Dưới góc độ pháp lý, tự nguyện thi hành án là một trong những biện pháp quan trọng, mang lại hiệu quả cao trong việc thi hành án dân sự, xuất phát từ phía các bên đương sự, nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự đã được bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ghi nhận thể hiện ý chí và sự mong muốn của các đương sự, mặt khác, tự nguyện thi hành án còn là một biện pháp của chấp hành viên được áp dụng trong quá trình thi hành án. Pháp luật thi hành án dân sự cũng quy định áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án của đương sự là một cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án.
Qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng các biện pháp đảm bảo việc thi hành án dân sự, tác giả Lê Thị Ngời với bài viết “Bàn về việc áp dụng viện pháp tự nguyện trong thi hành án dân sự” đã làm rõ khái niệm tự nguyện thi hành án, phân tích cụ thể vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án và trao đổi chi tiết về việc áp dụng biện pháp tự nguyện trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự.
Để tìm hiểu thêm về nội dung chi tiết của bài viết, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết này trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 5 (266) năm 2014.
Minh Minh