Thứ bảy 12/07/2025 13:05
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Khẩn trương rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm không có khoảng trống liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ngày 12/12/2024, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã làm việc với các bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp về thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy theo Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 06/12/2024). Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng và đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng chủ trì buổi làm việc.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết, phạm vi thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy theo định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ rất rộng, thời gian thực hiện lại gấp rút. Vì vậy, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức buổi làm việc với các bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp để trao đổi, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện rà soát văn bản; bảo đảm việc thực hiện rà soát thống nhất, hiệu quả, chất lượng, đúng thời hạn theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật. Đây cũng là cuộc họp để các bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thông tin sơ bộ kết quả thực hiện rà soát văn bản của đơn vị mình; đồng thời, đề xuất phương án xử lý văn bản sau khi rà soát, trong đó cần làm rõ nhóm văn bản nào cần phải xử lý ngay, nhóm nào xử lý theo lộ trình.

Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Thu Giang, Trưởng Phòng Kiểm tra khối nội chính, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật giới thiệu tóm tắt nội dung hướng dẫn thực hiện rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, việc rà soát phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, chi tiết các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp tới phạm vi rà soát; đưa ra kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật và các giải pháp xử lý các vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm không có “khoảng trống” pháp luật trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy. Đối tượng rà soát văn bản là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực tính đến ngày 15/12/2024 chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng chí Trần Thu Giang cũng đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành rà soát như: quy định pháp luật liên quan đến tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; thẩm quyền thanh tra, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các chủ thể chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy; các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Đồng chí Trần Thu Giang, Trưởng phòng Kiểm tra khối nội chính, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phát biểu tại buổi làm việc.

Trên cơ sở xác định các nội dung quy định pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện phân tích, đánh giá các quy định pháp luật; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật và các giải pháp xử lý các vướng mắc liên quan đến thể chế để không tạo khoảng trống pháp luật sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trao đổi về thực hiện nhiệm vụ rà soát tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng, việc rà soát rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy theo định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ tại các bộ, cơ quan ngang bộ gặp nhiều khó khăn do khối lượng văn bản rà soát lớn, nhất là đối với bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện hợp nhất trong đợt này, thời gian thực hiện gấp rút. Vì vậy, các đại biểu đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ mong muốn Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ rà soát này.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Hồ Quang Huy đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp bám sát hướng dẫn về phạm vi, nội dung, cách thức thực hiện rà soát; khẩn trương thực hiện rà soát văn bản bảo đảm đúng tiến độ, thời hạn. Bộ Tư pháp, với đầu mối là Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

Mộc Miên

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên mới

Rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là những nội dung trọng tâm được trao đổi, thảo luận tại Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025” được Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức sáng ngày 04/7/2025. Đồng chí Trương Thế Côn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật chủ trì Hội thảo. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Thành phố Hà Nội, kết hợp trực tuyến với 135 điểm cầu trên toàn quốc.
Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025”

Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025”

Hội thảo dự kiến được Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức sáng ngày 04/7/2025 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025 (dự thảo Luật) đồng bộ, thống nhất, minh bạch, có tính khả thi cao, với mục tiêu bảo đảm các bản án, quyết định được thực thi hiệu quả; tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội...
Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần II

Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần II

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, của dân tộc, việc phát triển văn hóa tuân thủ pháp luật từ học đường không còn là một lựa chọn mà là một yêu cầu chiến lược bắt buộc. Chỉ khi những thế hệ trẻ được giáo dục từ sớm về quyền, nghĩa vụ, chuẩn mực và phương pháp ứng xử hợp pháp, xã hội mới hình thành được nền tảng bền vững để kiến tạo công bằng, thịnh trị và phát triển bền vững.
Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần I

Đổi mới giáo dục chính trị - pháp luật ở bậc phổ thông để xây dựng một nền văn hóa tuân thủ pháp luật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Phần I

Trong bài viết này chúng tôi muốn truyền tải đến người đọc các lát cắt là yếu tố mang tính nội hàm của văn hóa tuân thủ pháp luật, qua đó có các giải pháp để giáo dục pháp luật cho học sinh ở Việt Nam.
Bảo đảm đúng tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Bảo đảm đúng tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15

Ngày 26/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú làm việc với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị có liên quan về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tập trung xử lý những lĩnh vực mới phát sinh, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn và đang có “khoảng trống” pháp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tập trung xử lý những lĩnh vực mới phát sinh, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn và đang có “khoảng trống” pháp lý

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tại phiên họp toàn thể tại Hội trường Quốc hội sáng ngày 25/6/2025 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Với 435/435 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 100% đại biểu tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Kỹ năng thẩm định và lấy ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật về kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền (chiều ngày 24/6/2025).
Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trong bối cảnh mới

Sáng ngày 24/6/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam với nhiều quy định “mở”, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam với nhiều quy định “mở”, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Sáng 24/6/2025, với 416/416 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 100% đại biểu có mặt), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non nhằm bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Ngày 18/6/2025, đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội đồng thẩm định Hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non (dự thảo Nghị quyết).
Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi với chúng tôi về 28 nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 02 cấp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh:  Các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện hiệu quả việc phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện hiệu quả việc phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp

Theo Chương trình Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới). Chiều ngày 14/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo chuyên đề Nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp”. Nhân dịp này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng về một số thông tin và nội dung liên quan đến việc xây dựng và kế hoạch triển khai các nghị định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền nói chung và nghị định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp nói riêng.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động của chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới là điều cần thiết. Các địa phương sau sắp xếp đứng trước những yêu cầu cấp thiết về đổi mới, vận hành hiệu quả mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Bài viết đề xuất một số kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động chính quyền địa phương, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ trong bối cảnh mới.

Theo dõi chúng tôi trên:

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm
cong-ty-co-phan-loc-hoa-dau-binh-son