp hoàn thiện pháp luật; mỗi người tham gia cần chuẩn bị 03 vấn đề chính sách, với mỗi vấn đề cần xác định rõ bất cập thực tiễn, giải pháp chính sách và đánh giá tác động của các giải pháp để lựa chọn phương án tối ưu; trong mỗi phiên thảo luận, người tham gia phải thuyết trình về vấn đề của mình và lắng nghe ý kiến phản biện của những người tham gia. Quá trình này giúp rèn luyện tư duy và kỹ năng phân tích, phản biện chính sách của những người tham gia khóa bồi dưỡng.
Thứ ba, bản thân mỗi công chức trẻ cần nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hóa trong xây dựng pháp luật. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là những văn kiện có tính chiến lược (như Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết đại hội Đảng, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương) và các văn kiện mới ban hành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực pháp luật được giao phụ trách, theo dõi sẽ giúp công chức trẻ nâng cao chất lượng tham mưu, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, công chức trẻ cần lưu ý tiếp cận các thông tin chính thống và bảo đảm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bên cạnh đó, công chức trẻ cần không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện lời dạy của Bác về nêu cao gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”; thay đổi lề lối làm việc, bảo đảm khoa học, chuyên nghiệp, trách nhiệm; chủ động trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn; tích cực tham gia các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm trong quá trình theo dõi việc xây dựng, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tiếp cận đầy đủ, đa dạng các nguồn thông tin, kiến thức liên quan đến lĩnh vực pháp luật nói chung và văn bản cụ thể nói riêng… Quá trình tham mưu, chuẩn bị các ý kiến, văn bản để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, công chức trẻ cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, bám sát các nguyên tắc cơ bản của xây dựng pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.
Quá trình học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm là quá trình tích lũy bền bỉ, lâu dài, do đó, các công chức trẻ Bộ Tư pháp cần có quyết tâm cao, vượt qua những thử thách và áp lực công việc để đóng góp vào sự nghiệp chung của Bộ, Ngành Tư pháp, “góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn. Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn”[5].
ThS. Đỗ Thị Huệ
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp
[1]. Điều 1 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 29/11/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
[2]. Theo Báo cáo số 255/BC-BTP ngày 10/8/2023 của Bộ Tư pháp khái quát một số nội dung cơ bản về các nhóm vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
[3]. Huy động trí tuệ, đề cao trách nhiệm của thanh niên vào việc xây dựng dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=2366, truy cập ngày 10/10/2023.
[4]. Diễn đàn “Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi)”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-cac-to-chuc-chinh-tri-xh.aspx?ItemID=1506, truy cập ngày 10/10/2023.
[5]. Tạ Tự Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ngành Tư pháp Việt Nam, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=634, truy cập ngày 10/10/2023.
(Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Kỳ 2 (Số 391), tháng 10/2023)