Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung hết sức quan trọng của cải cách hành chính và có ý nghĩa đặc biệt trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đối với Ngành Tư pháp và trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, vấn đề cải cách thủ tục hành chính được đặt ra ngay từ khi xây dựng và ban hành Luật Lý lịch tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, với thủ tục hành chính được quy định tương đối phù hợp yêu cầu quản lý, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, giúp người dân thực hiện các quyền của mình, hỗ trợ tích cực hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy vậy, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới, Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối đã đặt ra nhu cầu cấp bách là xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó chứa đựng nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Trong quá trình thay đổi này, người dân, cơ quan, tổ chức mong muốn và đòi hỏi bộ máy hành chính cũng phải thực sự đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến và đơn giản hóa thủ tục hành chính bảo đảm thực sự thiết thực, hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch tư pháp trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh hiện nay là yêu cầu hết sức cần thiết. Đây cũng chính là mục đích hướng tới của bài viết “Cải cách thủ tục hành chính trong công tác lý lịch tư pháp” trong ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch tư pháp trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh hiện nay là yêu cầu hết sức cần thiết. Đây cũng chính là mục đích hướng tới của bài viết “Cải cách thủ tục hành chính trong công tác lý lịch tư pháp” trong ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!