Trong hơn 12 năm qua kể từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được thông qua được thông qua, thể chế về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam không ngừng được sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước. Có thể thấy, xây dựng và hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính là công việc mang tính thường xuyên, liên tục và phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đầy đủ, vững chắc; bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; tiếp tục hội nhập quốc tế sâu, rộng, bảo đảm phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và đều hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Vì vậy, cơ quan, người có thẩm quyền cần thiết phải xem xét, đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng, toàn diện các yêu cầu này khi xây dựng, hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Yêu cầu của việc hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay” của TS. Trần Quốc Hoàn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới”, xuất bản năm 2024. Hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính là vấn đề khá rộng. Bài viết này làm rõ một số yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính mà trọng tâm là pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay.