Bảo lưu quyền sở hữu không phải là quy định mới mà đã được quy định từ Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ có một điều quy định trực tiếp về bảo lưu quyền sở hữu. Bảo lưu quyền sở hữu đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự Nqm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 dưới hình thức là quyền của bên bán phát sinh từ hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần và hợp đồng này phải được lập thành văn bản. Ngoài ra, bảo lưu quyền sở hữu lúc này mới chỉ dừng lại ở việc được Bộ luật Dân sự ghi nhận đây là quyền của bên bán mà chưa đề cập đến việc dùng quyền này như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và việc đăng ký quyền này như thế nào, hình thức thể hiện ra sao.
Bài viết “Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu và hướng hoàn thiện Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm” của tác giả Nguyễn Thị Hoa và Phạm Đức Huyên đã khái lược một số nội dung cơ bản về bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký bảo lưu quyền sở hữu, bên cạnh đó nêu lên một số khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về quy định này.
Bài viết được đăng trên ấn phẩm 200 trang “Xây dựng Nghị định