Cũng như mọi lĩnh vực công tác khác, đối với công tác tư pháp nói chung và công tác hòa giải ở cơ sở nói riêng thì nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu, quyết định chất lượng, hiệu quả, thành công của công tác này. Muốn có hòa giải viên giỏi thì trước hết cần phải xây dựng được đội ngũ “thầy” giỏi, có đầy đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở. Vì vậy, việc xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ người “thầy” - tập huấn viên hòa giải ở cơ sở là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng từ nguồn cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật và các cá nhân khác đáp ứng tiêu chuẩn làm hòa giải viên ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Họ được coi là những “cỗ máy cái”, nhân tố nòng cốt có vai trò quyết định chất lượng tập huấn cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Một đội ngũ tập huấn viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng sẽ tổ chức tập huấn cho hàng nghìn hòa giải viên ở cơ sở trên khắp cả nước một cách thường xuyên, kịp thời. Các hòa giải viên ở cơ sở tham gia tập huấn sẽ được cập nhật kiến thức pháp luật mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tiến hành hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở trong tình hình mới.
Bài viết “Chú trọng công tác tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” của tác giả Nguyễn Kim Thoa tập trung vào 03 nội dung chính: (i) Một số kết quả trong công tác tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở thời gian qua; (ii) Một số khó khăn, hạn chế; (iii) Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho hòa giải viên ở cơ sở.
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật[1]
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích...
Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay cần quan tâm ở Hậu Giang
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là khâu đầu tiên của quá trình...
Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
Luật Đất đai năm 2024 ra đời đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương tại các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất. Trong đó có nội dung về nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân và phân cấp thẩm quyền quy định cho địa phương.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ
Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân...