Trên cơ sở quy định tại Điều 127 Hiến pháp năm 1992: “…Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”, kế thừa Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và các văn bản pháp luật khác, ngày 20/6/2013, Luật Hòa giải ở cơ sở được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, bảo đảm bình đẳng giới được xác định là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở nhằm góp phần quan trọng vào việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống xã hội, đồng thời, góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu vì bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình, giữ gìn sự hòa thuận, yên vui của mỗi gia đình, làng xóm, sự hòa hợp của cộng đồng, dân tộc, tạo nên nội lực phát triển của đất nước và sự tiến bộ của xã hội.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp theo quy định tại cộng đồng dân cư, trong đó phụ nữ, đặc biệt là các hòa giải viên nữ đã góp phần tích cực trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em, người yếu thế trong xã hội. Bài viết “Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở” của tác giả Trần Văn Quảng đã đề cập đến những nội dung chính: (i) Bảo đảm bình đẳng giới là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; (ii) Hòa giải ở cơ sở góp phần phòng, chống bạo lực giai đình, giải quyết kịp thời mâu thuẫn, tranh chấp trong hôn nhân và gia đình.
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật[1]
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích...
Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay cần quan tâm ở Hậu Giang
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là khâu đầu tiên của quá trình...
Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
Luật Đất đai năm 2024 ra đời đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương tại các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất. Trong đó có nội dung về nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân và phân cấp thẩm quyền quy định cho địa phương.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ
Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân...