1. Cơ chế tài trợ vốn dựa trên giá trị quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán và khoản phải thu trong chuỗi cung ứng
Trong cơ chế cấp vốn này, yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc xác lập quan hệ tín dụng là khả năng thu hồi khoản nợ theo hợp đồng của khách hàng được tài trợ vốn[2]. Chính vì vậy, để bảo vệ khoản vốn đã đầu tư, thông thường, bên cung ứng vốn sẽ thỏa thuận với khách hàng xác lập cơ chế bảo đảm khả năng thanh toán khoản vay thông qua việc sử dụng trực tiếp khoản tiền thu được từ khoản phải thu để trả nợ khoản vốn mà bên tài trợ đã ứng trước theo hình thức đối trừ giữa dư nợ cho vay và giá trị khoản phải thu. Trên phương diện đó, có thể nói, tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu là một dạng thức đặc biệt của hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Dưới giác độ nghiệp vụ kinh doanh, tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu có sự kết hợp giữa hai sản phẩm dịch vụ, đó là hoạt động cung ứng vốn và hoạt động thu hồi nợ từ khoản phải thu của khách hàng[3]. Trong đó, hoạt động thu hồi nợ từ khoản phải thu gắn liền và được thực hiện dựa trên cơ chế chuyển giao khoản phải thu từ khách hàng sang cho bên tài trợ vốn mà về pháp lý, căn cứ cho việc thực thi cơ chế này đó chính là hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, hay còn gọi là hợp đồng mua lại khoản phải thu.
2. Cơ chế pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu
2.1. Nghĩa vụ thanh toán trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được bảo đảm thực hiện theo cơ chế hợp đồng
Theo tiếp cận của Bộ luật Dân sự năm 2015, cơ chế pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được thực hiện theo nguyên tắc của pháp luật hợp đồng. Trong cơ chế tài trợ vốn này, giữa các bên không xác lập biện pháp bảo đảm bằng khoản phải thu mà xác lập trực tiếp hợp đồng chuyển giao khoản phải thu. Vì vậy, căn cứ pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của khách hàng trong cơ chế tài trợ vốn này là hợp đồng chuyển giao khoản phải thu chứ không phải biện pháp bảo đảm. Theo đó, khác với cơ chế cho vay có bảo đảm bằng thế chấp khoản phải thu trao cho bên nhận thế chấp quyền xử lý tài sản bảo đảm (là khoản phải thu) và sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm (là khoản phải thu) để thanh toán cho giá trị nghĩa vụ bị vi phạm[4], trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu trao cho bên nhận chuyển giao quyền được nhận số tiền trực tiếp từ khoản phải thu mà không phụ thuộc và căn cứ vào sự kiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên được tài trợ vốn.
Theo Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản (là khoản phải thu) của bên tài trợ vốn. Trên cơ sở hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, bên tài trợ vốn sẽ thực thi quyền đòi nợ từ khoản phải thu của khách hàng với tư cách là quyền của chủ sở hữu, hay nói cách khác, là quyền của chủ nợ mới (phát sinh từ thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao khoản phải thu), chứ không phải là quyền của bên nhận bảo đảm phát sinh từ việc xác lập biện pháp bảo đảm. Như vậy, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu là căn cứ để bên tài trợ vốn thay thế vị trí pháp lý của khách hàng thực hiện việc thu hồi nợ từ khoản phải thu khi đến hạn thanh toán chứ không phải là kết quả xử lý tài sản bảo đảm do có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của khách hàng theo Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015. Chính vì vậy, mặc dù không phải là biện pháp bảo đảm theo tiếp cận của Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng hợp đồng mua lại khoản phải thu có giá trị và chức năng bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của khách hàng. Về bản chất, lợi ích của bên cho vay trong cơ chế tài trợ vốn này đã được bảo đảm bằng chính giá trị khoản phải thu, cho dù giữa các bên không xác lập biện pháp bảo đảm.
2.2. Cơ sở pháp lý về chuyển giao khoản phải thu nhìn từ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về khái niệm khoản phải thu và chuyển giao khoản phải thu mà quy định về quyền đòi nợ[5], quyền yêu cầu và chuyển giao quyền yêu cầu. Trong lĩnh vực bao thanh toán, khoản phải thu được định nghĩa “là số tiền mà bên bán hàng có quyền nhận được từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”[6]. Về pháp lý, khái niệm quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán và khoản phải thu đều chứa đựng và phản ánh nội hàm quyền (của bên có quyền) yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền và các quyền này, về bản chất đều có và mang giá trị tiền tệ nên được định danh là quyền tài sản - một loại hình tài sản theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vì vậy, về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán và khoản phải thu đều dựa trên nền tảng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về chuyển giao quyền yêu cầu. Trên phương diện đó, việc thu hồi khoản vốn đã cung ứng trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng nói chung và về chuyển giao quyền yêu cầu nói riêng tại Mục 5 Chương XV Phần Thứ ba (quy định về nghĩa vụ và hợp đồng) từ Điều 365 đến Điều 369.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc chuyển giao khoản phải thu được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận giữa bên có quyền (bên chuyển giao) và người thế quyền (bên nhận chuyển giao), trừ trường hợp quyền yêu cầu đó là quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu[7]. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu mới[8] và người có nghĩa vụ trả nợ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
Như vậy, khác với việc thu hồi nợ dựa trên hoạt động xử lý tài sản bảo đảm căn cứ vào sự kiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán của khách hàng trong tài trợ vốn dựa trên việc xác lập biện pháp bảo đảm, ở cơ chế tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu, việc thu hồi nợ từ khoản phải thu được thực hiện khi khoản phải thu đến hạn thanh toán theo hợp đồng giữa khách hàng được tài trợ vốn với bên có nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Việc thu hồi nợ là nghiệp vụ kinh doanh thông thường của bên tài trợ vốn với tư cách là chủ nợ mới của khoản phải thu thông qua cơ chế đối trừ tuần hoàn giữa dư nợ cho vay và giá trị khoản phải thu[9] chứ không phải là hoạt động xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong cơ chế bảo đảm quyền thông qua xác lập biện pháp bảo đảm.
3. Cơ chế đăng ký hợp đồng chuyển giao khoản phải thu và xác lập quyền trên giá trị khoản phải thu
Theo Điều 5a Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2020/TT-BTP ngày 17/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), việc đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các bên nhằm công khai hóa thông tin. Trên thực tiễn có thể phát sinh tình huống, khách hàng vừa xác lập hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, vừa xác lập biện pháp thế chấp khoản phải thu cho bên thứ ba. Vấn đề đặt ra là, giải quyết mối quan hệ quyền và lợi ích giữa bên nhận chuyển giao với bên nhận thế chấp đối với giá trị khoản phải thu như thế nào. Về mặt pháp lý, vì hợp đồng chuyển giao khoản phải thu không phải là biện pháp bảo đảm nên Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015 không giải quyết vấn đề về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận chuyển giao khoản phải thu và bên nhận thế chấp khoản phải thu. Trong tiếp cận chung đó, đăng ký không phải là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận chuyển giao khoản phải thu và bên nhận thế chấp khoản phải thu mà là căn cứ xác định tính ngay tình của bên xác lập quyền trên khoản phải thu. Trường hợp hợp đồng chuyển giao khoản phải thu được đăng ký trước thì bên nhận chuyển giao không phải có quyền ưu tiên trên giá trị khoản phải thu mà được quyền thụ hưởng khoản tiền thu được từ khoản phải thu của khách hàng trong phạm vi giá trị khoản vay đã cung ứng với tư cách là chủ sở hữu mới của khoản phải thu. Quyền này mang tính chất vật quyền (quyền có tính chất tuyệt đối và đương nhiên) nên không đặt ra vấn đề xác định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao (chủ sở hữu mới của khoản phải thu) với bên nhận thế chấp. Trong trường hợp này, bên nhận thế chấp buộc phải biết về sự tồn tại quyền của bên nhận chuyển giao trên giá trị khoản phải thu và trở thành người không ngay tình nếu nhận thế chấp sau khi hợp đồng chuyển giao khoản phải thu được đăng ký. Trong chiều ngược lại, trường hợp biện pháp thế chấp khoản phải thu được đăng ký trước, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu có nguy cơ bị vô hiệu nếu việc chuyển giao không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên nhận chuyển giao trở thành người không ngay tình và phải tôn trọng quyền của bên nhận thế chấp trên giá trị khoản phải thu. Trong trường hợp này, nếu bên có nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu chuyển tiền cho bên nhận chuyển giao thì bên nhận thế chấp được quyền truy đòi tài sản thế chấp theo Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 7 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu, để bảo đảm thu hồi dòng tiền đã giải ngân và thu được khoản lợi nhuận từ việc tài trợ vốn, bên cho vay sẽ phải phân tích giá trị khoản phải thu và xác định tỷ lệ cho vay phù hợp và an toàn[10]. Bên cạnh đó, để tạo cơ chế pháp lý cho việc dùng chính dòng tiền thu được từ khoản phải thu để trừ vào dư nợ của khoản vay, bên cho vay sẽ phải thỏa thuận với khách hàng xác lập hợp đồng chuyển giao khoản phải thu nhằm thiết lập một công cụ pháp lý kiểm soát dòng tiền thanh toán của khách hàng và để thay khách hàng thực hiện việc thu nợ từ các khoản phải thu trong chuỗi cung ứng, đồng thời, bên cho vay cần thực hiện đăng ký nhằm công khai quyền và bảo vệ quyền đã được xác lập trên giá trị khoản phải thu trước bên thứ ba. Về pháp lý, nghĩa vụ thanh toán của bên vay trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được bảo đảm thực hiện theo cơ chế hợp đồng và theo nguyên tắc thực thi thỏa thuận trong hợp đồng. Với việc xác lập hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, bên tài trợ vốn sẽ thay thế khách hàng trở thành chủ nợ mới của khoản phải thu và được bảo vệ quyền đòi nợ đối với khoản phải thu theo cơ chế bảo vệ quyền của chủ sở hữu chứ không phải theo cơ chế bảo vệ quyền của bên nhận bảo đảm. Dưới giác độ này, trong chừng mực nhất định, quyền của bên tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được bảo đảm cao hơn so với bên tài trợ vốn dựa trên việc xác lập biện pháp thế chấp khoản phải thu. Chính vì vậy, như tác giả đã đề cập, mặc dù hợp đồng chuyển giao khoản phải thu không phải là một biện pháp bảo đảm theo tiếp cận của Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng lợi ích của bên nhận chuyển giao khoản phải thu vẫn được bảo đảm. Điều này cho thấy vai trò và chức năng pháp lý rất quan trọng của hợp đồng chuyển giao khoản phải thu trong việc giúp bên cung ứng bảo đảm an toàn cho khoản vốn đã tài trợ và có được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dựa trên giá trị khoản phải thu.
[1]. Gregory F. Udell (2018), Tài trợ vốn dựa trên giá trị tài sản bảo đảm, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội, tr. 17.
[2]. Trong bài viết này, tác giả chỉ hướng đến phân tích các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng trong chuỗi cung ứng.
[3]. Gregory F. Udell (2018), sđd, tr. 170 - 171.
[4]. Tất nhiên, sẽ có trường hợp, bên nhận thế chấp được quyền nhận trực tiếp khoản tiền thu được từ khoản phải thu nếu các bên thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ nhưng việc nhận trực tiếp khoản phải thu trong tình huống này chỉ xảy ra khi có căn cứ quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[5]. Khoản 2 Điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[6]. Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[7]. Khoản 1 Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[8]. Khoản 2 Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[9]. Gregory F. Udell (2018), sđd, tr. 6.
[10]. Gregory. F. Udell ( 2018), sđd, tr. 123.
Trong cơ chế cấp vốn này, yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc xác lập quan hệ tín dụng là khả năng thu hồi khoản nợ theo hợp đồng của khách hàng được tài trợ vốn[2]. Chính vì vậy, để bảo vệ khoản vốn đã đầu tư, thông thường, bên cung ứng vốn sẽ thỏa thuận với khách hàng xác lập cơ chế bảo đảm khả năng thanh toán khoản vay thông qua việc sử dụng trực tiếp khoản tiền thu được từ khoản phải thu để trả nợ khoản vốn mà bên tài trợ đã ứng trước theo hình thức đối trừ giữa dư nợ cho vay và giá trị khoản phải thu. Trên phương diện đó, có thể nói, tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu là một dạng thức đặc biệt của hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Dưới giác độ nghiệp vụ kinh doanh, tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu có sự kết hợp giữa hai sản phẩm dịch vụ, đó là hoạt động cung ứng vốn và hoạt động thu hồi nợ từ khoản phải thu của khách hàng[3]. Trong đó, hoạt động thu hồi nợ từ khoản phải thu gắn liền và được thực hiện dựa trên cơ chế chuyển giao khoản phải thu từ khách hàng sang cho bên tài trợ vốn mà về pháp lý, căn cứ cho việc thực thi cơ chế này đó chính là hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, hay còn gọi là hợp đồng mua lại khoản phải thu.
2. Cơ chế pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu
2.1. Nghĩa vụ thanh toán trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được bảo đảm thực hiện theo cơ chế hợp đồng
Theo tiếp cận của Bộ luật Dân sự năm 2015, cơ chế pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được thực hiện theo nguyên tắc của pháp luật hợp đồng. Trong cơ chế tài trợ vốn này, giữa các bên không xác lập biện pháp bảo đảm bằng khoản phải thu mà xác lập trực tiếp hợp đồng chuyển giao khoản phải thu. Vì vậy, căn cứ pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của khách hàng trong cơ chế tài trợ vốn này là hợp đồng chuyển giao khoản phải thu chứ không phải biện pháp bảo đảm. Theo đó, khác với cơ chế cho vay có bảo đảm bằng thế chấp khoản phải thu trao cho bên nhận thế chấp quyền xử lý tài sản bảo đảm (là khoản phải thu) và sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm (là khoản phải thu) để thanh toán cho giá trị nghĩa vụ bị vi phạm[4], trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu trao cho bên nhận chuyển giao quyền được nhận số tiền trực tiếp từ khoản phải thu mà không phụ thuộc và căn cứ vào sự kiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên được tài trợ vốn.
Theo Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản (là khoản phải thu) của bên tài trợ vốn. Trên cơ sở hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, bên tài trợ vốn sẽ thực thi quyền đòi nợ từ khoản phải thu của khách hàng với tư cách là quyền của chủ sở hữu, hay nói cách khác, là quyền của chủ nợ mới (phát sinh từ thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao khoản phải thu), chứ không phải là quyền của bên nhận bảo đảm phát sinh từ việc xác lập biện pháp bảo đảm. Như vậy, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu là căn cứ để bên tài trợ vốn thay thế vị trí pháp lý của khách hàng thực hiện việc thu hồi nợ từ khoản phải thu khi đến hạn thanh toán chứ không phải là kết quả xử lý tài sản bảo đảm do có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của khách hàng theo Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015. Chính vì vậy, mặc dù không phải là biện pháp bảo đảm theo tiếp cận của Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng hợp đồng mua lại khoản phải thu có giá trị và chức năng bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của khách hàng. Về bản chất, lợi ích của bên cho vay trong cơ chế tài trợ vốn này đã được bảo đảm bằng chính giá trị khoản phải thu, cho dù giữa các bên không xác lập biện pháp bảo đảm.
2.2. Cơ sở pháp lý về chuyển giao khoản phải thu nhìn từ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về khái niệm khoản phải thu và chuyển giao khoản phải thu mà quy định về quyền đòi nợ[5], quyền yêu cầu và chuyển giao quyền yêu cầu. Trong lĩnh vực bao thanh toán, khoản phải thu được định nghĩa “là số tiền mà bên bán hàng có quyền nhận được từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”[6]. Về pháp lý, khái niệm quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán và khoản phải thu đều chứa đựng và phản ánh nội hàm quyền (của bên có quyền) yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền và các quyền này, về bản chất đều có và mang giá trị tiền tệ nên được định danh là quyền tài sản - một loại hình tài sản theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vì vậy, về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán và khoản phải thu đều dựa trên nền tảng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về chuyển giao quyền yêu cầu. Trên phương diện đó, việc thu hồi khoản vốn đã cung ứng trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng nói chung và về chuyển giao quyền yêu cầu nói riêng tại Mục 5 Chương XV Phần Thứ ba (quy định về nghĩa vụ và hợp đồng) từ Điều 365 đến Điều 369.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc chuyển giao khoản phải thu được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận giữa bên có quyền (bên chuyển giao) và người thế quyền (bên nhận chuyển giao), trừ trường hợp quyền yêu cầu đó là quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu[7]. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu mới[8] và người có nghĩa vụ trả nợ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
Như vậy, khác với việc thu hồi nợ dựa trên hoạt động xử lý tài sản bảo đảm căn cứ vào sự kiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán của khách hàng trong tài trợ vốn dựa trên việc xác lập biện pháp bảo đảm, ở cơ chế tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu, việc thu hồi nợ từ khoản phải thu được thực hiện khi khoản phải thu đến hạn thanh toán theo hợp đồng giữa khách hàng được tài trợ vốn với bên có nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Việc thu hồi nợ là nghiệp vụ kinh doanh thông thường của bên tài trợ vốn với tư cách là chủ nợ mới của khoản phải thu thông qua cơ chế đối trừ tuần hoàn giữa dư nợ cho vay và giá trị khoản phải thu[9] chứ không phải là hoạt động xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong cơ chế bảo đảm quyền thông qua xác lập biện pháp bảo đảm.
3. Cơ chế đăng ký hợp đồng chuyển giao khoản phải thu và xác lập quyền trên giá trị khoản phải thu
Theo Điều 5a Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2020/TT-BTP ngày 17/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), việc đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các bên nhằm công khai hóa thông tin. Trên thực tiễn có thể phát sinh tình huống, khách hàng vừa xác lập hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, vừa xác lập biện pháp thế chấp khoản phải thu cho bên thứ ba. Vấn đề đặt ra là, giải quyết mối quan hệ quyền và lợi ích giữa bên nhận chuyển giao với bên nhận thế chấp đối với giá trị khoản phải thu như thế nào. Về mặt pháp lý, vì hợp đồng chuyển giao khoản phải thu không phải là biện pháp bảo đảm nên Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015 không giải quyết vấn đề về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận chuyển giao khoản phải thu và bên nhận thế chấp khoản phải thu. Trong tiếp cận chung đó, đăng ký không phải là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận chuyển giao khoản phải thu và bên nhận thế chấp khoản phải thu mà là căn cứ xác định tính ngay tình của bên xác lập quyền trên khoản phải thu. Trường hợp hợp đồng chuyển giao khoản phải thu được đăng ký trước thì bên nhận chuyển giao không phải có quyền ưu tiên trên giá trị khoản phải thu mà được quyền thụ hưởng khoản tiền thu được từ khoản phải thu của khách hàng trong phạm vi giá trị khoản vay đã cung ứng với tư cách là chủ sở hữu mới của khoản phải thu. Quyền này mang tính chất vật quyền (quyền có tính chất tuyệt đối và đương nhiên) nên không đặt ra vấn đề xác định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao (chủ sở hữu mới của khoản phải thu) với bên nhận thế chấp. Trong trường hợp này, bên nhận thế chấp buộc phải biết về sự tồn tại quyền của bên nhận chuyển giao trên giá trị khoản phải thu và trở thành người không ngay tình nếu nhận thế chấp sau khi hợp đồng chuyển giao khoản phải thu được đăng ký. Trong chiều ngược lại, trường hợp biện pháp thế chấp khoản phải thu được đăng ký trước, hợp đồng chuyển giao khoản phải thu có nguy cơ bị vô hiệu nếu việc chuyển giao không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên nhận chuyển giao trở thành người không ngay tình và phải tôn trọng quyền của bên nhận thế chấp trên giá trị khoản phải thu. Trong trường hợp này, nếu bên có nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu chuyển tiền cho bên nhận chuyển giao thì bên nhận thế chấp được quyền truy đòi tài sản thế chấp theo Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 7 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu, để bảo đảm thu hồi dòng tiền đã giải ngân và thu được khoản lợi nhuận từ việc tài trợ vốn, bên cho vay sẽ phải phân tích giá trị khoản phải thu và xác định tỷ lệ cho vay phù hợp và an toàn[10]. Bên cạnh đó, để tạo cơ chế pháp lý cho việc dùng chính dòng tiền thu được từ khoản phải thu để trừ vào dư nợ của khoản vay, bên cho vay sẽ phải thỏa thuận với khách hàng xác lập hợp đồng chuyển giao khoản phải thu nhằm thiết lập một công cụ pháp lý kiểm soát dòng tiền thanh toán của khách hàng và để thay khách hàng thực hiện việc thu nợ từ các khoản phải thu trong chuỗi cung ứng, đồng thời, bên cho vay cần thực hiện đăng ký nhằm công khai quyền và bảo vệ quyền đã được xác lập trên giá trị khoản phải thu trước bên thứ ba. Về pháp lý, nghĩa vụ thanh toán của bên vay trong tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được bảo đảm thực hiện theo cơ chế hợp đồng và theo nguyên tắc thực thi thỏa thuận trong hợp đồng. Với việc xác lập hợp đồng chuyển giao khoản phải thu, bên tài trợ vốn sẽ thay thế khách hàng trở thành chủ nợ mới của khoản phải thu và được bảo vệ quyền đòi nợ đối với khoản phải thu theo cơ chế bảo vệ quyền của chủ sở hữu chứ không phải theo cơ chế bảo vệ quyền của bên nhận bảo đảm. Dưới giác độ này, trong chừng mực nhất định, quyền của bên tài trợ vốn dựa trên giá trị khoản phải thu được bảo đảm cao hơn so với bên tài trợ vốn dựa trên việc xác lập biện pháp thế chấp khoản phải thu. Chính vì vậy, như tác giả đã đề cập, mặc dù hợp đồng chuyển giao khoản phải thu không phải là một biện pháp bảo đảm theo tiếp cận của Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng lợi ích của bên nhận chuyển giao khoản phải thu vẫn được bảo đảm. Điều này cho thấy vai trò và chức năng pháp lý rất quan trọng của hợp đồng chuyển giao khoản phải thu trong việc giúp bên cung ứng bảo đảm an toàn cho khoản vốn đã tài trợ và có được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dựa trên giá trị khoản phải thu.
TS. Nguyễn Quang Hương Trà
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp
[1]. Gregory F. Udell (2018), Tài trợ vốn dựa trên giá trị tài sản bảo đảm, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội, tr. 17.
[2]. Trong bài viết này, tác giả chỉ hướng đến phân tích các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng trong chuỗi cung ứng.
[3]. Gregory F. Udell (2018), sđd, tr. 170 - 171.
[4]. Tất nhiên, sẽ có trường hợp, bên nhận thế chấp được quyền nhận trực tiếp khoản tiền thu được từ khoản phải thu nếu các bên thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ nhưng việc nhận trực tiếp khoản phải thu trong tình huống này chỉ xảy ra khi có căn cứ quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[5]. Khoản 2 Điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[6]. Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[7]. Khoản 1 Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[8]. Khoản 2 Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[9]. Gregory F. Udell (2018), sđd, tr. 6.
[10]. Gregory. F. Udell ( 2018), sđd, tr. 123.