Trong bài viết “Bộ luật Hình sự năm 2015 đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong phòng, chống tội phạm” tác giả Đỗ Thị Châu Anh và Đỗ Khắc Hưởng đã tập trung phân tích, bình luận xoay quanh 09 luận điểm chính, cụ thể: (i) Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân; (ii) Hình sự hóa hành vi tham gia vào nhóm tội phạm có tổ chức; (iii) Mở rộng phạm vi của tội rửa tiền; (iv) Hoàn thiện các quy định về tội buôn bán người theo quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp, trừng trị tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (năm 2000); (v) Mở rộng phạm vi chủ thể và đối tượng tác động của các tội phạm tham nhũng theo quy định của Công ước phòng, chống tham nhũng (năm 2003); (vi) Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo Công ước về quyền trẻ em (năm 1989); (vii) Hoàn thiện các quy định về các tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Công ước về thương mại quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (năm 1973 - Công ước CITES); (viii) Hoàn thiện quy định về tội phạm môi trường theo Công ước STOCKHOLM về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (năm 2001); (ix) Hoàn thiện các quy định về tội bức cung, dùng nhục hình theo quy định của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (năm 1984); (x) Nội luật hóa, hoàn thiện các quy định về tội phạm khủng bố theo các công ước quốc tế và Công ước ASEAN về chống khủng bố.
Độc giả quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc bài viết tại ấn phẩm “Bộ luật Hình sự năm 2015 với yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân và hội nhập quốc tế trong phòng, chống tội phạm” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.