Sau 05 năm triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP, tình hình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có UBND, Chủ tịch UBND các cấp nhìn chung đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định. Theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nhiều địa phương, Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ tịch UBND là người đại diện theo ủy quyền đã đề cao trách nhiệm, trực tiếp tham gia tố tụng, góp phần giải quyết các vụ việc nhanh chóng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Có những địa phương, số lượng án hành chính lớn nhưng Chủ tịch UBND và người đại diện của UBND vẫn bố trí tham gia tố tụng nghiêm túc. Việc Chủ tịch UBND hoặc người đại diện của UBND tham gia đối thoại, tham gia phiên tòa giải quyết án hành chính đã tác động tích cực đến kết quả giải quyết vụ án hành chính.
Bài viết “Công tác phối hợp giữa hệ thống thi hành án dân sự với các cơ quan tư pháp trong tham mưu giúp Ủy ban nhân dân trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính” của tác giả Võ Thu Ba sẽ giúp bạn đọc hiểu về công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính; tình hình công tác phối hợp giữa hệ thống cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để tăng cường hiệu quả trong công tác này.
Bài viết này được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang “Công tác thi hành án hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2021.